'Hiệu quả đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP.HCM chưa cao'

Nhàđầutư
"Hiệu quả đầu tư của các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) TP.HCM chưa cao về cơ cấu đầu tư, giá trị gia tăng của sản phẩm, hiệu quả sử dụng tài nguyên, thâm dụng lao động phổ thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa hoàn thiện", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhìn nhận.
VŨ PHẠM
15, Tháng 09, 2022 | 13:16

Nhàđầutư
"Hiệu quả đầu tư của các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) TP.HCM chưa cao về cơ cấu đầu tư, giá trị gia tăng của sản phẩm, hiệu quả sử dụng tài nguyên, thâm dụng lao động phổ thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa hoàn thiện", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhìn nhận.

Nội dung được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan thông tin tại Hội thảo "Phát triển KCN sinh thái tại Việt Nam: Chính sách và giải pháp thực hiện".

Cơ cấu đầu tư còn thấp

Theo đó, TP.HCM là một trong những nơi trọng điểm triển khai mô hình Khu công nghiệp (KCN) sinh thái trong những năm qua. Trong đó, có KCN Hiệp Phước được chọn tham gia dự án chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái.

Khởi đầu từ dự án xây dựng KCX Tân Thuận đầu tiên vào năm 1991, tiếp theo là KCX Linh Trung, rồi lần lượt hình thành các KCN ở các quận, huyện vùng ven, hiện, TP.HCM đã có 3 KCX và 14 KCN đang hoạt động, với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80%.

PCT-Vo-Van-Hoan

Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Vũ Phạm

Qua đánh giá toàn diện về 30 năm xây dựng và phát triển, các KCX, KCN TP.HCM về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra về mục tiêu thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội.

Theo ông Hoan, đến nay, các KCX, KCN TP.HCM đã thu hút được trên 12 tỷ USD vốn đầu tư, giải quyết việc làm cho hơn 276.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 8 tỷ USD, chiếm khoảng 21% kim ngạch xuất khẩu của Thành phố (trừ dầu thô). Thu ngân sách các doanh nghiệp (DN) trong các KCX, KCN hàng năm gần 50.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc phát triển KCX, KCN thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế. Đó là hiệu quả đầu tư của các KCX, KCN TP.HCM chưa cao về cơ cấu đầu tư, giá trị gia tăng của sản phẩm, hiệu quả sử dụng tài nguyên, thâm dụng lao động phổ thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa hoàn thiện.

Một số KCX, KCN đã hoạt động được một nửa chu kỳ hoạt động, đến năm 2041 và một số năm tiếp theo, sẽ có một số KCX, KCN bắt đầu hết thời hạn 50 năm thuê đất của Nhà nước; bản thân vùng không gian xung quanh một số KCX, KCN đã rất đông dân cư và là các đô thị phát triển. Thêm vào đó, bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay đang có nhiều chuyển biến mang tính bước ngoặt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa toàn cầu; kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế phát triển tất yếu.

Do đó, trong thời gian hoạt động còn lại, các KCX, KCN đang hoạt động cần có những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tính toán chuyển đổi mô hình các KCX, KCN này theo hướng hiệu quả hơn. Đồng thời, tìm quỹ đất quy hoạch KCN mới, xây dựng mô hình KCN phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của TP.HCM.

Định hướng ra sao?

Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan cho biết, UBND TP.HCM đã chỉ đạo và giao Ban quản lý các KCX&CN xây dựng hoàn thành đề án "Định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2040".

Các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã có nhiều ý kiến góp ý cho mô hình phát triển các KCX, KCN của TP.HCM, lộ trình, giải pháp cho việc chuyển đổi các KCX, KCN. Trong đó có nhiều ý kiến tập trung phát triển theo hướng khu công nghiệp sinh thái gắn với công nghệ cao, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo nhằm phát triển bền vững các KCX, KCN.

Đối với KCX, KCN hiện hữu, TP.HCM sẽ chuyển đổi theo chiều sâu, KCN sinh thái, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; chuyển dịch cơ cấu dự án trong KCN thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường.

Trong giai đoạn hiện nay, TP.HCM đang thí điểm chuyển đổi KCN Hiệp Phước thành KCN sinh thái theo dự án "Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" của Bộ KH&ĐT và UNIDO.

Đối với các KCN mới, TP.HCM định hướng phát triển theo các mô hình: KCN chuyên ngành, KCN sinh thái, KCN hỗ trợ, KCN công nghệ cao, KCN - đô thị - dịch vụ, được quy định tại Nghị định 35. TP.HCM sẽ thí điểm xây dựng mới 1 khu công nghiệp sinh thái ngay từ đầu, gắn với công nghiệp 4.0 trên cơ sở lợi thế, điều kiện và khả năng thực hiện.

Tuy vậy, thách thức lớn đối với TP.HCM khi chuyển các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái sẽ tốn kém chi phí tái cấu trúc cơ sở hạ tầng, chi phí doanh nghiệp nâng cấp công nghệ và thu hút dự án đầu tư theo tiêu chí. Ngoài ra, còn một số rào cản về chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đạt chứng nhận DN sinh thái, quy định pháp luật về môi trường trong việc tái sử dụng chất thải của DN... mà trong thời gian tới, nhà nước cần có những văn bản quy phạm pháp luật thật cụ thể, rõ ràng và mang tính đặc thù hơn.

"Mục tiêu đến năm 2030, TP.HCM là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại; phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu", ông Hoan nói và nhận định KCN Hiệp Phước sẽ là tiền đề để nhân rộng chuyển đổi các KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái tại TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ