Lo ngại cao tốc Bắc - Nam vào tay nhà thầu Trung Quốc - Bài 4: Minh bạch sẽ tạo niềm tin ở dân

Nhàđầutư
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng dự án cao tốc Bắc - Nam đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, vì vậy tất cả các khâu phải công khai minh bạch mới tạo niềm tin ở người dân, cũng như không lo ngại bất cứ nhà thầu nước nào.
THẮNG QUANG
17, Tháng 08, 2019 | 08:30

Nhàđầutư
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng dự án cao tốc Bắc - Nam đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, vì vậy tất cả các khâu phải công khai minh bạch mới tạo niềm tin ở người dân, cũng như không lo ngại bất cứ nhà thầu nước nào.

Cho người dân cùng giám sát

Trao đổi với Nhadautu.vn về dự án cao tốc Bắc - Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho hay thơi gian qua báo, đài phản ánh nhiều về đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cho dự án này.

Theo ông, nhiều người lo ngại về sự áp đảo của nhà thầu Trung Quốc khi nộp hồ sơ sơ tuyển. Điều này cũng chính đáng vì đã có nhiều bài học nhãn tiền khi nhà thầu Trung Quốc thi công các dự án lớn như: Dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi...

Ông dẫn chứng thêm về dự án đường sắt Cắt Linh - Hà Đông, Bộ GTVT đã chỉ ra nguyên nhân chậm tiến độ, trong đó có phía tổng thầu do Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện ự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC. Đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế. 

Trong khi đó, cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán; trong khi đây là lần đầu tiên Tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam dẫn đến công tác quản lý điều hành của Tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập.

Vu-Quoc-Hung

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chia sẻ với Nhadautu.vn. Ảnh: Thắng Quang.

"Đấy là lỗi của chúng ta chọn tổng thầu chưa tốt. Còn dự án cao tốc Bắc - Nam chúng ta tiến hành kỹ lưỡng, chặt chẽ, đấu thầu công khai, minh bạch, để dân cùng giám sát thì chẳng lo ngại gì. Chính phủ cũng phải tạo điều kiện về vốn thông thoáng hơn để doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với nhà thầu nước ngoài", ông Vũ Quốc Hùng nhận định.

Chia sẻ về kinh nghiệm thi công của các nhà thầu Trung Quốc, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nhà đầu tư Trung Quốc làm dự án ở nước họ thì có những công trình hạ tầng giao thông rất tốt.

Vì thế, tốc độ phát triển đất nước của họ khá nhanh. Ở các nước có thể chế nghiêm minh, minh bạch, thì nhà đầu tư Trung Quốc cũng cạnh tranh được. Tuy nhiên, càng các nước đang phát triển, chính sách chưa hoàn thiện, bộ máy quản lý yếu kém, nhà đầu tư Trung Quốc càng tỏ rõ bản chất nhờn luật và lách luật.

Tại những nước này, Trung Quốc không đưa những nhà thầu, doanh nghiệp thành công sang mà chủ yếu đưa nhà thầu kém chất lượng, hay nói cách khác là thời gian qua họ chỉ đưa doanh nghiệp nhỏ kiểu "sang học việc" tại Việt Nam. Vì vậy, hầu hết chất lượng các dự án đều không đảm bảo.

"Nhà đầu tư Trung Quốc có lịch sử luôn không có thiện chí làm các dự án chất lượng ở Việt Nam, không có dự án mang thương hiệu mà họ chỉ nghĩ lợi ích riêng. Chuyện làm ăn không thể biện minh bằng những lời nói hoa mỹ mà phải thực tế, sòng phẳng", bà Phạm Chi Lan lo ngại và theo bà phải có cơ chế ràng buộc với các nhà đầu tư Trung Quốc nếu họ trúng thầu.

"Chia nhỏ các gói thầu thì nhà thầu Việt có nhiều cơ hội"

Đó là khẳng định của Chuyên gia xây dựng Đỗ Thuỵ Đằng khi nói về việc tạo điều kiện cho nhà thầu Việt trúng thầu dự án cao tốc Bắc - Nam. Theo ông, nhiều người nghĩ sai lầm rằng, không nên chia nhỏ tổng khối lượng cần đấu thầu thành nhiều các gói thầu hơn nữa là để tránh tủn mủn.

Trong khi, Việt Nam mới bước vào nền kinh tế thị trường, sản phẩm kinh tế của ta mới đạt mức thu nhập trung bình, vốn của các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, cho nên không thể kham được các gói thầu đòi hỏi vốn lớn.

"Về kinh nghiệm, khi nói thi công đường bộ cao tốc, rõ ràng, chúng ta đều biết Việt Nam mới có rất ít các cung đường cao tốc, cho nên yêu cầu về kinh nghiệm thi công đã nghiễm nhiên loại bỏ rất nhiều doanh nghiệp thi công xây dựng nội địa trước khi đấu thầu rồi", ông Đằng phân tích.

cao-toc1

Chuyên gia xây dựng Đỗ Thuỵ Đằng cho rằng chi nhỏ các gói thầu dự án cao tốc Bắc - Nam thì doanh nghiệp việt có nhiều cơ hội trúng thầu.

Cũng theo vị chuyên gia, để thực hiện khẩu hiệu "Công trình Việt Nam ưu tiên chọn nhà thầu Việt Nam", trước hết phải chia yêu cầu thi công các công trình lớn với vốn lớn thành nhiều gói thầu nhỏ hơn nữa và phải thêm tiêu chí bảo hộ quyền nhận thầu của các đơn vị hoàn toàn Việt Nam trên cơ sở biết chắc công nghệ sẵn có của Việt Nam. 

"Dự án đường cao tốc Bắc - Nam đặt ra các yêu cầu kinh tế kỹ thuật cho các gói thầu quá tầm của các doanh nghiệp Việt Nam, thì làm sao họ có thể mặn mà tham gia dự thầu được. Nếu, chúng ta đã biết số vốn của Việt Nam chỉ có chừng này thì phải chia nhỏ các gói thầu ra, mỗi gói thầu có giá trị ít thôi thì có cần 100% vốn Việt Nam cũng thừa", ông Đằng nói.

Chuyên gia xây dựng nói thêm: "Chúng ta phải ưu tiên doanh nghiệp nội địa bằng chia công trình thành nhiều gói thầu nhỏ hơn nữa; mặc ai đó nói là tủn mủn; miễn sao có thêm nhiều doanh nghiệp nội địa tham gia đấu thầu và có thể trúng thầu mà chẳng hề kém cạnh. Đừng để doanh nghiệp nước ngoài nhận thầu rồi chia nhỏ để thuê các doanh nghiệp Việt Nam làm, hòng thu lợi kiểu "buôn nước bọt"".

Bộ GTVT vừa công bố 8 dự án xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo hình đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Đồng Nai.

Dự kiến tổng mức đầu tư 8 dự án này 104.070 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư Nhà nước 40.360 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 8 dự án cao tốc Bắc - Nam đã được mở thầu, thu hút 60 nhà đầu tư và liên danh các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Trong đó, 15 nhà đầu tư Việt Nam, còn lại là các doanh nghiệp, liên doanh đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp với số lượng doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ