Hiệp định CPTPP sẽ ký kết hôm nay (8/3): Việt Nam được hưởng lợi gì?

Nhàđầutư
Các nhà phân tích thương mại cho rằng thỏa thuận CPTPP khi không có Mỹ vẫn có tiềm năng đối với Việt Nam, nhất là khi cho phép đẩy mạnh mức độ tiến bộ kinh tế nhanh hơn nhiều so với các thỏa thuận khác, theo Nikkei.
HỒ MAI
08, Tháng 03, 2018 | 06:30

Nhàđầutư
Các nhà phân tích thương mại cho rằng thỏa thuận CPTPP khi không có Mỹ vẫn có tiềm năng đối với Việt Nam, nhất là khi cho phép đẩy mạnh mức độ tiến bộ kinh tế nhanh hơn nhiều so với các thỏa thuận khác, theo Nikkei.

Tờ Nikkei của Nhật Bản mở đầu bài viết 'TPP 11: How Asia took the lead in free trade' (Tạm dịch: TPP 11: Cách châu Á đi đầu trong thương mại tự do) đăng ngày 7/3/2018 bằng câu chuyện của ông Dương Ngọc Minh và thủy sản Hùng Vương. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Hùng Vương, được mệnh danh "vua" cá tra bởi vai trò của công ty trong việc tạo ra thị trường toàn cầu cho cá tra, một loại cá được biết đến với giá rẻ, thịt trắng và hương vị nhẹ.

Khi nhu cầu về hải sản của thế giới đã tăng lên trong những năm gần đây, công ty 15 tuổi của ông Minh trở thành nhà xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam.

Ông Minh, giống như doanh nhân khác trong ngành thuỷ sản của Việt Nam, ban đầu đã đặt hy vọng lớn vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), coi đây là một cách để tiếp cận thị trường Mỹ nhiều hơn. Nhưng sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận thương mại này vào tháng 1 năm ngoái, ông Minh buộc phải đánh giá lại những mong đợi của mình, Nikkei cho hay.

CPTPP

Thủy sản Hùng Vương vẫn kỳ vọng công ty vẫn sẽ được hưởng lợi từ hiệp định mới của TPP. Ảnh: Reuters 

Trong khi Mỹ vẫn sẽ là một thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng đối với thủy sản Hùng Vương nói riêng và Việt Nam nói chung, ông Minh nói rằng việc duy trì vị thế hiện tại của Hùng Vương sẽ là một thách thức, với chính sách thương mại "Nước Mỹ là trên hết" của ông Trump.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có sự tham gia của Mỹ, ông Minh cho rằng công ty của ông sẽ vẫn được hưởng lợi từ hiệp định mới của TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay còn được gọi là TPP 11.

Giá trị hàng hóa xuất khẩu của thủy sản Hùng Vương vào thị trường Nhật Bản, Canada và Australia đạt 20 triệu USD vào năm ngoái. Dù vậy, ông Minh vẫn kỳ vọng con số này sẽ tăng 30% sau khi thỏa thuận cuối cùng được ký giữa các quốc gia TPP 11 tại Santiago, Chile, ngày 8/3/2018 (tức khoảng rạng sáng ngày 9/3 theo giờ Việt Nam).

"Sự sụp đổ gần đây của TPP 12 là một đòn giáng vào Việt Nam", Nikkei nhận định. Việt Nam từng hy vọng sẽ tăng đáng kể xuất khẩu quần áo, giày dép và các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, cũng như Canada, Mexico và các nước khác trong quan hệ đối tác.

Với CPTPP, dự báo từ các chuyên gia kinh tế cho thấy, GDP của Việt Nam dự kiến chỉ tăng thêm 1,32%, trong khi với TPP khi có Mỹ là 6,7%. Xuất khẩu với CPTPP tăng thêm 4%, trong khi TPP là khoảng 15%. CPTPP làm tăng nhập khẩu 3,8%, còn TPP tăng nhập khẩu 10,5%.

Trước đó, với TPP có Mỹ, Bloomberg dẫn phân tích của các chuyên gia ở châu Á cho thấy, khi TPP có hiệu lực, Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi ước tính có tới 18.000 thuế quan các loại sẽ được gỡ bỏ tại 12 quốc gia thành viên. Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Obama. Xét cả về kinh tế và chính trị, quan hệ Việt – Mỹ đang ở mức độ nồng ấm nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc cách đây 40 năm.

Với TPP 12, thuế nhập khẩu vào Mỹ và Nhật Bản được cắt giảm sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt là dệt may. Hãng nghiên cứu Eurasia Group dự báo, xuất khẩu dệt may và da giày của Việt Nam có thể tăng 50% trong 10 năm nhờ TPP 12. Ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi nhờ việc hạ các loại thuế nhập khẩu đối với tôm, mực, cá ngừ... hiện đang ở mức trung bình từ 6,4% - 7,2% ở thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích thương mại cho rằng thỏa thuận CPTPP khi không có Mỹ vẫn có tiềm năng đối với Việt Nam, cho phép đẩy mạnh mức độ tiến bộ kinh tế nhanh hơn nhiều so với các thỏa thuận khác, theo Nikkei.

TPP

CPTPP sẽ được ký giữa các quốc gia TPP 11 tại Santiago, Chile, ngày 8/3/2018 (tức khoảng rạng sáng ngày 9/3 theo giờ Việt Nam). 

"Tuy nhiên, có lẽ điều quan trọng nhất đối với CPTPP không phải là chi tiết của hiệp định mà một thực tế là các thành viên còn lại có thể đạt được thỏa thuận mà không có Mỹ - quốc gia từ nhiều thập kỷ nay vốn là quốc gia hàng đầu thế giới về thương mại tự do", Nikkei đánh giá.

Khi 11 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam ký thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất trong vòng 25 năm, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm rung chuyển các thị trường toàn cầu bằng việc áp mức thuế cao đối với sản phẩm thép và nhôm.

Các quốc gia thành viên CPTPP, với dân số 500 triệu người, có GDP tổng cộng là 12,4 nghìn tỷ USD. Mặc dù con số này là rất lớn, chiếm 13,5% GDP toàn cầu, nhưng nó chỉ chiếm chưa tới một nửa so với 38,2% của TPP với sự tham gia của Mỹ.

Thoả thuận ban đầu của TPP đã được 12 quốc gia thành viên chấp thuận vào tháng 10/2015, trong đó có Mỹ. Khi Mỹ rút lui, thỏa thuận này bị mất cân bằng và sau đó đã được các quốc gia thành viên chỉnh sửa lại.

Các quốc gia thành viên còn lại của TPP muốn xóa bỏ điều khoản trong một số lĩnh vực mà Mỹ đã đẩy mạnh và giành được, bao gồm các cam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ. Do đó, khoảng 20 điều khoản mà Mỹ thúc đẩy đã "bị đóng băng" theo thỏa thuận mới sửa đổi. Trong số đó có đề xuất hoãn việc yêu cầu các nước thành viên thay đổi luật và thông lệ của mình bảo vệ 8 năm cho dữ liệu về thuốc sinh học thế hệ kế tiếp và cũng như không cần phải gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền 70 năm sau cái chết của tác giả.

CPTPP cũng thu hẹp phạm vi cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và nhà đầu tư để kiện chính phủ nước thành viên sở tại (nước tiếp nhận đầu tư).

Cụ thể, các công ty tư nhân có hợp đồng đầu tư với chính phủ sẽ không được phép sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và nhà đầu tư nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng giữa hai bên. Các công ty trong nước cũng không được sử dụng cơ chế này để kiện chính phủ nước đó nhưng có thể sử dụng để khởi kiện chính phủ một nước thành viên khác trong khối.

Deborah Kay Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại châu Á cho biết: "Chúng tôi chưa có một thỏa thuận nào kể từ khi có hiệp định NAFTA mà sâu sắc và rộng khắp như TPP. Một khi nó có hiệu lực, có thể là năm nay, tình hình kinh doanh, thương mại của các thành viên TPP sẽ có nhiều chuyển biến".

Vào giữa tháng 2, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo đã mô tả những lợi ích mà TPP 11 mang lại cho nền kinh tế quốc gia này. Nó sẽ mở ra 6 thị trường mới ở châu Á và cho phép Mexico tăng xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, bơ, cà chua và trái cây nhiệt đới.

Mexico không còn xa lạ với các thỏa thuận thương mại tự do, khi đã ký kết các thỏa thuận với 46 quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản. Nhưng TPP 11 là một cơ hội quan trọng để đất nước này thiết lập quan hệ thương mại với nhiều chính phủ mới, bao gồm Úc, New Zealand, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Các giao dịch thương mại hiện tại chủ yếu với các nước châu Mỹ và châu Âu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ