Doanh nghiệp Đà Nẵng đề nghị ngân hàng có chính sách tín dụng minh bạch

Nhàđầutư
Đại diện doanh nghiệp Đà Nẵng cho rằng, ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh, tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại không có chính sách rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp hiểu nhầm. Do đó, các ngân hàng phải rõ ràng, chính sách phải minh bạch về việc tiếp cận vốn.
THÀNH VÂN
08, Tháng 10, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Đại diện doanh nghiệp Đà Nẵng cho rằng, ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh, tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại không có chính sách rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp hiểu nhầm. Do đó, các ngân hàng phải rõ ràng, chính sách phải minh bạch về việc tiếp cận vốn.

Tháo gỡ tiếp cận vốn vay, giảm tiền thuê đất

Tại Hội nghị "Gặp gỡ chính quyền và doanh nghiệp TP. Đà Nẵng" chiều 6/10, các doanh nghiệp đã nêu nhiều kiến nghị, góp ý tháo gỡ vướng mắt, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Kiểm toán, Thẩm định và Tư vấn Ecovis Afa Việt Nam cho biết, tiền thuê đất tăng cao theo đơn giá gây ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.

Mặc dù thành phố đã có biện pháp hỗ trợ giảm hệ số tính tiền thuê đất, giảm tỉ lệ giá đất sản xuất kinh doanh, đất thương mại - dịch vụ so với đất ở, nhưng tiền thuê đất vẫn ở mức rất cao.

Ông Hiếu đề xuất thành phố tiếp tục xem xét tỉ lệ giá thuê đất ở và đất thương mại - dịch vụ, sản xuất kinh doanh, có sự điều chỉnh cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Với những vấn đề vượt thẩm quyền, đề nghị thành phố kiến nghị Trung ương tháo gỡ.

Cũng theo ông Hiếu, trong thời gian qua, Nhà nước đã có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hạ lãi suất, nới room tín dụng, chương trình hỗ trợ cho vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác… Đây là những chính sách hết sức thiết thực, đúng đắn.

Tuy nhiên, đến nay mới có rất ít doanh nghiệp được thụ hưởng và còn vướng mắc nhiều quy định ở cả phía doanh nghiệp và ngân hàng.

20231006-DSC05586

Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Kiểm toán, Thẩm định và Tư vấn Ecovis Afa Việt Nam. Ảnh: T.V.

"Ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh, tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại không có chính sách rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp hiểu nhầm. Cho nên phải rõ ràng tất cả các chính sách liên quan đến mua bảo hiểm, bán trái phiếu, thời hạn trả nợ… để người tiếp cận vốn hiểu được và tiếp cận vốn không vướng mắc. Do đó, các ngân hàng phải rõ ràng, chính sách phải minh bạch về việc tiếp cận vốn", ông Hiếu nói.

Trong khi đó, ông Lê Trường Kỹ, Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc CTCP Kỹ thuật xây dựng Dinco cho rằng, hiện nay việc thiếu quỹ đất công nghiệp đã gây gặp khó cho các doanh nghiệp mới muốn đầu tư vào thành phố. Hiện thành phố chỉ còn duy nhất Khu công nghiệp Liên Chiểu còn quỹ đất, nhưng khi doanh nghiệp lớn vào cần quỹ đất lớn khoảng 20-30ha thì gặp khó.

Do đó, ông Kỹ mong muốn Đà Nẵng sớm ra đời các khu công nghiệp mới. Trong thời gian tới, thành phố có "cơ hội vàng" để đón các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là sau khi Việt Nam - Hoa Kỳ trở thành đối tác chiến lược toàn diện.

Theo ông Kỹ, khu vực miền Trung đang sở hữu rất nhiều lợi thế mà các doanh nghiệp nước ngoài rất thích, trong đó lao động được đánh giá cao vì có tay nghề, cần cù và gắng bó công việc. 

Lắng nghe, tháo gỡ cùng doanh nghiệp

Liên quan đến tiền thuê đất, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, tiền thuê đất ở thành phố thay đổi nhiều, trong đó chu kỳ 2015 - 2019 có tăng nhưng không phải là cao. Tuy nhiên, bảng giá đất thành phố giai đoạn 2020 - 2024 tăng rất cao, giá đất này đã tiệm cận với giá thị trường.

Theo ông Minh, đối với nhiệm kỳ 2021 - 2026, thành phố đã có nhiều nỗ lực, cố gắng. Như, giảm tỉ lệ tiền thuê đất từ 3% xuống còn 1%; tỉ lệ giữa đất thương mại, dịch vụ và sản xuất kinh doanh so với đất ở theo khung tối đa là 90% xuống lần lượt còn 70% và 50%.

Tuy nhiên, khi hạ tỉ lệ % xuống thì giảm không đáng kể, nên khi các doanh nghiệp thuê đất vào chu kỳ này chịu tiền thuê cao, kèm với tình hình kinh tế khó khăn khiến doanh nghiệp thêm khó.

"Tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ban ngành tiến hành rà soát lại các bảng giá đất, hệ số điều chỉnh, tỉ lệ nộp tiền thuê đất, tỉ lệ nộp tiền giữa tiền thuê đất dịch vụ - kinh doanh so với đất ở… Thành phố sẽ tập trung làm, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, sau đó sẽ trình HĐND thành phố thông qua kỳ họp cuối năm nay", ông Minh thông tin.

20231006-DSC05544

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng. Ảnh: T.V.

Về mặt bằng cho doanh nghiệp, ông Minh cho biết, thành phố có 6 khu công nghiệp và 1 Khu Công nghệ cao, tuy nhiên 6 khu công nghiệp thì đã lấp đầy khoảng 90%, còn 10% (khoảng 30ha) ở Khu công nghiệp Liên Chiểu. Điều dẫn đến việc thu hút doanh nghiệp mới rất khó khăn.

"Thành phố cũng đang tập trung triển khai các khu công nghiệp mới như Hòa Cầm giai đoạn 2, Hoài Ninh, Hoài Nhơn. Trước mắt là đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ vướng mắc để sớm đưa Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, cụm công nghiệp Cẩm Lệ và Khu phụ trợ Công nghệ cao đi vào hoạt động", ông Minh thông tin.

Về vấn đề ngân hàng thương mại phải minh bạch chính sách, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng thống nhất với đề nghị của doanh nghiệp về việc này.

"Chúng tôi đã yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn Đà Nẵng phải thường xuyên công khai minh bạch các chính sách để các doanh nghiệp cá nhân biết", ông Võ Minh thông tin.

Theo ông Võ Minh, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát các ngân hàng thương mại về vấn đề công khai minh bạch các chính sách liên quan đến mua bảo hiểm khoản vay, lãi suất, cơ cấu thời hạn trả nợ…

Ông Võ Minh cũng mong muốn, các doanh nghiệp tích cực phản ánh về hoạt động các ngân hàng thương mại đến Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời cam kết, nếu ngân hàng nào không minh bạch rõ ràng đề nghị các doanh nghiệp gọi điện thoại, gửi công văn về Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước sẽ sẵn sàng can thiệp tối đa để đảm bảo quyền lợi chính đáng hợp pháp của doanh nghiệp được đảm bảo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ