Tiến sĩ Bùi Trinh: Góc nhìn khác về GDP và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
TS. Bùi Trinh cho rằng, để có được tăng trưởng kinh tế tích cực năm nay và những năm sau, nhà điều hành cần có các chính sách mang tính trọng cung.
Trao đổi với Người Đồng Hành, Tiến sĩ Bùi Trinh - chuyên gia hàng đầu về thống kê tài khoản quốc gia - đã chia sẻ một góc nhìn khác về GDP của Việt Nam trong năm 2021, cũng như ý nghĩa của chỉ tiêu này trong dài hạn.
Theo đó, để có được tăng trưởng kinh tế tích cực năm nay và những năm sau, nhà điều hành cần có các chính sách mang tính trọng cung, như giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng, dầu và giảm những can thiệp như thanh tra, kiểm tra... đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sau 2 năm chịu tác động bởi dịch Covid-19, liệu chúng ta có thể lượng hóa một con số nào đó cho thấy tác động của đại dịch đến GDP của Việt Nam?
- Trong nhiều năm qua để ước tính tiêu dùng cuối cùng của dân cư trong GDP, cơ quan thống kê Việt Nam thường dựa vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ. Việc này không thể dựa vào điều tra mức sống vì điều tra mức sống làm 2 năm một lần, trong khi GDP phải ước tính theo quý, theo sáu tháng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tuy vậy, lại không hoàn toàn trùng khớp với tiêu dùng cuối cùng của dân cư trong GDP. Nó bị lẫn với một số khoản khác như bán cho sản xuất, trong khi lại thiếu những khoản như sản phẩm tự sản tự tiêu (trong nông, lâm, thủy sản), phân bổ trả lãi vay ngân hàng (fisim), tiền điện, nước và một khoản rất lớn là nhà tự có tự ở…
So sánh tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ với tiêu dùng cuối cùng của dân cư từ năm 2010 đến 2021 có thể thấy tiêu dùng cuối cùng của dân cư luôn nhỏ hơn tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ. Đặc biệt từ 2010 đến 2020 thì chênh lệch này trong khoảng 10,29% đến 15,9%. Nếu giữ chênh lệch diễn ra như 10 năm qua thì GDP 2021 theo giá thực tế có thể giảm từ 487.000 tỷ đồng (năm có mức chênh lệch giữa tiêu dùng cuối cùng của dân cư và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thấp nhất) đến 616.000 tỷ đồng (sử dụng mức chênh lệch giữa tiêu dùng cuối cùng của dân cư và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân) tức là GDP có thể giảm khoảng từ 0,68% đến 2,3%, theo giá thực tế.
Năm 2021, chênh lệch giữa tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ với tiêu dùng cuối cùng của dân cư tuy vẫn còn nhưng đột ngột hạ xuống chỉ còn 1,11%. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 4,78 triệu tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%) trong khi tiêu dùng cuối cùng của dân cư lại tăng khá cao, dù thu nhập của họ bị sút giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- Nhưng số liệu tăng trưởng GDP cả năm vẫn ghi nhận con số 2,58%. Điều này có được là nhờ đâu?
- Theo báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội quý IV và năm 2021 của Tổng cục Thống kê, ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng trưởng cao chưa từng thấy với mức tăng 42,75%. Điều này có lẽ một phần là do "phong trào" xét nghiệm đại trà với giá cao ngất. Chẳng hạn trong vụ Công ty Việt Á, giá kit test khoảng 470.000 đồng là đã bị cho là thổi giá nhưng người dân thực tế còn phải chi trả cao hơn nhiều (thường là 720.000 đồng). Nói cách khác, thậm chí có không ít người cả người già, trẻ em phải nhịn ăn, nhịn uống để trả chi phí xét nghiệm. Điều này phải chăng đã đóng góp vào tăng trưởng GDP năm 2021?
GDP nhìn từ phía cầu bao gồm tiêu dùng cuối cùng của dân cư, chi tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy gộp tài sản và xuất khẩu thuần. Năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%. Nói chung khi các yếu tố của cầu tăng lên sẽ kích thích sản xuất từ phía cung.
Cũng có những hiện tượng khác góp phần làm tăng GDP. Chẳng hạn đến hẹn lại lên, cứ gần Tết là người ta lại đào và lấp đường. Khi đào đường làm GDP tăng lên, lấp đi cũng làm GDP tăng lên nhưng con đường vẫn thế thậm chí không bằng con đường cũ. Tất cả các khoản này đều tính vào đầu tư công. Nếu cứ "mê đắm" với việc tăng GDP kiểu này có thể gây ra những hậu quả trong kinh tế như rủi ro lạm phát, đầu tư không hiệu quả, nợ công tăng cao, bội chi ngân sách và cả những vấn đề ngoài kinh tế như sự rủi ro về suy thoái về đạo đức.
- Nhưng những năm qua, đầu tư công được xác định là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng GDP có bị ảnh hưởng bởi dịch?
- Website của Tổng cục Thống kê hiện công bố số liệu các chuyên ngành đến năm 2020. Số liệu về vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2020 là khoảng 2,2 triệu tỷ đồng, trong đó đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước khoảng 636.000 tỷ, chiếm xấp xỉ 33,7% tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên cũng theo niên giám và website của Tổng cục Thống kê, khoản tiền 2,2 triệu tỷ đồng chỉ tạo ra 1,7 triệu tỷ tài sản cố định và tài sản lưu động, tức là chỉ khoảng 78,5% khoản tiền xã hội bỏ ra đầu tư đến được với sản xuất tạo ra tài sản. Chênh lệch giữa vốn đầu tư và tích lũy gộp tài sản từ năm 2010 đến 2020 ngày càng có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP cao hơn tích lũy gộp tài sản so với GDP khá nhiều. Năm 2020 tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP khoảng 34,4% nhưng tỷ lệ tích lũy gộp tài sản so với GDP chỉ khoảng 27%. Như vậy có thể thấy khi đầu tư 100 đồng thì chỉ có 78,5 đồng đi vào nền kinh tế còn 21,5 đồng “bèo dạt mây trôi” đâu đó.
Sự chênh lệch giữa vốn đầu tư và tích lũy tài sản phần nào cho thấy nền kinh tế hấp thụ vốn ngày càng kém. Nếu năm 2010 chênh lệch giữa vốn đầu tư và tích lũy tài sản chỉ là 7,2%, sự chênh lệch này ngày càng lớn, đến năm 2020 chênh lệch này tăng lên 21,5%.
Bản chất của GDP là ngắn hạn và mang tính nhất thời, khi tổng cầu cuối cùng (GDP) tăng tại một thời điểm nhưng không lan tỏa đến phía cung (giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm) trong chu kỳ sản xuất sau. Như vậy có thể thấy đầu tư cao dẫn đến tăng trưởng ngay tại thời điểm đó, nhưng nếu đầu tư không hiệu quả thì dù làm GDP tăng nhưng là nguyên nhân sâu xa cơ bản dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng.
Tính toán từ mô hình cân đối liên ngành với cơ cấu đầu tư như năm 2020 cho thấy nếu đầu tư công tăng 5% thì vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 1,68% và lượng tiền đến được với sản xuất khiến tích lũy tăng 1,63% và GDP tăng khoảng 0,42%.
- Ông có thể phân tích rõ hơn mối quan hệ giữa đầu tư không hiệu quả với lạm phát?
- Đầu tư không hiệu quả (đầu tư quá mức và đầu tư không cần thiết) là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và nợ nần, do tổng tiết kiệm quốc gia (Gross National Saving) thiếu hụt so với lượng đầu tư. Khoảng cách giữa tiết kiệm quốc gia với đầu tư và tích lũy tài sản ngày càng lớn. Từ năm 2015 đến 2020, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia nhỏ hơn tỷ lệ vốn đầu tư và tích lũy so với GDP, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP và tiết kiệm quốc gia so với GDP chênh nhau gần 10 điểm phần trăm (vốn đầu tư/GDP khoảng 34% và tiết kiệm quốc gia/GDP khoảng 24%). Điều này thực sự là một cảnh báo thay vì vui mừng với GDP tăng trưởng.
Như vậy có thể thấy việc đưa ra gói kích thích kinh tế lớn đến đâu? Rộng đến đâu? Lâu bao lâu cần hết sức thận trọng và nghiên cứu rất nghiêm túc nếu không sẽ phản tác dụng.
Bài học gói hỗ trợ năm 2008 và hậu quả là lạm phát gần 20% trong năm 2011. Năm 2021 mặc dù giá đầu vào tăng rất mạnh, tính đến thời điểm 24/12/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,93% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,44%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97% những chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2021 cũng chỉ tăng được 1,84%, điều này cho thấy sức mua quá yếu. Điều này cũng phần nào cho thấy khi sức mua được phục hồi có thể dẫn đến rủi ro cao về lạm phát.
- Năm vừa rồi GDP tăng trưởng thấp ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của cả nhiệm kỳ này, thưa ông?
- Năm đầu tiên tăng trưởng thấp ngoài do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một phần còn là do cách chống dịch Covid-19 của các địa phương. Ngay cả đến thời điểm này, khi tỷ lệ tiêm phủ vaccine Covid-19 đã cao, việc hướng dẫn phân chia cấp độ dịch theo các vùng xanh, cam, vàng, đỏ không còn phù hợp. Cùng một con phố, bên kia đường thì chỉ có thể bán mang về nhưng nhà bên này lại được bán tại chỗ, thậm chí có quán hàng khách ngồi chật ních. Như thế có thể thấy cách làm kiểu này rất hình thức.
Việc liên tục đóng - mở cửa hàng dựa theo số ca nhiễm hàng ngày gây khó khăn rất lớn cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp, bởi khó có thể thích ứng kịp. Hơn nữa, việc phân loại cấp độ dịch hiện nay còn đến tận cấp phường, nghĩa là có phường đóng cửa hàng quán, có phường lại được mở, khiến hiệu quả phòng chống dịch không cao.
Trong khi đó, hộ kinh doanh cá thể (bao gồm cả khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản) hiện chiếm 29,4% trong cơ cấu nền kinh tế. Việc nay mở - mai đóng như hiện nay khó có thể kích cầu tiêu dùng tăng lên và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Còn về chỉ tiêu tăng trưởng, tôi cho rằng Quốc hội không nên giao những chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể bởi đâu đó điều này cũng làm khó Chính phủ và cứ phải khiên cưỡng điều hành theo mốc đã được giao. Một thói quen đã có từ lâu nhưng nếu không ai lên tiếng thì sẽ không có sự thay đổi và nếu cứ duy trì việc giao chỉ tiêu tăng trưởng có thể sẽ không có hiệu quả cao.
- Vậy để nền kinh tế đạt được những kết quả tích cực trong giai đoạn này cần phải kích cầu và hỗ trợ cung như thế nào cho phù hợp với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng?
- Mục tiêu tích cực của giai đoạn này vẫn là tăng trưởng. Để cả giai đoạn tăng trưởng thì những năm sau phải tăng trưởng cao. Trước tiên, muốn tăng trưởng cao thì chi phí đầu vào phải thấp đi. Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế bằng chi phí đầu vào + giá trị gia tăng, mà tổng giá trị gia tăng theo giá sản xuất (bao gồm thuế giá thu) chính là GDP.
Thứ hai, muốn có tăng trưởng cao trong những năm sau phải làm cho động cơ đầu tư của người dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tăng lên và phải được cải thiện tốt hơn. Muốn có động cơ đầu tư tốt hơn thì phải giảm tối đa việc thanh kiểm tra, bắt phạt, gây tốn kém và phiền hà cho doanh nghiệp.
Các cơ quan chức năng cũng không nên nghĩ các “mưu kế” để làm thiệt hại cho doanh nghiệp và người dân. Bản chất của trọng cung là bớt đi sự can thiệp can thiệp của Nhà nước. Tiếp đến, những sản phẩm do Nhà nước quản lý như xăng, điện phải được giảm giá, bởi đây là những chi phí đầu vào bắt buộc, thiết yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiêu dùng của dân cư chiếm khoảng 67-68% GDP, trong khi ở Trung Quốc trong 15 năm nay, tỷ lệ này không quá được 50% GDP. Như vậy có thể tiêu dùng cuối cùng của dân cư là khá quan trong trong ở phía cầu. Về nguyên tắc tiêu dùng cuối cùng của dân cư phụ thuộc vào hai yếu tố là giá cả và thu nhập. Nghịch biến với giá cả và đồng biến với thu nhập. Thu nhập của người dân tăng lên thì tiêu dùng tăng lên, giá cả giảm đi thì tiêu dùng cuối cùng tăng lên. Như vậy, muốn giá cả bớt đi thì chi phí đầu vào phải thấp xuống. Chi phí đầu vào thấp xuống sẽ làm tổng giá trị gia tăng (GVA) từ đó dẫn đến GDP tăng lên và chỉ số giá giảm đi. Đây là điều cực kỳ quan trọng.
(Theo NDH)
- Cùng chuyên mục
Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản
Cổ phiếu AGG đang giao dịch ở vùng đáy 4 năm. Nhóm ông Nguyễn Bá Sáng thông báo tiến hành cơ cấu danh mục trong tháng cuối năm 2025.
Tài chính - 02/12/2024 06:30
Tiền lương toàn cầu tăng nhanh
Tiền lương trung bình thực tế toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại khi lạm phát giảm dần. Năm 2023, tiền lương thực tế toàn cầu tăng 1,8%, và dự báo sẽ tăng lên 2,7% trong năm 2024. Đây là mức tăng cao nhất trong hơn 15 năm qua.
Tài chính - 01/12/2024 18:04
Vợ chồng phó giám đốc ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 61 tỉ đồng
Ông Nguyễn Tuấn Cường, Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) Quảng Ngãi, cùng vợ bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 61 tỉ đồng của người thân, bạn bè...
Tài chính - 01/12/2024 10:27
Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM tăng 6,3% trong 10 tháng đầu năm
Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ.
Tài chính - 01/12/2024 08:14
Cần nhiều nỗ lực hơn để vốn ngoại quay lại
Ông Park Won Sang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, để thị trường vốn phát triển, cần thêm nhiều chính sách so với hiện nay.
Tài chính - 30/11/2024 12:15
Eximbank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
Tài chính - 29/11/2024 15:55
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm bất ngờ bứt phá
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm là nhóm tăng giá mạnh nhất phiên 29/11 với mức tăng 5,11%, riêng BVH và MIG tăng hết biên độ 7%.
Tài chính - 29/11/2024 15:52
PV Drilling – cổ phiếu lướt sóng ưa thích của Dragon Capital có gì?
Nhóm quỹ Dragon Capital liên tục lướt sóng cổ phiếu PVD duy trì tỷ lệ sở hữu trong khoảng 4,9% đến 5,1%. Lợi nhuận PV Drilling cải thiện nhờ nhu cầu khoan tăng mạnh.
Tài chính - 29/11/2024 14:36
TTC Hospitality hút 500 tỷ đồng trái phiếu để đáo nợ
TTC Hospitality sở hữu 13 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trong đó có 4 địa điểm đạt chuẩn 5 sao. Việc đưa các khách sạn 5 sao vào hoạt động khiến công ty lỗ nặng trong 9 tháng.
Tài chính - 29/11/2024 10:01
Dư địa 20 tỷ USD cho vay của FinTech Việt Nam
Báo cáo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho biết, hiện có khoảng 20,3 tỷ USD nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đáp ứng, chủ yếu do thiếu tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng cao. FinTech đang góp phần giải quyết nhu cầu tín dụng này.
Tài chính - 29/11/2024 07:16
Doanh nghiệp vẫn gọi được hàng nghìn tỷ đồng dù chứng khoán ảm đạm
Bất chấp thị trường chứng khoán đi xuống, nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang chào bán hàng trăm triệu cổ phiếu, gọi hàng nghìn tỷ đồng từ cổ đông.
Tài chính - 29/11/2024 06:30
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải
Quốc hội đã thống nhất biểu quyết phê chuẩn ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Tài chính - 28/11/2024 19:09
Yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Tài chính - 28/11/2024 07:00
Một công ty quản lý tài sản huy động 1.700 tỷ đồng trái phiếu
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được VPMS góp vốn hợp tác kinh doanh với CTCP Phát triển Golf Thiên Đường để phát triển dự án Paradise Golf tại Hà Nam.
Tài chính - 28/11/2024 06:30
Thanh khoản thị trường vẫn mất hút có đáng lo?
Thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục về mức thấp 11.000 – 13.000 tỷ đồng dù khối ngoại mua ròng trở lại 4 phiên liên tiếp.
Tài chính - 27/11/2024 17:48
Doanh nghiệp nào hưởng lợi lớn khi đánh thuế 5% với phân bón?
Việc đánh thuế phân bón 5% sẽ giúp doanh nghiệp phân bón trong nước được hoàn thuế VAT, giảm giá thành sản xuất tăng tính cạnh tranh.
Tài chính - 27/11/2024 10:32
- Đọc nhiều
-
1
Chiều nay (28/11),VAFIE tổ chức hội thảo 'Góp ý sửa nghị định về đặt cược thể thao'
-
2
Doanh nghiệp nước ngoài chiếm 65% thị phần sơn tại Việt Nam
-
3
Nhiều thương hiệu quốc tế bị phạt nặng vì lập lờ với khách hàng
-
4
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
5
Đề nghị giảm sâu hoặc miễn thuế cho cơ quan báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 4 week ago