Giám sát thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại Hà Nam

Nhàđầutư
Ngày 22/11, Đoàn giám sát của HĐQL BHXH Việt Nam do ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn.
BẢO ANH
22, Tháng 11, 2018 | 13:51

Nhàđầutư
Ngày 22/11, Đoàn giám sát của HĐQL BHXH Việt Nam do ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn.

Hoang-Quang-Phong

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Tiếp và làm việc với đoàn, có ông Bùi Quang Cẩm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành: Y tế, Tài chính, LĐ-TB&XH, Công an, Cục Thuế, LĐLĐ, Văn phòng UBND, Ban Tuyên giáo và BHXH tỉnh Hà Nam.

Báo cáo của BHXH tỉnh Hà Nam cho thấy, từ năm 2016 đến nay, BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, trong đó đã đề ra giải pháp và chỉ tiêu cụ thể với từng nhóm đối tượng... nên số người tham gia BHXH, BHYT tăng nhanh. Cụ thể: Năm 2016, toàn tỉnh có 101.950 người tham gia BHXH (bằng 21% lực lượng lao động), song đến tháng 6/2018 đã tăng lên 120.693 người (bằng 25% lực lượng lao động).

Tuy nhiên, Hà Nam cũng phải đối mặt với tình trạng nợ đọng BHXH. Đến 30/6/2018, các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh còn nợ BHXH 63,7 tỉ đồng, trong đó có 35 đơn vị nợ khó thu với số tiền 13 tỉ đồng (23 DN có chủ bỏ trốn, mất tích, 1 DN giải thể và 1 DN bị rút giấy phép kinh doanh). Đáng chú ý, Công ty CP 820 nợ 8,3 tỉ đồng và đã bị cơ quan BHXH khởi kiện ra toà từ năm 2014, nhưng cố tình không chấp hành phán quyết của toà. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH đã gửi 15 hồ sơ đơn vị nợ BHXH đề LĐLĐ tỉnh thực hiện khởi kiện, song do vướng mắc các quy định của luật, nên đến nay phía LĐLĐ tỉnh vẫn chưa thực hiện được.

Trong năm 2017, tổng chi phí KCB BHYT lên tới 685, vượt dự toán 127 tỉ đồng, trong đó chi đa tuyến đi trên 340 tỉ đồng. 6 tháng đầu năm nay, chi KCB BHYT đa tuyến cũng lên đến gần 172 tỉ đồng (trong tổng chi phí KCB BHYT toàn tỉnh là 371 tỉ đồng); ước số chi cả năm 2018 lên tới 809 tỉ đồng, vượt dự toán 104 tỉ đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí KCB BHYT, là do tỉ lệ người bệnh vào điều trị nội trú/tổng số lượt đến KCB là 8,5%; ngày điều trị nội trú bình quân tại tỉnh là 7,9 ngày (trong khi toàn quốc chỉ 6 ngày); các chi phí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, tiền giường chiếm tỉ lệ 36,3% trên tổng chi phí (toàn quốc có tỉ lệ 34%); tỉ lệ chi tiền thuốc là 33,6%- tăng 14,78% so với năm 2017.

Ngoài ra, một số cơ sở KCB (nhất là trạm y tế xã) cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH (C65) không đúng quy định, dẫn đến tình trạng NLĐ lạm dụng, trục lợi quỹ ốm đau, thai sản. Đơn cử, 6 tháng đầu năm 2018, BHXH tỉnh tổ chức kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại 30 trạm y tế, đã phát hiện 76/565 giấy chứng nhận cấp không đúng quy định...

Nhận định về thực trạng chi phí KCB BHYT, ông Văn Tất Phẩm - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nam cho biết: Khó khăn nhất hiện nay đó là, nếu không giữ được bệnh nhân, các cơ sở KCB sẽ không có nguồn đầu tư, cán bộ y tế không có thu nhập và không thu hút được bác sĩ. Đây là bài toán khó mà Hà Nam cũng như nhiều tỉnh giáp ranh gặp phải. Song, để giữ được bệnh nhân, đòi hỏi phải có quá trình, bởi một bác sĩ ra trường muốn làm được việc cũng phải qua đào tạo ít nhất 1 năm; với bác sĩ đa khoa cần phải đào tạo chuyên khoa mới giao việc được.

Chia sẻ khó khăn với cơ quan BHXH trong việc thu hồi nợ BHXH, đại diện Công an tỉnh Hà Nam cho biết: Công an tỉnh nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề này. Hàng năm, cơ quan BHXH cũng đều chuyển danh sách đơn vị nợ BHXH sang để Công an tỉnh rà soát, tuyên truyền vận động và đã có đơn vị chuyển nộp ngay được hơn 4 tỉ đồng nợ BHXH. “Tuy nhiên, với những DN nợ xấu, cơ quan BHXH cần đề xuất để phân loại xử lý. Nếu DN đã phá sản, thì cũng phải có giải pháp, chứ không thể để số nợ này "treo" được; đồng thời cơ quan BHXH cần tăng cường hơn nữa trong việc đôn đốc, tuyên truyền để DN thực hiện tốt hơn chính sách BHXH”.

Ông Chu Minh Tộ - Chánh Văn phòng HĐQL BHXH Việt Nam nhận định, độ bao phủ BHYT tại Hà Nam cao, nhưng tỉnh cần phấn đấu đạt chỉ tiêu chung mà Chính phủ đề ra. Cũng theo ông Tộ, Hà Nam còn khoảng 10% người dân chưa tham gia BHYT, song việc phát triển nhóm đối tượng này còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, số người tham gia BHXH mới đạt khoảng 25% lực lượng lao động, cho thấy tiềm năng phát triển đối tượng tham gia BHXH còn nhiều. Do vậy, ngành LĐ-TB&XH và BHXH cần tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế chính sách vận động, nhất là cần đưa chỉ tiêu tham gia BHXH vào tiêu chí phát triển kinh tế- xã hội hàng năm...

Tại buổi làm việc, ông Bùi Quang Cẩm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã tiếp thu các ý kiến của Đoàn giám sát; đồng thời nhấn mạnh, Hà Nam sẽ cố gắng đưa tỉ lệ dân số tham gia BHYT đạt 91% vào năm 2020, đảm bảo quyền lợi người có thẻ BHYT cũng như hiệu quả kiểm soát chi phí KCB BHYT. "Người bệnh chuyển đa tuyến nhiều và chi phí điều trị nội trú tăng, dù khách quan hay chủ quan, thì cũng thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Y tế"- ông Cẩm khẳng định và yêu cầu ngành Y tế cũng như cơ sở KCB phải tìm giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng chuyên môn và nâng cao hiệu quả quản lý quỹ. Bên cạnh đó, ông Cẩm yêu cầu cả hệ thống chính trị- xã hội tỉnh phải tích cực vào cuộc đạt mục tiêu mà Nghị quyết 28-NQ/TW đã đề ra.

Thay mặt Đoàn giám sát, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT tại Hà Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong việc kiểm soát tăng giảm người hưởng BH thất nghiệp và quản lý quỹ BHYT.

Ông Phòng đề nghị UBND tỉnh cần chủ động giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho từng đơn vị, địa phương; chủ động cân đối ngân sách để hỗ trợ đóng nộp các đối tượng tham gia BHXH, BHYT; ưu tiên hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị KCB chuyên khoa, cơ sở y tế chưa có khả năng tự cân đối tài chính để các đơn vị này nâng cao chất lượng nhằm thu hút người bệnh đến KCB và giảm tỉ lệ chuyển tuyến. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cần quan tâm chỉ đạo Hiệp hội DN tỉnh, để thông qua tổ chức này tuyên truyền, yêu cầu các DN thành viên thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ