Dự án cao tốc Bắc - Nam - Bài 5: Đòi 'cấm cửa' nhà đầu tư Trung Quốc là tư duy rất sai lầm

Nhàđầutư
Dù bày tỏ lo ngại về vấn đề an ninh quốc phòng, song TS Nguyễn Trí Hiếu vẫn nhìn nhận dòng vốn từ Trung Quốc là cần thiết và tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam.
HÓA KHOA
18, Tháng 08, 2019 | 08:58

Nhàđầutư
Dù bày tỏ lo ngại về vấn đề an ninh quốc phòng, song TS Nguyễn Trí Hiếu vẫn nhìn nhận dòng vốn từ Trung Quốc là cần thiết và tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam.

nhadautu - cam cua Trung Quoc la sai lam

Đòi ‘cấm cửa’ nhà đầu tư Trung Quốc là tư duy rất sai lầm.

Thời gian qua, nhiều ý kiến trái chiều trong công tác sơ tuyển đấu thấu cho dự án cao tốc Bắc - Nam, có 30 bộ hồ sơ của nhà đầu tư Trung Quốc hoặc liên danh với doanh nghiệp Việt Nam tham gia sơ tuyển tại tất cả 8 dự án. Còn 15 bộ hồ sơ ngoại của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Pháp, Philippines.

Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 15 bộ hồ sơ tham gia sơ tuyển. Hơn nữa các tiêu chí đấu thầu quá cao khiến doanh nghiệp Việt hầu như không có cửa trúng thầu.

Dự án cao tốc Bắc - Nam (dài 654 km) được đánh giá có ý nghĩa lớn về kinh tế, quốc phòng, an ninh. Do đó, dư luận không khỏi lo lắng trước việc các nhà thầu Trung Quốc khả năng lớn sẽ trúng thầu.

Đặc biệt khi, báo chí đã từng tốn không ít giấy mực phản ánh câu chuyện nhà thầu Trung Quốc mất uy tín khi thực hiện dự án Cát Linh - Hà Đông, Đạm Ninh Bình.

Để có góc nhìn khách quan về vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Kinh tế - Tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu.

Đây là những quy định mà doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh hiện nay rất khó có thể đáp ứng. Khi mà số lượng hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc đang áp đảo, theo ông có nên nới lỏng yêu cầu để tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp trong nước?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Nhiều ý kiến đánh giá một số yêu cầu doanh nghiệp đấu thầu cao tốc Bắc - Nam đang làm khó doanh nghiệp trong nước. Đơn cử, doanh nghiệp trong nước phải có vốn chủ sở hữu cho dự án tối thiểu bằng 20%, lớn hơn so với quy định trong Nghị định 63/2018 (10-15%).

Ngoài ra, cũng có quy định nhà đầu tư tham gia đấu thầu phải từng đầu tư một dự án có tổng mức đầu tư bằng 50% đoạn cao tốc đang đấu, cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp trong nước phải từng tham gia các dự án quy mô khoảng 4.000-5.000 tỷ.

Theo ý kiến của tôi, việc tăng điều kiện tham gia đấu thầu như tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ 10-15% theo quy định lên 20%, cũng như các nhà thầu phải đáp ứng gói thầu tham gia trước đó đủ lớn (bằng 50% tổng vốn đoạn đường cao tốc đấu thầu) là các yếu tố quan trọng. Việc doanh nghiệp đáp ứng 2 yếu tố này đồng nghĩa họ đủ khả năng và điều kiện thực hiện phần dự án đấu thầu.

nhadautu - TS Nguyen Tri Hieu

Chuyên gia Kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu.

Như đã biết, các hồ sơ nhà thầu Trung Quốc trong công tác sơ tuyển đấu thầu chiếm áp đảo với 16 doanh nghiệp, Hàn Quốc 5 doanh nghiệp, Pháp 2 doanh nghiệp, Singapore và Philipines đều có 1 doanh nghiệp. 

Dư luận đã bày tỏ lo ngại, việc mở rộng cho các nhà đầu tư quốc tế tham gia đấu thầu sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư Trung Quốc, với tiềm lực tài chính lớn và am tường nền kinh tế Việt Nam, sẽ dễ dàng trúng thầu.

Tuy vậy, đây là dự án đối tác công tư (PPP), theo Luật Đấu Thầu phải thực hiện đấu thầu quốc tế. Cũng theo Luật Đấu thầu, trường hợp có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, cần cấp thẩm quyền quyết định. Nên nhớ, hiện tại chúng ta mới chỉ ở giai đoạn sơ tuyển, sau đó mới đánh giá sơ tuyển, rồi sang bước đấu thầu, và chính thức lựa chọn nhà thầu.

Với sự am hiểu nền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc gần như là bên hiếm hoi chấp nhận các rủi ro lớn trong "cuộc chơi" đầu tư hạ tầng ở Việt Nam, như không có bảo lãnh doanh thu, không có bảo lãnh tỷ giá, cũng như chuyển tiền đồng thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài - vốn là những quy định mà các nhà đầu tư phương tây đã "ra giá" khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam.

Trong bối cảnh nguồn lực trong nước khan hiếm, ông đánh giá thế nào về dòng vốn Trung Quốc trong 8 dự án PPP nói trên?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Với việc dễ dàng huy động nguồn vốn tốt, lãi suất thấp, những nhà thầu Trung Quốc được coi tiềm lực tài chính lớn. Tôi nghĩ, các gói thầu của chúng ta không là gì so với khả năng tài chính của họ.

Điều dư luận lo lắng gần đây là vấn đề chính trị. Bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận đầu tư, họ còn có ý đồ chính trị gì khác?

Bên cạnh đó, dư luận đã có sự so sánh với dự án Cát Linh - Hà Đông, cũng do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Dự án khởi công từ tháng 10/2011 (được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt từ năm 2009), nhưng đến giờ vẫn chưa thể vận hành. Ngoài ra, từ mức vốn đầu tư ban đầu là 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng), dự án đã “đội vốn” lên hơn 18.000 tỷ đồng. Chưa kể, chất lượng dự án này rất yếu kém.

Do đó, Chính phủ cần phải đưa ra sự quyết liệt khi chất lượng xây dựng ở một vài dự án của nhà thầu Trung Quốc không tốt. Đặc biệt, cũng cần phải đảm bảo vấn đề an ninh khi dự án cao tốc Bắc-Nam liên quan tới vấn đề quốc phòng.

Các ngân hàng hiện nay rất ngại cho vay BOT, bởi trong mắt họ, rủi ro là đặc biệt lớn. Theo ông, nhà nước có chăng nên có chính sách nới lỏng tín dụng cho lĩnh vực BOT, để các doanh nghiệp Việt có thêm cơ hội tiếp cận các dự án thành phần Cao tốc Bắc Nam?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Tôi nghĩ, ngân hàng có quyền đòi hỏi khi đã tham gia vào dự án BOT. Bởi lẽ, chính họ là bên lãnh nhận rủi ro nếu dự án không thành công. Do vậy, nên để ngân hàng lựa chọn mức phần trăm là 10%, 15% hoặc 40% tùy theo mức thẩm định, đánh giá. 

Nhà nước có thể đưa ra con số, nhưng không nên quá cứng nhắc phải theo con số này hoàn toàn. Tôi nghĩ, có thể quy định mức vốn tự có tối thiểu là 15%. Các ngân hàng thương mại sẽ dựa trên khung này và đám phán thỏa thuận con số hợp lý trên gói thầu đó.

Nguồn vốn nước ngoài, kể cả từ Trung Quốc có thể được chào đón, trong câu chuyện nhà thầu Trung Quốc rất mất uy tín đã thể hiện rõ qua dự án Cát Linh Hà Đông hay Đạm Ninh Bình. Chúng ta có nên "cấm cửa" đối với nhà thầu xây dựng của Trung Quốc?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Tôi nghĩ không nên hạn chế. Chúng ta nên luôn mở gói thầu cho họ tham gia. Với trường hợp các nhà thầu Trung Quốc tham gia với ý đồ "khác", đó là trách nhiệm của cơ quan chức năng, kể cả ngân hàng thương mại phải hiểu và nắm bắt được.

Tuy vậy, cũng không nên chỉ vì Trung Quốc có tiền, có tiềm lực mà chúng ta quên đi rủi ro kinh tế, an ninh cho các dự án và quốc gia.  

Ngoài ra, chúng ta nên quy định cấm các nhà thầu nước ngoài đưa lao động phổ thông vào làm tại các dự án, do trong thời gian qua, tình trạng nhà thầu, nhà đầu tư Trung Quốc đưa lao động phổ thông vào làm việc tại các dự án điện ở Việt Nam rất phổ biến.

Cùng với đó, một trong các quy chuẩn quan trọng nhất là nói không với tham nhũng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ