Hậu quả khôn lường nếu xảy ra chiến tranh lạnh Mỹ - Trung
Nếu Mỹ và Trung Quốc không thể giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay một cách có trách nhiệm, thế giới sẽ phải trả giá lớn vì sự thất bại của họ.
Vài năm trước, với tư cách là một đại biểu của phương Tây tới thăm Trung Quốc, tôi từng gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân. Chia sẻ với chúng tôi, ông Tập lập luận rằng Trung Quốc sẽ trỗi dậy trong hòa bình, và rằng các quốc gia khác như Mỹ, không cần lo lắng về "bẫy Thucydides". "Bẫy Thucydides" được đặt tên theo tên gọi của một sử gia Hy Lạp từng ghi chép lại nỗi sợ của Sparta trước cuộc chiến không thể tránh khỏi giữa họ và người Athen.
Trong cuốn sách “Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?” được xuất bản vào năm 2017, tác giả Graham Allison của Đại học Harvard cũng ghi chép lại 16 cuộc tranh chấp giữa một thế lực đã xuất hiện từ lâu và một thế lực mới nổi. Ông nhận thấy rằng có 12 trong số 16 mâu thuẫn đó gây ra chiến tranh.
Vì vậy, khi nói là những lời đó, ông Tập rõ ràng muốn chúng tôi tập trung vào 4 trường hợp còn lại.
Dù có những nhận thức khác nhau về "bẫy Thucydides" và việc lịch sử không có tính quyết định, Trung Quốc và Mỹ dường như đang rơi vào tình thế tương tự. Cuộc chiến thương mại giữa 2 quốc gia vẫn chưa có hồi kết nhưng có thể sẽ chuyển thành chiến tranh lạnh.
Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc đã khiến tình hình trở nên căng thẳng như hiện nay. Kể từ khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, Trung Quốc được hưởng lợi từ hệ thống giao thương và đầu tư toàn cầu nhưng lại không thực hiện các nghĩa vụ và tự do hóa nhiều khía cạnh.
Theo Mỹ, Trung Quốc hưởng lợi một cách không công bằng thông qua hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc, trợ cấp cho các công ty trong nước và sử dụng các công cụ khác của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc ngày càng trở nên độc đoán, biến nước này trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa Orwell (ý chỉ sự lừa gạt công khai, theo dõi ngầm và thao túng quá khứ bởi nhà nước toàn trị).
Về phần mình, người Trung Quốc nghi ngờ rằng mục đích thực sự của Mỹ là ngăn họ lớn mạnh hơn nữa hoặc tăng sức mạnh cũng như sự ảnh hưởng của họ ra thế giới. Theo quan điểm của người Trung Quốc, việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tìm cách mở rộng sự hiện diện trên trường quốc tế là điều hợp lý. Các lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ cho rằng cơ chế của họ đã giúp cải thiện phúc lợi của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, hơn nhiều với những gì mà hệ thống chính trị bế tắc của Mỹ có thể làm được.
Không cần biết lý luận bên nào thuyết phục hơn nhưng những căng thẳng liên quan tới kinh tế, thương mại, công nghệ và địa chính trị có lẽ là điều không thể tránh khỏi. Cuộc chiến thương mại giờ đây có thể sẽ gây ra sự thù địch nhau vĩnh viễn. Điều này được thể hiện trong Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Tổng thống Donald Trump, trong đó coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Mỹ trên mọi lĩnh vực.
Theo đó, Mỹ đang mạnh tay hạn chế dòng vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các lĩnh vực nhạy cảm, đồng thời theo đuổi các biện pháp nhằm đảm bảo sự thống trị của phương Tây trong các lĩnh vực chiến lược như trí tuệ nhân tạo và 5G. Washington nhấn mạnh với các đối tác và đồng minh về việc không tham gia vào Vành đai - Con đường, một trương trình lớn của Trung Quốc nhằm xây dựng các dự án hạ tầng trên khắp lục địa Á – Âu. Chính quyền của ông Trump cũng ra lệnh cho hải quân Mỹ tăng cường tuần tra tại vùng biển ở phía đông và nam Trung Quốc.
Hậu quả của một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đáng sợ hơn chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ngày xưa. Bởi, Liên Xô khi đó là một cường quốc đang suy tàn với mô hình kinh tế thất bại, còn Trung Quốc ngày nay sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và tiếp tục tăng trưởng hơn nữa. Hơn nữa, Mỹ và Liên Xô ít giao thương với nhau, trong khi Trung Quốc hoàn toàn tham gia vào hệ thống giao dịch và đầu tư toàn cầu, đặc biệt là với Mỹ.
Vì vậy, một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện có thể gây ra tình trạng phi toàn cầu hóa hoặc ít nhất là phân chia thế giới thành hai khối kinh tế không tương xứng. Trong cả hai trường hợp, việc giao thương hàng hóa, dịch vụ, dòng vốn, lao động, công nghệ và dữ liệu sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
Thế giới kỹ thuật số sẽ trở thành “splinternet”, tức là hệ thống mạng của phương Tây và Trung Quốc không kết nối với nhau. Trong bối cảnh Mỹ đang áp lệnh trừng phạt đối với ZTE và Huawei, Trung Quốc sẽ nhanh chóng tìm cách để đảm bảo rằng các công ty công nghệ lớn có thể tìm được nguồn cung đầu vào ngay tại thị trường trong nước, hoặc ít nhất từ các đối tác thương mại không phụ thuộc vào Mỹ.
Trong thế giới bị chia rẽ như vậy, Trung Quốc và Mỹ đều hy vọng các quốc gia khác sẽ chọn một phe để ủng hộ. Tuy nhiên, chính phủ của hầu hết quốc gia sẽ muốn duy trì mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với cả 2 quốc gia này.
Cuối cùng, nhiều đồng minh của Mỹ lại đang hợp tác về thương mại và đầu tư với Trung Quốc nhiều hơn với Mỹ. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế tương lai, nơi Trung Quốc và Mỹ đều kiểm soát việc tiếp cận với các công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo và 5G, các quốc gia khác sẽ không thể giữ lập trường trung lập. Mọi người sẽ phải chọn một bên và thế giới sẽ bước vào giai đoạn phi toàn cầu hóa kéo dài.
Dù có chuyện gì xảy ra, quan hệ Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ là một vấn đề địa chính trị quan trọng của thế kỷ 21. Một số tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, lý tưởng nhất là cả 2 quốc gia sẽ cố gắng xây dựng quan hệ, mở đường hợp tác ở một số lĩnh vực và cạnh tranh lành mạnh. Nếu được, Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo ra một trật tự thế giới mới dựa trên nhận thức rằng thế lực mới trỗi dậy cần phải được trao một vai trong trong việc hình thành quy tắc và thể chế toàn cầu.
Nếu quan hệ Mỹ - Trung đổ vỡ, tức là Mỹ cố gắng phá hoại sự phát triển của Trung Quốc và kìm hãm đà tăng trưởng của nước này, trong khi Trung Quốc vẫn tích cực tăng sức ảnh hưởng lên châu Á và toàn thế giới, một cuộc chiến tranh lạnh trên mọi phương diện sẽ xảy ra. Không loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến “nóng”. Trong thế kỷ 21 này, "bẫy Thucydides" sẽ nuốt chửng không chỉ Mỹ và Trung Quốc, mà là cả thế giới.
* Bài viết thể hiện quan điểm của Nouriel Roubini, một giáo sư của Viện Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York và CEO của Roubini Macro Associates. Ông từng là nhà kinh tế học cấp cao của Viện Quan hệ quốc tế tại Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Hiện ông làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Thế giới.
(Theo Ndh)
- Cùng chuyên mục
Bimico - vì đâu nên nỗi?
Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.
Tài chính - 19/11/2024 06:30
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường
Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 18/11/2024 11:16
Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn
Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.
Tài chính - 18/11/2024 10:15
Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ
Đô thị Kinh Bắc sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, giá không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Công ty có nhu cầu hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ.
Tài chính - 18/11/2024 06:30
Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings
Cổ phiếu GKM Holdings đã bị thao túng trong giai đoạn tăng nóng cuối 2021 và đầu 2022. Đây cũng là khoảng thời gian Chứng khoán APG gom mua thành cổ đông lớn.
Tài chính - 17/11/2024 14:15
LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm
Chia sẻ tại EGM năm 2024, lãnh đạo LPBank cho biết lợi nhuận ngân hàng 10 tháng đầu năm 2024 đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng tự tin sẽ vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao cho từ đầu năm.
Tài chính - 16/11/2024 17:09
Nhựa Đà Nẵng lãi trở lại trong quý III/2024
Sau thời gian thua lỗ, tình hình kinh doanh của CTCP Nhựa Đà Nẵng đã tích cực hơn trong quý III/2024 khi lợi nhuận sau thuế đạt 460,9 triệu đồng.
Tài chính - 16/11/2024 14:42
Chứng khoán liệu có tiếp tục giảm sâu?
Chuyên gia chứng khoán cho rằng xác suất thị trường chứng khoán giảm sâu trong các phiên tới khá thấp trừ khi xuất hiện các thông tin biến động bất ngờ về căng thẳng địa chính trị.
Tài chính - 16/11/2024 14:09
Lãnh đạo Bamboo Capital: Mảng năng lượng có nhiều tiến triển về chính sách
Lãnh đạo Bamboo Capital cho biết trong quý II và III mảng năng lượng tái tạo có chính sách như Nghị định 80 và Nghị định 135 mở ra nhiều cơ hội, song bất động sản còn chậm.
Tài chính - 16/11/2024 08:55
Ngân hàng nào đang huy động vốn kỳ hạn 6 tháng cao nhất hệ thống?
Tháng 11, Ngân hàng Bắc Á xếp vị trí đứng đầu trong việc huy động lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng. Ngân hàng này cũng đang là nơi áp dụng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng cao nhất trong hệ thống.
Tài chính - 16/11/2024 08:53
Cơ hội cho doanh nghiệp niêm yết mới
Sau một năm im ắng thương vụ IPO cũng như niêm yết mới, doanh nghiệp và các bên tư vấn đều kỳ vọng sẽ có những chuyển động tích cực trong năm 2025.
Tài chính - 16/11/2024 08:52
VN-Index tiếp đà rơi, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng
Thị trường chứng khoán trong nước kết phiên tuần tiếp tục giảm mạnh, trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư yếu và khối ngoại gia tăng cường độ bán ròng.
Tài chính - 15/11/2024 15:53
VCCI: Cần thiết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp
Theo VCCI việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tài chính - 15/11/2024 15:28
DXY lên mức cao nhất 1 năm, chứng khoán Việt về gần mốc 1.200
Tỷ giá tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, VN-Index mất hơn 27 điểm trong vòng 2 phiên và về gần mốc 1.200 điểm.
Tài chính - 15/11/2024 15:16
DRH Holdings buông KSB sau 8 năm ‘đeo bám’?
DRH Holdings đăng ký bán tiếp 2 triệu cổ phiếu KSB sau khi bán xong 3 triệu vào tháng 6. Cổ phiếu KSB hiện giảm về vùng 17.500 đồng/cp, thấp hơn giá mua bình quân của DRH Holdings.
Tài chính - 15/11/2024 13:52
Dự báo tác động chính sách của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam
Việc ông Donald Trump tái đắc cử và áp dụng các chính sách kinh tế bảo hộ đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tài chính - 15/11/2024 10:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 2 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago