Gói kích cầu sắp tới có điểm gì khác với giai đoạn 2008-2009?
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, nếu bắt đầu thực hiện chương trình phục hồi kinh tế từ năm 2022 thì quá trình phục hồi sẽ diễn ra ngay cuối năm 2022 và tăng dần lên vào cuối năm 2023.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Quốc hội.
Chiều 11/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với phần đăng đàn của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Võ Thị Bích Sinh về gói kích thích phục hồi kinh tế trong điều kiện hiện nay có gì giống và khác các gói kích thích đầu tư trước đây khi đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh phải rút kinh nghiệm những điểm đã làm được và chưa làm được của gói kích thích năm 2008-2009, phát huy được cái tốt và tránh được những khiếm khuyết chương trình lúc đó.
“Lúc đó, chúng ta tập trung chủ yếu vào thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, kích cầu đầu tư tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là 3 mục tiêu lớn nhất của chương trình giai đoạn 2008-2009. Quy mô lúc đó, chúng ta dành ra 122.000 tỷ, tương ứng với cả 6,9 tỷ USD. Riêng năm 2009 trong 120.000 tỷ đó, chúng ta đã tập trung là 100,6 nghìn tỷ đồng tương ứng với cả 5,7 tỷ USD và tương ứng với 5,6% GDP lúc đó. GDP lúc đó khoảng 100 tỷ USD (nói số tròn)”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.
Theo Bộ trưởng, gói hỗ trợ này đã giúp nước ta giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng. Thứ hai là giúp Việt Nam trở thành một trong số ít những nước có tăng trưởng dương khi tăng 5,7% vào năm 2008 và năm 2009 tăng trưởng 5,4%.
Dù vậy, Bộ trưởng KH&ĐT cho rằng gói kích thích này cũng đưa tới nhiều hạn chế bất cập, như chính sách mới tập trung chủ yếu về phía cung, tức là doanh nghiệp rất khó khăn về đầu ra, sản xuất chưa biết bán đâu.
"Ngoài ra, chính sách hỗ trợ có lãi suất lớn nhưng thiếu đồng bộ về chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa khác làm giảm hiệu quả, dẫn đến trục lợi chính sách, tức là vay vốn rẻ rồi lại gửi ngân hàng khác để ăn hưởng chênh lệch. Nó lại không chảy vào sản xuất, mà lại chảy vào chứng khoán, bất động sản", Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, nhiều ảnh hưởng về kinh tế vĩ mô và lạm phát tăng cao, năm 2010 lạm phát 9,2% và năm 2011 lạm phát là 18,6%. Đầu tư dàn trải, nợ đọng, lãng phí, đình hoãn và nhiều dự án đến năm 2011 dừng lại và đến nay không giải quyết được hậu quả. Nhiều gói hỗ trợ lãi suất đến nay chưa quyết toán được, để lại những ảnh hưởng hệ lụy rất lớn.
"Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thiếu chặt chẽ, nguyên nhân là thiếu đồng bộ giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ, chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt; quản lý, giám sát thiếu chặt chẽ; chính sách thực hiện trên nền kinh tế vĩ mô thiếu ổn định của giai đoạn trước; tăng trưởng cung tiền và tín dụng luôn ở mức cao; các chính sách hỗ trợ chưa sát thực tiễn; những rào cản; điều kiện cho vay vốn của doanh nghiệp cũng chưa được công khai, minh bạch", ông Nguyễn Chí Dũng nói.
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân do thiếu đồng bộ chính sách tài khóa tiền tệ và chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt, quản lý giám sát thiếu chặt chẽ. Chính sách thực hiện trên nền kinh tế vĩ mô thì thiếu ổn định,...
Từ những bài học trên, Bộ trưởng KH&ĐT rút ra 4 bài học lớn. Thứ nhất, cần một chương trình tổng thế với quy mô đủ lớn, đủ khả năng vay trả và hấp thụ của nền kinh tế. Thứ hai là phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả, kịp thời.
Đồng thời, việc hỗ trợ phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng phục hồi. Hỗ trợ cho dòng tiền, ổn định tài chính và huy động các nguồn lực quốc tế khác. Đặc biệt là phải có sự kiểm soát về rủi ro, giám sát chặt chẽ trong thực hiện.
Về thời điểm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, theo quan điểm cá nhân, ông Dũng cho rằng nếu đã gọi là phục hồi thì tức là các hoạt động về kinh tế, doanh nghiệp và người dân phải trở lại bình thường như trước khi có dịch. Tốc độ tăng trưởng cũng quay trở lại thời điểm trước khi có dịch.
Bộ trưởng dự tính, nếu bắt đầu thực hiện chương trình phục hồi kinh tế từ năm 2022 thì quá trình phục hồi sẽ diễn ra ngay cuối năm 2022 và tăng dần lên vào cuối năm 2023. Đến cuối 2023, nếu thực hiện tốt, kiểm soát tốt có hiệu quả các gói hỗ trợ được đưa ra thì Việt Nam sẽ quay trở lại bình thường như mong muốn, kỳ vọng.
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Sự kiện - 05/05/2025 11:49
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago