Đà Nẵng bàn chuyện phát triển nhân lực ngành bán dẫn

Nhàđầutư
Với nhiều lợi thế sẵn có, Đà Nẵng đang kết nối các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia nhằm đón đầu ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, kỳ vọng tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu.
NGUYỄN TRI
10, Tháng 10, 2023 | 15:59

Nhàđầutư
Với nhiều lợi thế sẵn có, Đà Nẵng đang kết nối các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia nhằm đón đầu ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, kỳ vọng tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu.

Phát triển nhân lực để đón đầu công nghiệp bán dẫn

Hiện, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip với hơn 5.000 kỹ sư và đang có xu hướng gia tăng, trong đó, Đà Nẵng chiếm 7%.

Tại Đà Nẵng, Trung tâm vi mạch được thành lập vào cuối năm 2014 đã góp phần tích cực cho sự phát triển lĩnh vực này tại địa phương. Thiết kế, sản xuất vi mạch là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra trong kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2030.

Một số doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực phần cứng, điện tử tại TP. Đà Nẵng như: Công ty Foster (Nhật Bản), Công ty Mabuchi Motor (Nhật Bản), Công ty Việt Hoa, Công ty T.T.T.I Đà Nẵng, LG ... Một số doanh nghiệp phần mềm như eSilicon, Global CyberSoft, Acronics, Uniquify, ... cũng dần hình thành các nhóm nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm điện tử, vi mạch.

chip-ban-dan-Da-Nang (1)

Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip với hơn 5.000 kỹ sư và đang có xu hướng gia tăng, trong đó, Đà Nẵng chiếm 7%. Ảnh: T.V

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, bằng mọi cách, Đà Nẵng phải có tên trong hệ sinh thái vi mạch bán dẫn thế giới.

Để làm được điều đó cần, Đà Nẵng cần phải có nguồn nhân lực, thu hút đầu tư và có "thảm đỏ" về cơ chế chính sách cho doanh nghiệp trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực, phát triển lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

Ông Bình dẫn chứng, mỗi năm, FPT có 6.000 - 7.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp. Để sinh viên có thể làm việc cho ngành vi mạch bán dẫn, FPT có thể bắt tay cùng các công ty sản xuất chip như Synopsys để đào tạo từ xa trong 6 tháng.

Cùng với đó, Tập đoàn cũng có thể gửi sinh viên sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan làm việc để tạo nguồn nhân lực nhanh chóng. Sau đó, đưa nhân sự này quay về làm việc tại Đà Nẵng. FPT dự kiến ban đầu là đặt mục tiêu 10.000 người sau có thể 20.000 - 30.000 người mỗi năm phục vụ ngành vi mạch bán dẫn.

Còn theo PGS.TS Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng Trường ĐH CNTT&TT Việt-Hàn (Đại học Đà Nẵng), nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết và có kế hoạch phát triển chương trình đào tạo công nghệ vi mạch trong năm học 2023-2024 trên cơ sở hợp tác với các đối tác ở Hàn Quốc, dự kiến tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm học 2024-2025.

Theo ông Pháp, với việc thành phố ưu tiên đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp về thiết kế, sản xuất vi mạch, yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực này là nguồn nhân lực phục vụ vận hành doanh nghiệp. Chính vì vậy, thành phố cần có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Theo đó, thành phố cần triển khai chương trình đào tạo giảng viên nguồn về công nghệ vi mạch, tuyển chọn từ các trường đại học trên địa bàn TP. Đà Nẵng như mô hình của TP. HCM, Trung tâm công nghệ cao hợp tác với công ty Synposys.

Cùng với đó, thành phố cũng cần xây dựng Đề án tài trợ học phí cho sinh viên có hộ khẩu TP. Đà Nẵng, hỗ trợ/tài trợ chi phí chỗ ở cho sinh viên ngoài TP. Đà Nẵng theo học các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ vi mạch, bán dẫn tại các trường đại học uy tín tại Đà Nẵng.

chip-ban-dan-Da-Nang (2)

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, bằng mọi cách, Đà Nẵng phải có tên trong hệ sinh thái vi mạch bán dẫn thế giới. Ảnh: N.T

"TP. Đà Nẵng có đề án gửi học sinh ra nước ngoài đào tạo với chi phí rất lớn, nhưng có thực trạng là học sinh học ở nước ngoài không quay về. Từ đó, thành phố nên có đề án tài trợ cho sinh viên trên địa bàn học tại Đà Nẵng về lĩnh vực vi mạch và có cam kết làm việc tại địa phương, không nhất thiết là phải làm việc tại cơ quan thành phố hay doanh nghiệp. Nếu có nguồn nhân lực lớn, chất lượng, các doanh nghiệp sẽ tự tìm đến với thành phố", ông Pháp nêu quan điểm.

Tạo cơ chế để thu hút đầu tư vào vi mạch bán dẫn

Theo thống kê, trên địa bàn TP. Đà Nẵng có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động.

Hiện, Đà Nẵng có 1 khu công nghệ cao, 6 khu công nghiệp và chế xuất và 3 khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm đang hoạt động (Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu phức hợp FPT, Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1).

Ngoài ra, thành phố này đã triển khai đầu tư xây dựng Khu Công viên phần mềm số 2 (đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đưa vào vận hành, khai thác); tiếp tục mở rộng Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 2; thu hút đầu tư Khu Không gian sáng tạo Hòa Xuân, hỗ trợ triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng Tòa nhà công nghệ cao Viettel, Khu CNTT Đà Nẵng Bay.

Từ đó, hạ tầng các khu công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ thông tin như trên đảm bảo sẵn sàng phục vụ các tập đoàn, doanh nghiệp điện tử, vi mạch, bán dẫn.

Ngoài việc đào tạo, Chủ tịch Tập đoàn FPT cũng đề xuất thành phố có thể đưa nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài về đây tạo điều kiện để họ gắn bó và phát triển. Bên cạnh nhân lực, thu hút đầu tư là việc quan trọng cần phải làm, đặc biệt, phải hợp tác với những công ty lớn trên thế giới. 

"Để thu hút đầu tư cần trải "thảm đỏ" đón doanh nghiệp. "Thảm đỏ" của Đà Nẵng nên là khung pháp lý thuận lợi, cơ chế, đào tạo, kết nối quốc tế và tâm huyết của lãnh đạo và nhân dân Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng cần chứng minh thực lực bằng các con số: nhân sự, doanh nghiệp, nhân vật danh vọng của ngành ở tại Đà Nẵng", ông Bình chia sẻ. 

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, Đà Nẵng sẽ có "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" với cách tiếp cận bắt đầu từ nhân lực để đón đầu ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch.

chip-ban-dan-Da-Nang (3)

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu cần đưa nội dung vi mạch, bán dẫn vào chương trình xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế. Ảnh: N.T

Thời gian tới, ông Quảng đề nghị, UBND TP triển khai xây dựng "Đề án phát triển nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn TP. Đà Nẵng"; đồng thời, thành lập "Tổ công tác, tham mưu liên ngành" xây dựng Đề án và nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo thành phố xem xét, chỉ đạo triển khai kịp thời, hiệu quả.

Ông Quảng còn yêu cầu, nghiên cứu, bổ sung thêm lĩnh vực vi mạch, bán dẫn vào lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố; thu hút chuyên gia có kinh nghiệm đến TP. Đà Nẵng (làm việc ngắn hạn hoặc sự kiện, hội thảo,..) để chuyển giao tri thức, kinh nghiệm.

"Thành phố cũng cần đưa nội dung vi mạch, bán dẫn vào chương trình xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế, bắt đầu ngay từ năm 2024; phải quyết tâm thu hút các doanh nghiệp trên lĩnh vực thiết kế vi mạch và bán dẫn, đóng gói và kiểm thử đầu tư vào Đà Nẵng. Bên cạnh đó, cần khảo sát, rà soát toàn diện các doanh nghiệp vi mạch, bán dẫn hiện có để có chính sách hỗ trợ phù hợp", ông Quảng yêu cầu thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ