[Gặp gỡ thứ Tư] Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên: Làm cao tốc Bắc - Nam không thể 'đẽo cày giữa đường'

Nhàđầutư
Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định lo ngại là hoàn toàn có cơ sở. Song cần lưu ý là kế hoạch xây dựng cao tốc Bắc - Nam phải đặt trong tổng thể nền kinh tế - xã hội và hệ thống luật pháp hiện nay.
XUÂN TIÊN
21, Tháng 08, 2019 | 08:02

Nhàđầutư
Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định lo ngại là hoàn toàn có cơ sở. Song cần lưu ý là kế hoạch xây dựng cao tốc Bắc - Nam phải đặt trong tổng thể nền kinh tế - xã hội và hệ thống luật pháp hiện nay.

ts-nguyen-duc-kien-0609-2347-1027

TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng làm cao tốc Bắc Nam không thể "đẽo cày giữa đường"

Thông tin các nhà đầu tư Trung Quốc đứng độc lập hoặc liên danh với doanh nghiệp Việt Nam chiếm tới 30/60 hồ sơ dự thầu tại 8 dự án BOT cao tốc Bắc - Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận, trong đó có không ít ý kiến bày tỏ sự lo ngại. 

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ (TS) Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về chủ đề này.

Sau vướng mắc tại nhiều đại dự án như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hay Đạm Ninh Bình, rõ ràng dư luận có cơ sở để lo ngại trước việc doanh nghiệp Trung Quốc đang ồ ạt nhảy vào dự án cao tốc Bắc Nam. Với cương vị một chuyên gia kinh tế của Quốc hội, ông nhìn nhận ra sao?

TS Nguyễn Đức Kiên: Tôi cho rằng góc nhìn của dư luận xã hội, qua cách đưa tin của báo chí hiện nay đã đẩy câu chuyện đi quá xa và làm mọi người hiểu sai hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

Năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát các dự án BOT và đưa ra những kết luận, khuyến nghị với Chính phủ thì dư luận, trong đó có không ít chuyên gia yêu cầu phải đầu thầu quốc tế để công khai, minh bạch.

Thế nhưng đến bây giờ, khi mà các cơ quan chức năng đấu thầu quốc tế theo đúng quy định của luật, thì khi kết quả chưa ngã ngũ, chúng ta đã vội vàng phản đối mà không cần nhìn nhận lại xem quá trình thực hiện có đang theo đúng luật không. Và tôi xin nhấn mạnh lại rằng đó là luật quốc tế chứ không phải do các cơ quan quản lý trong nước tự đặt ra. Đấy là điều rất vô lý.

Vì chưa nắm rõ luật nên chúng ta chưa hiểu hết được đây mới là mời sơ tuyển nhà đầu tư, còn chưa đấu thầu. Rồi sau khi lựa chọn nhà đầu tư xong mới tiếp tục lựa chọn nhà thầu mà. Đó là cả một quy trình. Vấn đề cần đặt ra là bây giờ trong nước hạn chế về nguồn lực, thì dùng nguồn vốn nước ngoài để thực hiện có sao không?

Tôi cho rằng kể cả báo chí hay nhiều chuyên gia không hiểu được từng bước đi kỹ thuật, cho nên cứ đẩy vấn đề đi quá bản chất sự việc thực làm cho dư luận xã hội hiểu không đúng.

Tuy nhiên, rõ ràng trong yêu cầu dự thầu có điều khoản vốn chủ sở hữu nhà đầu tư phải bằng tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Con số này gấp đôi Nghị định 63. Hay nhà đầu tư phải từng thực hiện dự án có quy mô 50% dự án đấu thầu, liệu có làm khó doanh nghiệp nội?

TS Nguyễn Đức Kiên: Đừng nhầm lẫn, Nghị định 63 quy định mức 10% là tối thiểu, chứ không phải chốt bằng này. Còn trong thực tế, từ trước tới nay các dự án vẫn áp dụng 10-15% theo Nghị định 63 thì chúng ta lại nói nhà đầu tư tay không bắt giặc, không có năng lực. Đến nay khi nâng chuẩn lên để quy định khắt khe nhằm đảm bảo dự án tiến hành đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn, thì lại cho rằng làm khó doanh nghiệp nội. Rõ ràng trong nhận định của chính chúng ta cũng đang có mâu thuẫn.

Bây giờ nếu cứ đòi phải chọn doanh nghiệp Việt, liệu chúng ta có du di cho những người không có kinh nghiệm, năng lực tài chính yếu kém không; có chấp nhận lạm phát tăng lên để ngân hàng cho doanh nghiệp BOT vay không. Hay chúng ta muốn có con đường cao tốc chạy dọc đất nước to đẹp, xây dựng nhanh chóng, được triển khai bởi doanh nghiệp nội, nhưng cũng yêu cầu phải kiểm soát được lạm phát, cân bằng tài chính.

Thì tôi cho rằng không thể có chuyện mục tiêu nào đạt hết như vậy được. Đất nước ta hiện nay hạn chế về nguồn lực thì phải cân nhắc lựa chọn từng mục tiêu ở từng thời điểm, đó là tất yếu.

Tôi nói ví dụ giờ ưu tiên doanh nghiệp Việt thì phải yêu cầu ngân hàng trong nước tài trợ hàng chục nghìn tỷ đồng, đẩy rủi ro của hệ thống các tổ chức tín dụng lên cao, chúng ta có chấp nhận được không?

Mà thực tế là bây giờ ngân hàng họ cũng rất khó cho vay, vì rủi ro rất cao. Như tại BOT Cai Lậy, quốc lộ 6 Hoà Bình, Thái Nguyên - Chợ Mới, cả chủ đầu tư và ngân hàng đều kẹt cứng, ai chịu trách nhiệm? Hay như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, ngân hàng gần như không muốn cho vay. Các cơ quan cấp Chính phủ vừa qua có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, song đó là về mặt chủ trương. Trong khi hợp đồng vay vốn được ký giữa hai doanh nghiệp với nhau, cho nên anh phải đáp ứng được các yêu cầu trong hợp đồng thì người ta mới cho anh vay.

Vậy theo ông, giải pháp nào là tối ưu đối với dự án cao tốc Bắc – Nam, bởi đây được kỳ vọng là dự án tạo động lực phát triển doanh nghiệp của chúng ta, đồng thời tạo lực đẩy cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn trong giai đoạn tới?

TS Nguyễn Đức Kiên: Bây giờ phải xác định được chúng ta muốn cái gì trước đã. Là ưu tiên doanh nghiệp Việt hay muốn một công trình chất lượng cao, triển khai đúng tiến độ. Chúng ta muốn ưu tiên cân bằng nền tài chính quốc gia hay muốn kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài. Đấy là vấn đề đặt ra và các nhà quản lý cũng như dư luận xã hội phải thống nhất được với nhau.

Bây giờ mỗi người nói một ý, mỗi báo đưa theo một cách và đều đưa theo kiểu cắt cúp một đoạn thông tin rồi bình theo đấy chứ không nhìn vào cả một chuỗi thông tin liên thông. Lê Nin đã nói một nửa cái bánh mì là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa. Cái này rất nguy hiểm.

Nói tóm lại, phải xác định rõ mục tiêu là cái gì, và từ đó đặt ra điều luật cho cuộc chơi. Chứ bây giờ một người nói chất lượng, một người đòi con đường, một người nói ưu tiên doanh nghiệp Việt, một người nói phải ổn định kinh tế vĩ mô, không được lạm phát. Mỗi người nhìn một hướng và đều đòi hỏi ngay lập tức như thế thì không ai giải được bài toán này cả. Bài toán cao tốc Bắc – Nam phải đặt ra trong tổng thể bối cảnh kinh tế xã hội thì mới có thể đưa ra lời giải tối ưu nhất được, chứ không thể làm kiểu 'đẽo cày giữa đường" được.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ