Hàng 'made in China' không còn rẻ: Công nghệ lạc hậu của Trung Quốc sẽ ồ ạt sang Việt Nam?

Nhàđầutư
Tự động hóa đang khiến hàng "made in China" thậm chí đang đắt tương đương với hàng "made by robot", theo Bloomberg. Sự cạnh tranh gay gắt hơn sẽ buộc một số chủ nhà máy phải đầu tư nhiều hơn hoặc xem xét di chuyển ra nước ngoài.
HỒ MAI
29, Tháng 06, 2017 | 07:32

Nhàđầutư
Tự động hóa đang khiến hàng "made in China" thậm chí đang đắt tương đương với hàng "made by robot", theo Bloomberg. Sự cạnh tranh gay gắt hơn sẽ buộc một số chủ nhà máy phải đầu tư nhiều hơn hoặc xem xét di chuyển ra nước ngoài.

Theo khảo sát của Standard Chartered Plc tại hơn 200 nhà sản xuất tại vùng châu thổ sông Châu Giang (Trung Quốc), tự động hóa đang khiến các nhà máy phải đối mặt với áp lực tiền lương. Theo đó 68% trong số nhà máy tham gia khảo sát cho biết sẽ tăng chi phí sản xuất trong năm nay.

Cuộc thăm dò đã được tiến hành trong 8 năm qua, trong đó các nhà máy đã phàn nàn về việc tăng lương nhanh chóng và khó khăn trong việc tuyển dụng đủ công nhân.

Trước đó, theo kết quả nghiên cứu được Euromonitor công bố đầu năm 2017, lương trung bình giờ của công nhân Trung Quốc đã đạt 3,6 USD năm 2016, tăng 64% so với năm 2011. Con số này gấp hơn 5 lần so với Ấn Độ, và tương đương các nước như Bồ Đào Nha hay Nam Phi.

Mức lương cho lao động nước này tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc các công ty có sản xuất tại Trung Quốc bị đội chi phí lên. 

trung quoc

 Hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc đang tăng giá do chi phí nhân công

Vùng châu thổ sông Châu Giang - khu vực siêu đô thị lớn nhất thế giới với thành phố đông dân và quan trọng bậc nhất của Trung Quốc như Quảng Đông hay trung tâm kinh tế Thâm Quyến, trung tâm thương mại Quảng Châu và nhiều thành phố nhỏ và giàu có bao bọc xung quanh, đã tạo ra sản lượng sản xuất khoảng hơn 1 nghìn tỷ USD một năm.

Các nhà sản xuất cao cấp trong các lĩnh vực như bán dẫn lại ưa thích ở khu vực này và đầu tư nhiều hơn vào tự động hóa, trong khi những doanh nghiệp nhỏ như các nhà sản xuất hàng dệt may lại muốn chuyển sang các nước có chi phí sản xuất rẻ hơn.

"Một mặt, các nhà máy đang đầu tư nhiều hơn để duy trì sự cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng có xu hướng di chuyển ra nước ngoài bởi vì ở lại vùng châu thổ này sẽ không phải là phương án lý tưởng cho một số nhà sản xuất", Kelvin Lau, chuyên gia kinh tế cao cấp của Hồng Kông chủ trì cuộc khảo sát, nói.

Theo ông Kelvin Lau, khu vực sẽ phát triển hơn bằng cách "kết hợp hoặc tập trung vào ngành sản xuất cao cấp hơn là đầu tư dàn trải sang mọi ngành công nghiệp". 

Cũng theo khảo sát, trong số những nhà máy chọn địa điểm di chuyển đầu tư ra khỏi vùng châu thổ này, thì các tỉnh nội địa Trung Quốc không hấp dẫn như các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia hay Việt Nam - những thị trường đầy tiềm năng thu hút đầu tư.

Sự cạnh tranh gay gắt hơn "sẽ buộc các công ty phải đầu tư nhiều hơn hoặc xem xét di chuyển", ông Lau nói. "Điều đó sẽ tốt hơn là xấu, nhưng sẽ gây tổn thương cho nền kinh tế trong ngắn hạn".

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), trong tháng 2/2017, bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư vào Việt Nam bất ngờ có sự thay đổi khi Trung Quốc vượt qua Nhật Bản, Singapore để trở thành nước có vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai vào Việt Nam sau Hàn Quốc.

Quý I/2017, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng vốn đạt gần 824 triệu USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư, xếp sau Hàn Quốc, Singapore.

Kết thúc quý II/2017, Trung Quốc xếp thứ 4 sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore với 123 dự án đầu tư vào Việt Nam và tổng số vốn đăng ký là 1,4 tỷ USD.

Trong những năm gần đây, vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc vào Việt Nam thường được nhận định là để đón đầu cơ hội của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nhưng khi Mỹ rút khỏi hiệp định này, việc Trung Quốc tiếp tục tăng vốn đầu tư vào Việt Nam khiến không ít người lo ngại. Bởi thời gian gần đây, Trung Quốc đã thay đổi quy trình công nghệ, áp dụng tự động hóa để môi trường sạch hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ công nghệ lạc hậu từ nước này có thể sẽ được đưa về Việt Nam.

Tuy nhiên, trao đổi với Nhadautu.vn, GS.TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khẳng định rằng "năng lực lựa chọn là đứng thứ nhất chứ không phải là việc Trung Quốc ồ ạt đầu tư sang Việt Nam".

“Trong quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc, không quan trọng Trung Quốc muốn gì mà quan trọng là ta cần gì ở Trung Quốc, lựa chọn dự án nào của Trung Quốc, lựa chọn phương thức nào để đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là có lợi cho Việt Nam”, GS Nguyễn Mại nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ