Hiệp định EVFTA và 'bài toán' phục hồi hậu COVID-19

Nhàđầutư
EVFTA sẽ là cú hích đối với tăng trưởng của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu, qua đó tạo tiền đề để phục hồi kinh tế trong bối cảnh hậu COVID-19.
THANH TRẦN
25, Tháng 02, 2022 | 14:13

Nhàđầutư
EVFTA sẽ là cú hích đối với tăng trưởng của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu, qua đó tạo tiền đề để phục hồi kinh tế trong bối cảnh hậu COVID-19.

evfta-eu-vietnam-1030

Hiệp định EVFTA và 'bài toán' phục hồi hậu COVID-19.  Ảnh: Internet.

Ngày 25/2, trong khuôn khổ thực hiện đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sau đại dịch COVID-19 theo yêu cầu của Chính phủ, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Ai-Len tại Việt Nam và Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF), Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đã tổ chức hội thảo "Tác động của Hiệp định EVFTA sau đại dịch COVID-19 và các biện phó ứng phó phù hợp".

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: "Mặc dù đạt được những cải thiện nhất định kể từ khi EVFTA có hiệu lực, song kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU cũng đã giảm mạnh trong thời điểm COVID-19. Chính vì vậy, trên cơ sở theo yêu cầu của Chính phủ, chúng ta cần đánh giá lại tác động của hiệp định sau đại dịch đối với kinh tế, xã hội nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong bối cảnh mới".

Thứ trưởng Trần Duy Đông cũng lưu ý, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh dịch COVID, nhằm phát huy tối đa tác động tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực do các hiệp định mang lại.

Mở đầu hội thảo, TS John FitzGerald, Đại học Trinity College Dublin NCIF cho biết, đại dịch đã bộc lộ tính dễ tổn thương của các chuỗi cung ứng, buộc các doanh nghiệp, quốc gia phải đa dạng hóa nguồn cung. Cuộc khủng hoảng cũng tạo ra nhiều vấn đề cho vận tải và logistics, hay tăng thêm áp lực lạm phát.

Hiện tỷ lệ lạm phát của EU đang ở mức 5% do một loạt các yếu tố như: Giá năng lượng tăng mạnh, tiết kiệm dồn nén dẫn đến bùng nổ tiêu dùng, các vấn đề về chuỗi cung ứng cũng như từ một số tác động từ quá trình phi toàn cầu hóa.

"Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn, các đối tác tin cậy của EU, như Việt Nam đều được đánh giá rất cao", ông John nói.

Ông nhấn mạnh, thương mại hiện là một trong những trọng tâm giúp EU phục hồi sau dịch COVID-19. Trên cơ sở này, châu Âu sẽ tập trung vào khai thác, tận dụng tối đa các hiệp định thương mại với Nhật Bản, Canada, Việt Nam...

Tiến sĩ John FitzGerald cũng lưu ý, nếu không có sự gián đoạn lớn nào đối với EU từ tình hình Ukraine, nền kinh tế có thể trở lại nhịp độ bình thường vào năm 2024.

Trong dài hạn, nếu EU và Mỹ đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thì sẽ cần tăng thêm đầu tư từ 2-3% GDP mỗi năm. Điều này nếu xảy ra sẽ giúp tăng nhu cầu toàn cầu và chắc chắn, các đối tác tin cậy của EU như Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI cũng cho biết, trong thời gian sắp tới, vẫn còn nhiều thách thức mà các bên cần phải lưu ý. Hiện tại, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khi đó, tại châu Âu, COVID vẫn có những rủi ro nhất định.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang chịu những thách thức lớn khi chi phí logistics, nguyên vật liệu, xăng dầu leo thang khó lường. Đặc biệt, tình hình thế giới vẫn có nhiều thay đổi về chính trị, kinh tế.

Về phần mình, việc thúc đẩy năng lực, công nghiệp phụ trợ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp so với yêu cầu của EU, "chúng ta vẫn gặp khó trong một số vấn đề như thẻ vàng IUU, gỗ hợp pháp...".

Bà Trang lưu ý, trong bối cảnh hậu COVID, các yêu cầu của EU sẽ thay đổi theo hướng càng khắt khe hơn, đặc biệt là các yếu tố về môi trường, bền vững.

Tại hội thảo, ông Đặng Xuân Quang, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm tận dụng tối đa cơ hội của EVFTA, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi hậu COVID.

Theo đó, Chính phủ cần đẩy mạnh rà soát, tháo gỡ rào cản về thể chế, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, đáp ứng quy tắc xuất xứ, tháo gỡ khó khăn giúp các doanh nghiệp thuận lợi đổi mới công nghệ, nhằm phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, ông Quang cho biết, cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng thương hiệu, tăng cường cập nhật yêu cầu từ các nhà nhập khẩu EU cũng như sớm ban hành các quy chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng cam kết trong EVFTA.

Đối với lĩnh vực dệt may, da giày, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia nhấn mạnh, cần khẩn trương ổn định sản xuất, thực hiện hỗ trợ tuyển dụng lao động trở lại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất các nguyên phụ liệu, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may.

Đặc biệt, ông Quang cũng lưu ý việc sớm thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa nghệ thuật, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn, tăng cường kiểm tra giám sát và tổ chức thực hiện, đảm bảo thực hiện thống nhất quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí hợp lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ