Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: GDP năm 2021 dự kiến đạt 3-3,5%, nhưng rất khó để đạt được
"Dự kiến, tăng trưởng cả năm 2021 sẽ ở mức 3-3,5% tuỳ thuộc vào khả năng mở cửa kinh tế của đất nước đến mức nào, nhưng đều là chỉ số rất khó khăn để đạt được", Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 12/10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc đã cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.
Rất khó khăn để đạt được tăng trưởng GDP 3-3,5% cả năm 2021
Thừa ủy quyền Thủ tướng,trình bày báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết dù lần đầu đối mặt với tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu cả về y tế, kinh tế - xã hội, nhưng nước ta vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, cơ bản bảo đảm các cân đối lớn.
Lạm phát được kiểm soát, bình quân 9 tháng tăng 1,82%, dưới mức Quốc hội giao (khoảng 4%). Thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi NSNN trong phạm vi dự toán (4% GDP).
Cùng với đó huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt mục tiêu đề ra; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng. Nông nghiệp khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò quan trọng; an ninh năng lượng được bảo đảm. Khởi công một số công trình, dự án đường bộ cao tốc; đẩy mạnh triển khai nhiều dự án kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Quốc hội.
Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá; kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Các hoạt động văn hóa, xã hội được tổ chức dưới nhiều hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh, nhất là tăng cường ứng dụng công nghệ, trực tuyến. Các hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) được thúc đẩy mạnh mẽ. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền, biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh tình hình dịch bệnh, nhất là ngoại giao vaccine.
Bên cạnh các kết quả đạt được, dự kiến, 4/12 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng, là tăng trưởng quý III giảm 6,17%, kéo tốc độ tăng trưởng 9 tháng GDP chỉ đạt 1,42%.
Kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn một số rủi ro; sức ép lạm phát tăng; xuất khẩu giảm tốc. Xuất hiện tình trạng đứt gãy một số chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; lưu thông hàng hóa có lúc, có nơi ách tắc cục bộ. Các thị trường tài chính, bất động sản, chứng khoán có thời điểm tăng nóng. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, chậm được khắc phục.
Khu vực dịch vụ gặp khó khăn nghiêm trọng, đặc biệt là du lịch, lưu trú, ăn uống, vận tải hành khách. Tình hình lao động, việc làm bị ảnh hưởng nặng nề; riêng trong quý III/2021, tỷ lệ thất nghiệp là 3,72%, thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 4,39%, cao nhất từ quý I/2020 đến nay.
"Dự kiến, tăng trưởng cả năm 2021 sẽ ở mức 3- 3,5% tuỳ thuộc vào khả năng mở cửa kinh tế của đất nước đến mức nào, nhưng đều là chỉ số rất khó khăn để đạt được", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
Về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư thông tin với mục tiêu phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 hiệu quả để sớm mở cửa trở lại, tận dụng tốt các cơ hội thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.
Chính phủ đề ra 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường; trong đó tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi NSNN so với GDP khoảng 4%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 67%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27-27,5%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 92%…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quốc hội.
Trình bày báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với nhiều nội dung theo báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Đồng thời đề nghị Chính phủ quan tâm một số vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021.
Cụ thể, việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ - tín dụng và an sinh xã hội để hỗ trợ cho người dân và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 đánh giá rõ hơn kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ.
Chính phủ cần đánh giá rõ hơn công tác điều hành, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của các địa phương và làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, những hạn chế lớn, nhất là hành lang pháp lý để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về y tế, việc đầu tư sản xuất vaccine, thuốc điều trị, quản lý dân cư... bộc lộ trong quá trình phòng, chống dịch thời gian qua để có các chiến lược, chính sách phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn.
Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá làm rõ hơn nguyên nhân các chỉ tiêu không đạt, đặc biệt với chỉ tiêu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP cả năm; về chuyển đổi số; khả năng tăng thu và việc giảm chi và mức bội chi hợp lý, những tác động đến nợ công, kinh tế vĩ mô; việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2021 và năm 2022; tiến độ một số dự án trọng điểm, tình hình triển khai thực hiện các công trình quan trọng quốc gia; tăng trưởng tín dụng, kết quả xử lý nợ xấu, tình hình nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng...
Bên cạnh đó, nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục không được tiến hành theo đúng kế hoạch. Năng lực y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở còn nhiều hạn chế.Ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề cần sớm triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn để chuẩn bị từng bước mở rộng ra các điểm đến trong cả nước.
Ngoài ra, tăng trưởng thương mại toàn cầu phục hồi chậm do ảnh hưởng bởi gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động vận tải biển; một số vấn đề cũng cần được phân tích, đánh giá kỹ như cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước quá chậm và chưa đạt kết quả như yêu cầu.
- Cùng chuyên mục
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Sự kiện - 24/03/2025 06:18
Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.
Sự kiện - 23/03/2025 13:28
Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng
Cầu Sông Thu và cầu An Bình bắc qua sông Vu Gia và sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 928 tỷ đồng.
Sự kiện - 23/03/2025 12:41
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago