[Gặp gỡ thứ Tư] 'DFC xác định các cơ hội mới để đầu tư vào các khoáng sản thiết yếu ở Việt Nam'

Nhàđầutư
Không phải là "tay chơi" mới ở Việt Nam, nhưng Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) chỉ gây chú ý trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Biden vào tháng trước với hai hợp đồng tín dụng tổng trị giá 400 triệu USD cho VPBank và TPBank.
MINH TUẤN
25, Tháng 10, 2023 | 08:00

Nhàđầutư
Không phải là "tay chơi" mới ở Việt Nam, nhưng Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) chỉ gây chú ý trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Biden vào tháng trước với hai hợp đồng tín dụng tổng trị giá 400 triệu USD cho VPBank và TPBank.

Trả lời phỏng vấn Nhadautu.vn, người phát ngôn của Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC), bà Pooja Jhunjhunwala, chia sẻ về các ưu tiên của DFC tại Việt Nam như đất hiếm, hạ tầng và năng lượng, cũng như tác động của đầu tư đối với cải cách ra sao.

Bà có thể cho biết lý do DFC cung cấp 2 khoản vay nhân dịp chuyến thăm của Tổng thống Biden không? Hai ngân hàng Việt đó đã đáp ứng những tiêu chí nào để được tài trợ?

Bà Pooja Jhunjhunwala: DFC là tổ chức tài chính phát triển của Mỹ. Chúng tôi hợp tác với khu vực tư nhân để tài trợ vốn cho các giải pháp nhằm xử lý những thách thức quan trọng nhất mà thế giới hiện nay đang phải đối mặt.

Một thách thức lớn mà phần lớn các nước phát triển phải đối phó là thiếu vốn. Ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của nền kinh tế nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thuê nhân công và mở rộng hoạt động. Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các nhóm đối tượng chưa được tiếp cận vốn khác cũng gặp nhiều thách thức.

Trong dịp tháp tùng Tổng thống Biden thăm Việt Nam, Tổng giám đốc DFC Scott Nathan đã công bố hơn 400 triệu USD tài trợ mới của DFC để giúp mở rộng khả năng tiếp cận tài chính, thông qua cung cấp các khoản vay cho hai ngân hàng lớn của Việt Nam là VPBank và TPBank.

Các khoản vay này nhằm tăng cường tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam, bao gồm cả những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và gặp khó khăn trong việc vay vốn.

Giống như tất cả các dự án của DFC, VPBank và TPBank đều được rà soát kỹ để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường quốc tế, cũng như chứng minh được lịch sử kinh doanh tốt.

DFC _ TP Bank2368

Tổng giám đốc DFC Scott Nathan cùng Tổng giám đốc TPBank Nguyễn Hưng bắt tay trong lễ ký kết thỏa thuận vay vốn 100 triệu USD với sự chứng kiến của Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry, ngày 10/9/2023. Ảnh: DFC cung cấp.

Khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, ưu tiên của DFC tại Việt Nam là gì? Những lĩnh vực nào có khả năng nhận được tài trợ từ DFC? DFC dự kiến có triển khai thêm dự án ở Việt Nam không?

Bà Pooja Jhunjhunwala: Việt Nam hiện là thị trường lớn nhất của DFC tại Đông Nam Á và DFC cam kết tài trợ vốn cho khu vực tư nhân tại Việt Nam để đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Trong số nhiều lĩnh vực mà DFC hỗ trợ, các lĩnh vực ưu tiên bao gồm: Cơ sở hạ tầng và khoáng sản quan trọng, năng lượng, y tế, nông lương, và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, thông qua các giao dịch như với VPBank và TPBank.

Trong danh mục đầu tư của mình, chúng tôi cũng tập trung vào các khoản đầu tư nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và hỗ trợ phụ nữ cũng như các cộng đồng khác chưa được tiếp cận vốn.

Trong chuyến thăm Hà Nội tháng trước, Tổng thống Mỹ Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhất trí đưa khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột mới trong quan hệ song phương. Chiến lược của DFC có phù hợp với định hướng này không? Với tư cách là một cơ quan liên bang, DFC có thể làm gì để đóng góp cho khía cạnh này của quan hệ Việt - Mỹ?

Bà Pooja Jhunjhunwala: DFC cam kết hỗ trợ đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án công nghệ đổi mới, chẳng hạn như: Nhà mạng cung cấp dịch vụ di động và Internet, tháp viễn thông và trung tâm dữ liệu, các dự án ứng dụng công nghệ để hỗ trợ các chức năng khác như công nghệ tài chính (fintech) và giáo dục trực tuyến.

Một thách thức lớn mà phần lớn các nước phát triển phải đối phó là thiếu vốn. Ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của nền kinh tế nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thuê nhân công và mở rộng hoạt động

Bà Pooja Jhunjhunwala

Đầu tư vào công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông giúp tăng cường hoạt động kinh tế và chất lượng sống ở các nước đang phát triển bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và lương thực, đồng thời giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn hơn.

Ví dụ, DFC gần đây đã cam kết 15 triệu USD cho Wavemaker Impact, một quỹ đầu tư công nghệ ở Đông Nam Á nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực thông qua các giải pháp đổi mới.

Ngoài ra, thông qua việc đầu tư vào các đầu tư tư nhân (PE), chúng tôi đã hỗ trợ nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ cao, qua đó tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và và tạo việc làm cho lực lượng lao động có trình độ ngày càng cao.

Một ví dụ là Quỹ Beacon đã sử dụng nguồn tài trợ của DFC để đầu tư vào nhiều doanh nghiệp CNTT, bao gồm Topica EdTech, nền tảng cung cấp các chương trình đại học trực tuyến cho sinh viên ở khắp khu vực Đông Nam Á.

Chính quyền Biden coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Việt Nam có nhu cầu rất lớn về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu và năng lượng. Liệu Việt Nam sẽ nhận được ưu tiên tài trợ từ DFC trong các lĩnh vực này không?

Bà Pooja Jhunjhunwala: Hai khoản vay được công bố trong chuyến thăm Việt Nam gần đây của Tổng giám đốc Scott Nathan đã tăng gần gấp ba danh mục đầu tư của chúng tôi tại Việt Nam. Các khoản vay này giúp nông dân tiếp cận các thị trường lớn hơn, đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và cung cấp vốn tăng trưởng cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trên toàn thế giới, DFC có hoạt động đầu tư tại hơn 110 quốc gia. DFC xem xét các dự án đáp ứng tiêu chí của DFC và đánh giá mọi dự án tiềm năng để xác định và giảm thiểu các rủi ro kinh tế, môi trường, xã hội. Chúng tôi cũng đánh giá tiềm năng của dự án trong việc đạt được các tác động phát triển tích cực thông qua các công cụ thẩm định như nghiên cứu khả thi về mặt kỹ thuật, đánh giá lịch sử vốn chủ sở hữu, cũng như sự hỗ trợ của nước sở tại cho dự án.

vpbank dfc

Đại diện lãnh đạo DFC và VPBank ký Cam kết khoản vay song phương. Ảnh: VPBank.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ nhiều công ty công nghệ Mỹ trong chuyến thăm Mỹ trong tháng 9 và đề nghị họ tăng cường đầu tư tại Việt Nam. DFC có thể đóng vai trò cầu nối ra sao? DFC có kế hoạch tham gia vào các dự án bán dẫn, đất hiếm tại Việt Nam không?

Bà Pooja Jhunjhunwala: Từ lâu chúng tôi đã hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ tại các thị trường mới nổi và các công cụ tài chính của chúng tôi - bao gồm các khoản vay và bảo lãnh, đầu tư cổ phần và bảo hiểm rủi ro chính trị - giúp các doanh nghiệp Mỹ hiện diện tại các thị trường đó.

DFC có thể hỗ trợ đầu tư trong toàn bộ chuỗi cung ứng các khoáng sản thiết yếu, bao gồm khâu sản xuất và chế biến, nhằm giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu.

Những công cụ này cũng có thể được áp dụng cho các khoản đầu tư cho phép sản xuất, khai thác và trao đổi khoáng sản thiết yếu, chẳng hạn như bằng cách cải thiện liên kết giao thông hoặc cung cấp điện cho các dự án này.

DFC sẽ tiếp tục xác định các cơ hội tiềm năng mới để đầu tư vào các khoáng sản thiết yếu.

DFC gặp phải những rào cản gì khi triển khai dự án ở Việt Nam?

Bà Pooja Jhunjhunwala: DFC đã hỗ trợ nhiều dự án tại Việt Nam trong một số lĩnh vực, từ CNTT, nuôi trồng thủy sản đến dịch vụ tài chính. Chúng tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp thường gặp thách thức khi hoạt động ở các thị trường đang phát triển và các công cụ tài chính của chúng tôi có thể giúp giảm thiểu những thách thức đó.

Chúng tôi hợp tác với các doanh nghiệp có lịch sử tốt và tiến hành thẩm định kỹ lưỡng các dự án tiềm năng trước khi cam kết cấp vốn.

DFC có khuyến nghị gì cho Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh không?

Bà Pooja Jhunjhunwala: Mức độ tài trợ cho đầu tư của DFC phụ thuộc vào môi trường kinh doanh thuận lợi và sự quản trị có lợi cho đầu tư tư nhân và tạo ra các mục tiêu rõ ràng, từ đó làm cơ sở cho quan hệ đối tác với khu vực tư nhân.

DFC phối hợp chặt chẽ với các cộng sự tại các tổ chức như Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Ngoại giao Mỹ. Họ là những cơ quan có vị thế thuận lợi để hỗ trợ các nước đối tác thực hiện những nỗ lực này.

Nhiệm vụ của DFC là hỗ trợ các giao dịch phát triển và chiến lược ở hơn 110 quốc gia.

Khi các nhóm giám sát của DFC đến thăm các dự án mà DFC hỗ trợ trên khắp thế giới, chúng tôi thấy vốn tư nhân có thể bắt đầu một chu kỳ tích cực ra sao, trong đó đầu tư thúc đẩy cải cách và cải cách có thể thu hút hơn nữa nguồn đầu tư cần thiết.

Nói ngắn gọn, đầu tư có thể thúc đẩy cải cách và ngược lại, cải cách có thể giúp thu hút đầu tư. Đó là một trong những lý do khiến cách tiếp cận phát triển của DFC mà ở đó khu vực tư nhân dẫn dắt rất hiệu quả.

Xin cảm ơn bà!

Sau khi Đạo luật sử dụng hiệu quả hơn các khoản đầu tư phát triển (viết tắt là BUILD) được Tổng thống Donald Trump ký thành luật vào tháng 10/2018, DFC được thành lập vào năm 2019 thông qua việc sáp nhập Cơ quan Đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) và Cơ quan Tín dụng phát triển của USAID.

DFC đầu tư vào nhiều lĩnh vực bao gồm năng lượng, y tế, cơ sở hạ tầng thiết yếu và công nghệ. DFC cũng cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nhân do phụ nữ làm chủ nhằm tạo việc làm tại các thị trường mới nổi.

Ngoài việc tài trợ vốn cho TPBank và VPBank, DFC trước đó đã cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vay 200 triệu USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ