Hãng Hàng không Cánh Diều thêm một lần lỡ hẹn

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát kỹ việc có nên lập hãng hàng không mới lúc này, trong đó có Kite Air.
MY ANH
18, Tháng 04, 2020 | 09:30

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát kỹ việc có nên lập hãng hàng không mới lúc này, trong đó có Kite Air.

rui-ro-cho-san-hang-hang-khong-canh-dieu1570154394

 

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng liên quan tới chủ trương đầu tư dự án vận tải hàng không Cánh Diều (Kite Air).

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, xem xét chặt chẽ việc lập thêm hãng hàng không mới trong tình hình hiện nay. Việc lập hãng hàng không mới, theo lãnh đạo Chính phủ phải đảm bảo tốt nhất quản lý Nhà nước về hàng không, phát triển bền vững. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ xem xét, quyết định lập hãng hàng không Cánh Diều. 

Như vậy, sau khi lỡ hẹn cất cánh vào quý I/2020 thì dự kiến khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của hãng vào quý II/2020 cũng khó khả thi.

Cánh Diều là hãng hàng không ra đời nhắm đến khai thác triệt để thị trường ngách trong bối cảnh hiện nay. Được biết, hãng sẽ khai thác các đường bay nội địa tập trung vào các đường bay nối trực tiếp các địa phương có dung lượng thị trường nhỏ và các đường bay nối Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nội Bài, TP.HCM và các địa phương.

Cùng với việc chọn các đường bay kết nối, cự ly ngắn và sử dụng ATR72 - loại tàu bay tuốc-bin cánh quạt, có khả năng cất hạ cánh tại những sân bay địa phương sở hữu đường băng dài khoảng 1.500 m, sẽ giúp Cánh Diều tránh phải cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không lớn như Vietnam Airlines, Bamboo Airways, hay Vietjet trong bối cảnh nhu cầu tại thị trường ngách này vẫn còn nhiều dư địa. 

Hãng hàng không Cánh Diều là dự án của Công ty cổ phần hàng không Thiên Minh, có tổng vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 1.000 tỷ (18% tổng vốn đầu tư), vốn vay 4.500 tỷ (82% vốn đầu tư). 

Hãng này có 3 cổ đông góp vốn chính, trong đó ông Trần Trọng Kiên góp 600 tỷ đồng, tương đương 60% vốn; Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh góp 300 tỷ, chiếm 30%; và bà Trần Hằng Thu góp 100 tỷ đồng, tương đương 10%. 

Thiên Minh dự kiến lập hãng hàng không tại Cảng hàng không Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư dự án có hiệu lực. Về quy mô dự án, Thiên Minh đề xuất đầu tư tổng cộng 30 máy bay tới năm 2024, trong đó, có 15 máy bay ATR72 và 15 máy bay A320/A321 (hoặc dòng máy bay có năng lực tương đương).

Cụ thể, ngay trong năm đầu tiên hoạt động, Thiên Minh sẽ đầu tư 6 máy bay ATR72. Số tàu bay này sẽ tăng gấp đôi ngay trong năm thứ hai. Trong năm thứ 3, Thiên Minh dự kiến khai thác 15 tàu ATR72 và 5 tàu bay A320/A321. Sau đó, trong các năm thứ 4 và thứ 5, mỗi năm, Thiên Minh sẽ dưa thêm 5 tàu bay A320/A321 hoặc tương đương vào khai thác.

Hiện tại, có 72 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng không Việt Nam khai thác hơn 200 đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến 08 điểm ở Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ, Cát Bi, Đà Lạt). 

Các hãng hàng không Việt Nam khai thác 48 đường bay nội địa kết nối 22 Cảng hàng không trong đó trong đó Vietnam Airlines khai thác 33 đường bay, Vietjet Air khai thác 35 đường bay, Jetstar Pacific khai thác 23 đường bay, Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) khai thác 09 đường bay, Bamboo Airways khai thác 24 đường bay. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ