GDP Việt Nam dự báo tăng từ 5,3 - 6,2%

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới đây của WB và HSBC, 2 đơn vị này đều hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 0,2 - 0,3% so với mức dự báo hồi đầu năm.
ĐÌNH VŨ
06, Tháng 04, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới đây của WB và HSBC, 2 đơn vị này đều hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 0,2 - 0,3% so với mức dự báo hồi đầu năm.

Lao dong sam sung

WB và HSBC giảm nhẹ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam. Ảnh: TRỌNG HIẾU

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 5/4 là 5,3% trong năm nay, thấp hơn 0,2% so với hồi đầu năm và thấp hơn nhiều so với mức 6,5% được đưa ra tháng 10/2021.

Lý do là vì những khó khăn mà Việt Nam phải đối phó khi các ca nhiễm tăng cao và khả năng dễ bị tổn thương từ các cú sốc bên ngoài do độ mở kinh tế lớn.

Tuy nhiên, WB cũng nhấn mạnh rằng, tăng trưởng GDP sẽ ổn định dần vào năm sau và ở quanh mức 6,5%.

Lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng phục hồi từng bước khi lòng tin người tiêu dùng khôi phục và lượng khách quốc tế dần trở lại vào giữa năm nay.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo được dự báo tăng với tốc độ chậm hơn do tăng trưởng tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc chững lại.

WB nhấn mạnh, triển vọng kinh tế đang phải đối mặt với những rủi ro tiêu cực bởi các đối tác thương mại chính của Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại cùng với cú sốc giá hàng hoá, các biện pháp trừng phạt liên quan đến xung đột Nga – Ukraine. Các yếu tố này có thể bị trầm trọng hơn nếu phát sinh biến chủng COVID-19 mới.

Bên cạnh đó, phục hồi kinh tế còn phụ thuộc vào tốc độ phục hồi nhu cầu tư nhân trong nước, hiện còn tương đối chậm, thể hiện tâm lý thận trọng của người tiêu dùng và nhà đầu tư. 

WB đánh giá, vì nền kinh tế đã phục hồi mạnh từ đầu năm, nếu Chính phủ triển khai gói hỗ trợ quyết liệt bằng chính sách tài khóa thì tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể được giảm nhẹ. Chính sách tiền tệ vẫn cần nới lỏng, nhưng phải tiếp tục thận trọng nhằm kiểm soát rủi ro trong khu vực tài chính.

Trước đó, ngân hàng HSBC cũng đã hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam 0,3% xuống còn 6,2% do nguy cơ ảnh hưởng từ bối cảnh thiếu hụt nhiên liệu toàn cầu. Ngoài ra, HSBC giữ nguyên dự báo lạm phát 3,7%, dưới mức mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra.

"Điều may mắn là lạm phát của Việt Nam về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát so với các thị trường mới nổi khác, xét bối cảnh giá thực phẩm và áp lực giá do nhu cầu về cơ bản đã được kiểm soát", HSBC nhận định.

Mới đây, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2022 do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga. 

Tổng Giám đốc WTO Okonjo-Iweala cho biết: "Mức dự báo tăng trưởng 4,7% trước đó đã bị hạ xuống còn 2,5% do tác động của cuộc khủng hoảng tại Ukraine và các chính sách liên quan".

Trong khi Nga và Ukraine chỉ chiếm khoảng 2,5% lượng hàng hóa xuất khẩu toàn cầu, 2 nước này lại đóng vai trò rất quan trọng trong một số lĩnh vực nhất định như ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Bà Okonjo-Iweala cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu sẽ hứng chịu một số hậu quả nghiêm trọng và các nước nghèo sẽ chịu tác động phần lớn về tình trạng khan hiếm nguồn cung lương thực liên quan vấn đề Ukraine.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Phi, nhiều quốc gia châu Phi đã chứng kiến giá lương thực tăng 20%-50% trong tháng qua. Người đứng đầu WTO nhận định tác động từ lạm phát sẽ còn tiếp tục trong ngắn hạn và trung hạn. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ