Gelex sẽ IPO, niêm yết mảng thiết bị điện

Nhàđầutư
Bên cạnh chủ đề sáp nhập Viglacera, nội dung cổ phần hoá Gelex Electric cũng được đông đảo cổ đông quan tâm.
KHÁNH AN
18, Tháng 06, 2020 | 16:12

Nhàđầutư
Bên cạnh chủ đề sáp nhập Viglacera, nội dung cổ phần hoá Gelex Electric cũng được đông đảo cổ đông quan tâm.

IMG_8787

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Gelex. Ảnh: XT

Tổng công ty CP Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex) sáng ngày 18/6 đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Với tỷ lệ nhất trí cao, Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, như định hướng phát triển năm 2020, kế hoạch phân phối lợi nhuận, bãi nhiệm, bầu mới thành viên HĐQT...

Kể từ khi nhà nước thoái vốn cuối năm 2015, Gelex dưới thời Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn đã và đang kiên định với chiến lược phát triển theo mô hình holdings, tập đoàn mẹ thông qua các subholdings để quản lý vốn đầu tư vào các thành viên. 

Định hướng M&A tiếp tục được Gelex xác định là trọng tâm chủ đạo trong năm nay, với hai các thương vụ chính là mua chi phối Viglacera và Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh. Đầu tư, bởi vậy cũng là những nội dung được cổ đông quan tâm hơn cả tại Đại hội.

Một cổ đông đặt câu hỏi vì sao Gelex xác định tham gia sâu vào mảng phát triển khu công nghiệp, khi thị trường này đã có rất nhiều "tay chơi" lớn nhỏ, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết khu công nghiệp là mảng mạnh của Viglacera với danh tiếng và uy tín trong nhiều thập kỷ qua. Viglacera có lợi thế lớn khi chủ động được nguyên vật liệu đầu vào. Hiện tại Viglacera vẫn còn vốn nhà nước nên các quyết định đầu tư có thể sẽ không kịp thời như doanh nghiệp tư nhân. Bởi vậy, Gelex sẽ đóng vai trò là chủ đầu tư, còn Viglacera là đơn vị phát triển. Trong năm nay, Gelex sẽ M&A ít nhất 4 khu công nghiệp, trong đó ưu tiên vị trí gần cảng biển.  

Một chủ đề thu hút sự chú ý của cổ đông là việc cổ phần hoá Gelex Electric - subholdings phụ trách mảng thiết bị điện của Gelex. Lãnh đạo tổng công ty này cho biết theo lộ trình sẽ cổ phần hoá, thu hút nhà đầu tư chiến lược và tiến hành niêm yết chứng khoán đối với các mảng kinh doanh mạnh, hoàn thiện cấu trúc quản trị, trước mắt là Gelex Electric với lộ trình tới năm 2022. Chiến lược này sẽ giúp mang về dòng tiền lớn cho Gelex, bổ sung nguồn lực cho các đầu mục kinh doanh khác. 

Ở dự án số 10 Trần Nguyên Hãn, trước câu hỏi Gelex có dự định bán đi để thu về dòng tiền hay không, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết dự án chưa xây dựng nên theo luật không được chuyển nhượng, mà Gelex cũng không có ý định bán những tài sản tốt như dự án Trần Nguyên Hãn hay khách sạn Melia. Dự kiến tháng 6/2021 sẽ khởi công. Đây là diễn biến bắt buộc bởi nếu không triển khai dự án sẽ bị Thành phố thu hồi. 

Trước câu hỏi vì sao trong quý I/2020, doanh thu tăng mạnh song lợi nhuận gộp lại giảm sút, Phó Chủ tịch Nguyễn Trọng Tiếu cho biết kinh tế trong nước bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, thị trường suy giảm rõ rệt. Ban lãnh đạo Gelex lựa chọn phương án giữ vững thị phần, đảm bảo dòng tiền và hạn chế hàng tồn kho bằng cách hạ giá bán, dành nhiều ưu đãi cho đối tác. Nhờ vậy, thị trường của các thành viên Gelex vẫn được đảm bảo và doanh thu cũng như lợi nhuận hứa hẹn khởi khắc khi đại dịch đi qua. 

Về vấn đề vì sao liên tục mua cổ phiếu quỹ khi vay nợ tài chính đang ở mức cao, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ khi giá cổ phiếu GEX chạm đáy trong tâm đại dịch COVID-19, ban lãnh đạo Gelex đánh giá mức giá này là thấp hơn nhiều giá trị thật. Để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, cũng đồng thời là một khoản đầu tư khi thị trường tốt hơn, Gelex đã mua quyết định mua lại cổ phiếu quỹ. 

Về kế hoạch kinh doanh, cổ đông Gelex đã thông qua hai phương án: Nếu hợp nhất được Viglacera từ đầu quý IV/2020, doanh thu toàn tập đoàn là 19.600 tỷ đồng, lãi trước thuế 975 tỷ đồng; trong trường hợp không hợp nhất Viglacera, doanh thu là 17.500 tỷ đồng, lãi trước thuế 735 tỷ đồng. ĐHĐCĐ cũng chấp thuận bãi nhiệm hai thành viên HĐQT Đỗ Thị Phương Lan và Nguyễn Thị Bích Ngọc, bầu bổ sung các ông Lương Thanh Tùng và Nguyễn Trọng Hiền. Cổ đông Gelex cũng thông qua cho phép Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn nâng tỷ lệ sở hữu lên 36% không qua chào mua công khai. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ