Tổng giám đốc BHXH Việt Nam: 'Thực hiện tốt Nghị quyết 28, chắc chắn quyền lợi người dân tăng lên rất nhiều'

Nhàđầutư
Trong thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Độ bao phủ BHXH tăng chậm, chưa hướng đến BHXH toàn dân, sự kết nối giữa chính sách BHXH và các chính sách xã hội khác chưa đồng bộ, chặt chẽ...
PHONG CẦM
25, Tháng 08, 2018 | 16:24

Nhàđầutư
Trong thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Độ bao phủ BHXH tăng chậm, chưa hướng đến BHXH toàn dân, sự kết nối giữa chính sách BHXH và các chính sách xã hội khác chưa đồng bộ, chặt chẽ...

BHXH 2

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH, chắc chắn quyền lợi người dân tăng lên rất nhiều.

Để khắc phục tình trạng trên, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, ngày 23/5/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH.

Nguyen Thi Minh 1

 

Nếu chúng ta triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH, chắc chắn quyền lợi người dân tăng lên rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Minh - Tổng giám đốc BHXH Việt Nam

Việc Đảng, Nhà nước cải cách, mở rộng chính sách BHXH chính là mở ra thêm cơ hội cho toàn dân tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội và “Hướng tới BHXH toàn dân”. Tuy nhiên, đi cùng với đó là rất nhiều khó khăn, thách thức được đặt ra. Liên quan đến vấn đề quan trọng này, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Minh - Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

Hiện nay với việc Trung ương tiếp tục ban hành Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH, có ý kiến cho rằng đây vừa là cơ hội mới cũng vừa là thách thức cho các Bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền nói chung và BHXH Việt Nam nói riêng trong việc hoạch định và xây dựng chính sách pháp luật để hướng tới thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân. Quan điểm của bà như thế nào về ý kiến này?

Bà Nguyễn Thị Minh: Lần đầu tiên Trung ương ban hành Nghị quyết có nội hàm là cải cách chính sách BHXH. Tất nhiên, một cải cách sâu rộng sẽ tạo ra nhiều thách thức. Đặc biệt, với những cơ quan có liên quan đến công việc này, khối lượng công việc lớn hơn, tinh thần thái độ làm việc phải tốt hơn, quy trình nghiệp vụ hướng đến người dân thuận lợi hơn. Nếu chúng ta triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH, chắc chắn quyền lợi người dân tăng lên rất nhiều.

Thưa bà, đến thời điểm hiện nay, có thể nói chúng ta khó có thể đạt được mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH” như Nghị quyết số 21 đã đề ra. Nghị quyết số 28 đã điều chỉnh các mục tiêu cụ thể gồm: Giai đoạn đến năm 2021, phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; đến năm 2025 là 45% và đến năm 2030 là 60%”. Như vậy, có thể nói ngành BHXH đang gặp khó khăn nhất định trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH. Vậy đâu là nguyên nhân, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Minh: Phát triển BHXH không phải công việc của riêng ngành BHXH mà tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Chính vì vậy, Đảng đã ban hành Nghị quyết 28 thể hiện sự quan tâm sâu sắc toàn diện. Trong nội hàm của Nghị quyết 28 có nêu rõ công việc của tất cả các ngành, các cấp. Chúng tôi nhận thấy công việc ngành BHXH đảm nhận rất lớn, nhất là việc phát triển đối tượng mà quan trọng nhất là phải làm cho mỗi người dân nhận thức đúng đắn về chính sách này và quyền lợi của người dân được bảo đảm nâng cao như thế nào. 

Theo Nghị quyết số 28, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được mở rộng với  “Nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt”. Đây là điểm mới. Tuy nhiên, phần lớn người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt lại tập trung trong nhóm lao động phi chính thức. Vậy đây có phải một thách thức rất lớn đối với mục tiêu BHXH toàn dân?

Bà Nguyễn Thị Minh: Tôi nghĩ đây là điểm khó nhất vì nhóm này không phải khu vực chính thức quản lý nên nắm bắt được rất là khó. Vì vậy cần sự liên kết, kết nối giữa các tổ chức, cơ quan, chính sách khác để động viên người dân tham gia.

Trong khoảng 34 triệu lao động phi chính thức thì chủ yếu là lao động trong khu vực nông nghiệp. Họ không có thu nhập ổn định và thu nhập của họ ở mức thấp nên việc tham gia BHXH cũng gặp khó khăn. Vậy Nhà nước có chính sách hỗ trợ nào cho họ khi tham gia BHXH tự nguyện?

Bà Nguyễn Thị Minh: Tới đây, khi triển khai Nghị quyết 28, các chính sách sẽ hoàn thiện hơn. Chính sách đóng bảo hiểm từ trước đến nay rất ổn định nhưng giờ thu nhập của họ không ổn định thì tạo điều kiện cho họ đóng theo kiểu không ổn định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng tôi sẽ tham mưu để hoàn thiện chính sách tạo ra tầng đế thật vững, đế vững thì phải rất rộng nhưng mức đóng có thể thấp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Sau này, chúng tôi sẽ phấn đấu ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ với điện thoại thông minh, người dân có thể tham gia BHXH, đọc các chính sách BHXH. Với những người dân không có điện thoại thông minh, chúng tôi có những đại lý tiếp cận thông tin về quyền lợi người dân hưởng như thế nào. Tôi cho rằng nếu đồng bộ toàn diện những giải pháp như thế thì chắc chắn những mục tiêu sẽ có thể đạt được.

Xin cảm ơn bà!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24625.00 24945.00
EUR 26301.00 26407.00 27573.00
GBP 30639.00 30824.00 31774.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26849.00 26957.00 27794.00
JPY 159.52 160.16 167.58
AUD 15876.00 15940.00 16426
SGD 18054.00 18127.00 18664.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17893.00 17965.00 18495.00
NZD 0000000 14638.00 15128.00
KRW 0000000 17.58 19.18
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ