[Gặp gỡ thứ Tư] Chủ tịch tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú Lê Văn Quang: ‘Ở lại làm Vua tôm!’
Sở hữu nhiều cái nhất: Số một thế giới về ngành tôm, có công nghệ chế biến hiện đại nhất thế giới, nguồn cung cấp nguyên liệu lớn nhất thế giới… từng ấy thôi cũng đủ ‘vua Tôm’ Minh Phú, ông Lê Văn Quang ‘ở lại làm vua’ chứ không lấn sân sang ngành khác chỉ để học việc…
Phóng viên Nhadautu.vn đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú:
‘Rất nhiều nhà đầu tư ngoại đang tìm đến chúng tôi’
Thưa ông, việc huỷ niêm yết rồi quyết định quay trở lại sàn chứng khoán, chắc rằng Minh Phú đang rất ‘đói’ vốn?
Phải khẳng định rằng, về ngành tôm thì Minh Phú đang là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất thế giới, còn đối với ngành thủy sản nói chung thì Minh Phú đứng thứ 53 thế giới. Chúng tôi đóng vai trò dẫn dắt, đầu đàn nên có ảnh hưởng rất lớn đến ngành tôm tại Việt Nam. Điều này có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng với mô hình như hiện tại thì không phát huy được nhiều, tốc độ phát triển sẽ chậm. Một trong những ưu tiên hàng đầu là phải tìm nhà đầu tư chiến lược để cùng Minh Phú phát triển.
Hai năm trước, năm 2015, chúng tôi quyết định hủy niêm yết cổ phiếu của Thủy sản Minh Phú, với mong muốn không trở thành công ty đại chúng.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, ông Lê Văn Quang
Hồi đó Tập doàn Mitsui của Nhật họ muốn mua đa số cổ phần của Minh Phú để cùng chúng tôi phát triển. Lợi thế của Mitsui là có văn phòng trên khắp thế giới, có đội quân bán hàng khắp thế giới, nếu kết hợp được với họ thì mạng lưới bán hàng sẽ phủ rộng khắp toàn cầu. Mitsui có tiềm lực rất mạnh, là một trong năm công ty lớn nhất của Nhật, có hệ thống quản trị mạnh, chính vì thế chúng tôi muốn cùng Mitsui xây dựng Minh Phú thành một tập đoàn lớn, có ảnh hưởng đến ngành tôm thế giới.
Tuy nhiên, điều kiện từ phía đối tác Nhật đưa ra là Minh Phú không được là công ty đại chúng nên chúng tôi đồng ý huỷ niêm yết và tiến tới huỷ công ty đại chúng để hai bên hợp tác với nhau.
Nhưng thương vụ đó đã không thành?
Suốt hai năm trời, chúng tôi tích cực nhờ hai công ty chứng khoán đi gom cổ phiếu, thậm chí bố trí cả nhân viên trong công ty liên hệ với các nhà đầu tư nhỏ sở hữu ít cổ phiếu nhằm giảm xuống dưới 100 cổ đông, đáp ứng đủ yêu cầu về công ty đại chúng, nhưng không mua nổi nên sau hai năm huỷ niêm yết nhưng không huỷ công ty đại chúng được.
Lý do nào nhà đầu tư lại không chịu bán lai cổ phần cho Minh Phú, thưa ông?
Người ta không bán, hai công ty chứng khoán cùng nhau thương thảo với nhà đầu tư suốt hai năm trời, chúng tôi cũng cho nhân viên liên hệ với cổ đông để mua nhưng rút cục chẳng ai chịu bán. Cả hai năm đó mua được có hơn chục ngàn cổ phiếu. Trước là mấy chục ngàn cổ đông, giờ còn hơn ngàn cổ đông.
Hai năm trời mệt mỏi, cuối cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nói Minh Phú đã huỷ niêm yết rồi nhưng chưa huỷ công ty đại chúng thì phải niêm yết, không niêm yết thì họ phạt nên chúng tôi quay lại niêm yết trên sàn Upcom.
Việc không hợp tác được với đối tác Nhật có làm lỡ các chiến lược phát triển của Minh Phú không?
Nếu đối tác Nhật đầu tư vào sớm thì Minh Phú sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn. Huỷ công ty đại chúng khó lắm, có những cổ đông chỉ có năm chục cổ phiếu, trăm cổ phiếu giờ người ta quên mất rồi, không làm sao huỷ được. Chiến lược của tôi nếu không bán cho Mitsui thì còn nhiều đối tác, các đối tác khác người ta không đưa ra điều kiện quá khó như thế.
Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, thời điểm đó ông ‘quá đen’ vì luật quy định chưa nới room cho nhà đầu tư ngoại?
Đó chỉ một phần, nhưng cái quan trọng nhất là họ không muốn mình là công ty đại chúng.
Doanh nghiệp nước ngoài thường rất minh bạch, sao lại có một quy định ‘kỳ quặc’ như vậy, thưa ông?
Đây là quy định của họ, nếu đầu tư thì phải không là công ty đại chúng. Họ không thích là công ty trên sàn. Mình cũng chỉ biết thế thôi. Ý là Minh Phú bán cổ phần nhưng vẫn nắm giữ 35% trở lên, đối tác Nhật chiếm 65% thì thành công ty TNHH, chỉ còn lại hai cổ đông thôi.
Đây là chiến lươc của họ, tôi hỏi mấy lần và họ cũng chỉ cho biết đến thế.
Giàu vì tôm, nghèo cũng vì tôm. Ông có tự tin để huy động vốn trên thị trường chứng khoán khi chính ngành nghề kinh doanh đang có những rủi ro như vậy?
Minh Phú là đơn vị đầu ngành của Việt Nam và thế giới nên nhà đầu tư rất thích, sau khi không hợp tác với Mitsui nữa thì tôi mở cửa cho các nhà đầu tư khác, thời gian gần đây các nhà đầu tư đến với chúng tôi rất nhiều. Họ cũng tìm hiểu để sở hữu cổ phần. Minh Phú cũng mở rộng cửa hợp tác để làm sao mình trở thành công ty đại chúng tốt, tính thanh khoản của cổ phiếu tốt để làm sao mang lại lợi ích cho cổ đông.
Ông có thể tiết lộ các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến Minh Phú là những ai không?
Phần lớn là nhà đầu tư ngoại, tiềm lực tài chính rất lớn nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể công bố.
Với những đối tác ngoại này, điều kiện của họ có khắt khe như đối tác Nhật trước đây không, thưa ông?
Không khắt khe như vậy, một số nhà đầu tư thích Minh Phú niêm yết trên sàn chứng khoán hơn, cái này tuỳ theo từng chiến lược của họ.
Sở hữu nhiều danh hiệu ‘số một’ như đứng đầu thế giới về nghề tôm, điều gì làm nên một Minh Phú kỳ diệu như vậy, thưa ông?
Điều này đúng là kỳ tích đối với tôi. Trong 25 năm, năm 1992, từ một công ty nhỏ được thành lập ở Cà Mau với vốn điều lệ có 100 triệu đồng, chính xác là 103 triệu đồng Việt Nam, nay Minh Phú trở thành công ty đứng đầu một ngành sản xuất của thế giới.
Thực ra mình cũng thấy bình thường, mình chỉ cố gắng hết sức, chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu của khách hàng, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên để người ta làm cho mình, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Triết lý của Minh Phú coi khách hàng như tri kỷ, khách hàng tăng trưởng thì mình tăng trưởng. Vì phương châm như vậy nên đối tác đến với Minh Phú gần như không bỏ Minh Phú.

Theo xếp hạng của UnderCurrentNews, Thuỷ sản Minh Phú đạt doanh thu 524 triệu USD trong năm 2016, là nhà sản xuất thuỷ sản lớn nhất Việt Nam và lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.
“Chất xúc tác’ của Minh Phú là gì đến nỗi khách hàng phải tìm đến ông, gắn bó với Minh Phú như vậy? Ví như các cổ đông đã mua cổ phần của Minh Phú, giờ ông cho người mua lại với giá rất cao nhưng họ vẫn không bán. Chắc phải có một lý do gì đó, thưa ông?
Là doanh nghiệp đầu ngành, để đạt được cái đó thì chúng tôi cũng phải làm được những việc quan trọng. Hiện nay khả năng chế biến của Minh Phú rất lớn, cung cấp những đơn hàng lớn dù chỉ một size, chất lượng tốt, ổn định nên luôn giải quyết được các đơn hàng với chất lượng tốt với số lượng lớn. Những nhà nhập khẩu, các hệ thống phân phối lớn họ không còn con đường nào khác là phải hợp tác với Minh Phú, ví dụ như Walmart, Sam’s Club, Costco, Aqua Star, Legal Seafoods, Whole Foods, Hight Liner Foods, Censea, Maruha Nichiro, Mitsubishi, Mitsui, Marubeni, Hanwa, CGC, Cralay, Bongoume, KTS, Lotte, CJ, Export Packer, Calking, Kailis, Bidfoods, Sytem U, ALDI, Metro Group, Depa, Atlantic…
Từ lợi thế có khách hàng lớn, lượng hàng lớn thì Minh Phú có khả năng thu mua nguyên liệu với số lượng lớn, tốt. Từ đó có thể dẫn dắt được thị trường nguyên liệu tại Việt Nam và có ảnh hưởng đến thị trường tôm trên toàn cầu.
Kể cả công nghệ chế biến thì Minh Phú cũng có dây chuyền hiện đại nhất thế giới, điều đó giúp cho khả năng cạnh tranh của chúng tôi tốt hơn.
Ngân hàng ‘nài nỉ cho vay’!
Khi có những tin xấu về Minh Phú, ví dụ như vừa rồi Mỹ cảnh báo sản phẩm của ông, điều đó tác động như thế nào đến đối tác và dòng tiền của tập đoàn?
Nhà đầu tư người ta rất hiểu, đã theo dõi ngành này thì họ hiểu đó là chuyện thường tình, không có vấn đề gì cả.
Ví dụ một lô xuất tôm sang Canada nếu bị nhiễm chất cấm thì sau đó mình xuất 4 lô, nếu họ kiểm 4 lô đó không vấn đề gì cả thì tự động gỡ bỏ danh sách cảnh báo. Ở Mỹ quy định nếu một lô bị nhiễm, 5 lô sau không bị gì thì doanh nghiệp làm đơn gửi cho bên họ thì họ gỡ bỏ danh sách cảnh báo cho mình. Nếu ai nói nhiễm chất cấm mà cấm hoàn toàn việc xuất khẩu tôm sang Mỹ là sai bản chất, không hiểu biết.
Xuất mấy nghìn lô nhưng bị một lô là chuyện bình thường. Quá trình xuất nhiều sai số lắm, chỉ cần sai số về máy móc thiết bị, sai số về con người làm không kỹ một chút là bị rồi. Rủi ro là có, chúng tôi đã tổng kết tỷ lệ nhiễm của Minh Phú chỉ có 0,0126%, thực ra tỷ lệ này rất nhỏ, không đáng kể. Khách hàng nói Minh Phú làm như vậy là quá tốt rồi, trong khi doanh nghiệp khác nhiễm 1-3% thì vẫn có thể chấp nhận được.
Cứ nghĩ Mỹ cảnh báo là ghê gớm, người ta cảnh báo là để doanh nghiệp tăng cường kiểm soát để không bị nữa, thế thôi, chứ không phải là người ta cấm.
Ngoài kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán, chắc ông cũng rất mệt mỏi tiếp cận tín dụng từ ngân hàng?
Thực ra Minh Phú là doanh nghiệp lớn, gần như ngân hàng tìm đến chúng tôi để nài nỉ cho vay. Nói thật bây giờ tôi tiếp ngân hàng không là sợ lắm, vì tiếp là họ nài nỉ cho vay, cứ ngân hàng hẹn gặp là tôi tránh ra. Họ nhờ người này, nhờ người kia để gặp tôi cung cấp tín dụng cho Minh Phú. Hiện chúng tôi chỉ tập trung vay ở một số ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, BIDV va VIB . Bạn bè cũng nói quá nên có vay thêm ở một số ngân hàng khác. HDBank của Msr Thảo (bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO hãng hàng không giá rẻ Vietjet - PV) ở cạnh nhà tôi, sát vách với nhau và cũng nói mấy lần nhưng tôi vẫn chưa vay. Giờ lãi suất rất cạnh tranh, vay tiền VND cũng chỉ 5%, mình vay bao nhiêu cũng được nên tài chính, tiền vay không vấn đề gì cả.
Có vẻ ông khá tự tin về tài chính của doanh nghiệp. Nhưng những con số trên báo cáo tài chính lại thể hiện, Minh Phú đang có nhiều khoản vay lên đến hàng nghìn tỷ. Xin được hỏi thật, có khi nào ông cảm thấy áp lực với số vay lớn như vậy không?
Tôi không áp lực gì cả, dòng tiền của Minh Phú rất tốt, mỗi tháng dòng tiền về hơn một ngàn năm trăm tỷ đồng thì vay số đó không phải là lớn .
Doanh số của Minh Phú cũng rất lớn, năm 2017 là 700 triệu USD, hơn 16.000 tỷ, nhưng với số vay như vậy thì không phải là lớn. Dòng tiền của chúng tôi xoay rất nhanh và về rất đều, rất tốt nên không có áp lực gì cả.
Thương nông dân, bị HĐQT ‘rầy quá trời luôn!’
Có tài chính tốt, chắc ông cũng có chiến lược thu mua đảm bảo 'win - win' với những hộ cung cấp nguyên liệu?
Để phát triển bền vững thì phải phát triển nghề nuôi tôm bền vững. Người nuôi tôm phải có lời, có lời thì họ mới nuôi thì mình mới có nguồn nguyên liệu ổn định được. Để người dân lỗ là họ bỏ nghề nuôi tôm, chuyển sang nghề khác, mà chuyển sang nghề khác thì họ không quay lại nữa, mình sẽ rất khó khăn.
Còn nhớ năm 2015-2016 giá dầu xuống 30 USD/thùng, Indonesia phá giá đồng tiền đến 90% để khai thác dầu không lỗ nên giá tôm của họ bán rẻ đến một nửa, hình thành thị trường tôm thế thế giới giá như vậy. Trong khi đồng tiền Việt Nam phá giá chỉ 3-5%, vô hình chung giá tôm của Việt Nam quá cao, cao thì mình không bán được. Để có lời buộc phải giảm giá đầu vào, nhưng giảm giá đầu vào thì người nuôi tôm lỗ, họ lỗ sang năm không nuôi nữa thì Minh Phú lấy đâu nguyên liệu để chế biến, nên năm 2015-2016 Minh Phú vẫn gắng sức mua, mình chấp nhận lỗ để người dân không lỗ. Với quyết định như vậy thì trời ơi, tôi bị hội đồng quản trị rầy quá trời luôn!.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ trong lần đến thăm Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vào đầu tháng 2/2017.
Số hộ dân cung cấp nguyên liệu tôm cho ông là bao nhiêu?
Có khoảng 10.000 hộ dân nuôi tôm đang cung cấp tôm cho Minh Phú, tới đây cũng nâng dần lên, xét những hộ dân nào làm ăn uy tín, có trách nhiệm, đúng yêu cầu của mình thì hợp tác, hộ nào không đáp ứng thì loại ra.
10.000 hộ cung cấp tôm, ông kiểm soát chất lượng đầu vào như thế nào?
Minh Phú có chuỗi cung ứng cung cấp con giống, thức ăn, chế phẩm vi sinh, hướng dẫn quy trình nuôi tôm sau đó thu mua lại sản phẩm. Quá trình nuôi và thu mua đều có người đến giám sát, lấy mẫu kiểm tra, quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tôm không bị dư lượng chất kháng sinh và các hóa chất bị cấm. Ai làm không đúng thì cắt hợp đồng khong mua tôm, coi như bị cắt niêu cơm, làm vậy họ rất sợ. Đã có người bị cắt, giờ năn nỉ khóc lóc hoài nhưng tôi kiên quyết, sai là phải cắt để làm gương cho các hộ nuôi khác. Làm sai thì phải trừng phạt, trừng phạt thật lâu, nhìn thấy sự thiệt hại thì người khác trông vào không dám làm sai.
Vậy là một vạn hộ dân ‘no, đói’ đều tuỳ thuộc vào Minh Phú?
Đúng rồi. Bình quân mỗi hộ dân có khoảng 5ha, mỗi vụ thu hoạch 5-10 tấn, mỗi năm nuôi 2-3 vụ, có người nuôi 5 vụ. Thu nhập của họ phụ thuộc vào sản lượng tôm bán cho Minh Phú.
Tất nhiên họ cũng có nghề phụ khác, nhưng nguồn song chính vẫn là tôm. Giá tôm Minh Phú là giá thị trường. Trước đây, để người nuôi tôm và các đơn vị thu mua thấy đó là giá thị trường thì cả một quá trình. Bây giờ người ta không cần phải đi coi giá ở đâu hết, giá Minh Phú là giá thị trường rồi, giờ thành thói quen, in vào đầu người ta vậy rồi, giờ đi mua đi bán không phải trả giá, mặc cả gì hết.
10.000 hộ dân, mỗi người một tính, vì sao họ lại ‘nghe’ ông như vậy?
Quan điểm của tôi là làm sao áp dụng được công nghệ nuôi bền vững, người nuôi tôm ít nhất cũng đảm bảo lợi nhuận đạt 20-30%, người dân có lời thì mình mới có nguồn nguyên liệu ổn định. Ngược lại, mình có mạng lưới, nguồn cung ổn định thì khách hàng cũng nhìn vào đó, họ yên tâm mua tôm của Minh Phú. Không có nguồn cung ổn định thì khách hàng ký với mình rồi thì lấy đâu ra hàng để bán.
Nguyên lý là không bao giờ bỏ trứng vào một giỏ, nhưng khách hàng lớn của Minh Phú giờ chỉ chọn ‘giỏ’ Minh Phú để đặt hàng, vì họ đã nhìn thấy mạng lưới, nhìn thấy 10.000 hộ dân vệ tinh cung cấp đầu vào.
Dẫn đầu thị trường rất tốt. Quan điểm của tôi đối với khách hàng là mình tính có lời cho mình nhưng cũng phải tính có lời cho khách hàng. Chính vì thế khách hàng làm ăn với Minh Phú rất thích, tôi nói mày cứ làm đi, làm ăn với Minh Phú chỉ có lời chứ không bao giờ lỗ đâu, tao đảm bảo cho điều đó! (cười). Khách hàng họ thích lắm.
Tôi cũng đúc kết được rất nhiều, đối với cán bộ công nhân viên thì làm sao để họ thấy Minh Phú là ngôi nhà thứ 2, như là gia đình để cống hiến hết mình. Cán bộ đã ở Minh Phú đi rất ít, mất rất ít. Những người phải rời đi là do hoàn cảnh gia đình, bố mẹ ở quê neo đơn thì phải về quê để phụng dưỡng.
Đối với khách hàng, tôi xem họ như là tri kỷ, tri kỷ thì mới sẵn sàng giúp đỡ nhau, hỗ trợ nhau thì mới gọi là tri kỷ.
Từ phương châm, từ văn hoá đó thì Minh Phú mới phát triển nhanh, phát triển nhanh nhưng bền vững.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, việc mởi văn phòng đại diện ở nước rất hạn hữu. Nhưng Minh Phú lại mở văn phòng ở Mỹ, Nhật, ông đang đánh bóng tên tuổi hay đó là nhu cầu?
Tôi chẳng có thời gian để đi đánh bóng hay làm hình ảnh gì cả. Minh Phú có công ty bên Mỹ chuyên nhập khẩu, phân phối sản phẩm cho khách hàng, bên Nhật thì có công ty 100% vốn của Minh Phú cũng chuyên nhập khẩu và giao hàng cho khách, đây là những mô hình rất tốt, giảm thiểu được chi phí nên sản phẩm rất cạnh tranh và làm ăn rất hiệu quả nên tới đây chúng tôi sẽ mở thêm ở những thị trường khác.
Nhiều chủ doanh nghiệp thuỷ sản ngoài nghề chính còn đi kinh doanh bất động sản, mở rộng sang các lĩnh vực khác. Với dòng tiền rất tốt, và ông nói rằng ‘không áp lực gì cả’, sao ông không làm gì đó thêm để ‘người giàu càng giàu thêm’?
Đang ở xu thế dẫn đầu, đang làm tốt như mấy chục năm qua, ở lại tôi là vua tôm. Tại sao phải đi kinh doanh cái khác mà mình chưa hiểu, để phải làm người học việc? (cười).
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp Nghệ An đầu tư hơn 3.500 tỷ xây chung cư 46 tầng tại Bình Định
Dự án Xây dựng Nhà ở chung cư hỗn hợp cao 46 tầng do CTCP Arita (địa chỉ tại Nghệ An) làm chủ đầu tư sẽ được xây dựng tại khu đất 72B đường Tây Sơn (TP. Quy Nhơn, Bình Định) với tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/06/2025 07:09
Nghệ An 'rục rịch' chuẩn bị mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Nghệ An đặt mục tiêu khởi công tối thiểu 1 khu tái định cư cho dự án đường sắt tốc độ cao vào ngày 19/8/2025 theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Xây dựng.
Đầu tư - 28/06/2025 06:45
Đà Nẵng sắp có trung tâm thương mại và nhà ở xã hội hơn 3.300 tỷ
TP. Đà Nẵng sắp có hai dự án Khu trung tâm thương mại và Nhà ở xã hội tại quận Ngũ Hành Sơn, với tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng.
Đầu tư - 27/06/2025 15:12
Chưa đủ thủ tục, chung cư nghìn tỷ ở Huế đã bị rao bán trên mạng
Mặc dù chưa đủ các thủ tục để mở bán nhưng đã xuất hiện các cá nhân, tổ chức rao bán các căn hộ của chung cư Đống Đa trên mạng.
Bất động sản - 27/06/2025 11:20
Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đang lo ngại nhất điều gì?
Khảo sát của AmCham cho thấy thuế quan đang là mối quan ngại hàng đầu của các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam khi 36% cho biết họ “vô cùng lo ngại” và 41% “tương đối lo ngại” về vấn đề này.
Đầu tư - 27/06/2025 06:45
Nút giao hơn 3.400 tỷ ở Thủ Đức đạt 70% khối lượng, sắp thông xe hầm chui
Nút giao An Phú có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng tại TP. Thủ Đức, TP.HCM đã đạt được 70% khối lượng, hầm chui sẽ thông xe vào cuối tháng 6 này.
Đầu tư - 26/06/2025 18:09
Capella làm dự án hạ tầng khu công nghiệp hơn 1.152 tỷ tại Quảng Trị
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Capella Quảng Trị có tổng mức đầu tư hơn 1.152 tỷ, với diện tích 220,47 ha.
Đầu tư - 26/06/2025 15:44
Liên danh Greenity trúng thầu nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ tại Bình Định
Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện do Liên danh năng lượng Greenity Bình Định trúng thầu. Dự án được triển khai tại Bình Định, tổng vốn tối thiểu 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/06/2025 15:15
Đà Nẵng điều chỉnh thời hạn sử dụng đất sân Chi Lăng từ 'lâu dài' về 50 năm
Đà Nẵng sẽ thực hiện điều chỉnh thời hạn sử dụng đất về 50 năm đối với sân vận động Chi Lăng, để làm cơ sở tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
Đầu tư - 26/06/2025 11:34
'Lào Cai mới sẽ là cực tăng trưởng công nghiệp xanh của Việt Nam'
Sau sáp nhập Yên Bái, tỉnh Lào Cai mới đứng trước thời cơ vàng để vươn mình trở thành trung tâm công nghiệp - logistics trọng điểm kết nối ASEAN với Trung Quốc.
Đầu tư - 26/06/2025 11:16
UOB: Doanh nghiệp Việt kỳ vọng được hỗ trợ tài chính trước biến động thuế quan
Khảo sát mới đây của Ngân hàng UOB cho thấy, trong ngắn hạn, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng có sự hỗ trợ thiết thực từ Chính phủ, theo đó, có tới 73% doanh nghiệp mong muốn hỗ trợ tài chính.
Đầu tư - 26/06/2025 06:45
Du lịch golf - mảnh ghép quan trọng của du lịch Quảng Ninh
Thu hút hàng loạt dự án sân golf lớn, Quảng Ninh đang dần khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch cao cấp bằng một mảnh ghép chiến lược là du lịch golf.
Đầu tư - 26/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án nghỉ dưỡng FLC ở Quảng Bình
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định chuyển đổi 57ha rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh.
Đầu tư - 25/06/2025 06:45
Nhận diện chu kỳ kinh tế trong đầu tư chứng khoán
Theo ông Đào Phước Toàn – Giám đốc Sản phẩm Đầu tư SSIAM, các quỹ đầu tư sẽ có những phân tích "top-down" kết hợp "bottom-up" để tìm ra những cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh bền vững, duy trì dòng tiền, đạt tăng trưởng lợi nhuận tối thiểu ở điều kiện nền kinh tế khó khăn...
Đầu tư thông minh - 24/06/2025 14:31
InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ KDEF của KIM Việt Nam từ tháng 6/2025
Việc đưa KDEF lên nền tảng InvestingPro nằm trong chiến lược mở rộng hệ sinh thái sản phẩm quỹ mở của InvestingPro, nhằm mang đến cho nhà đầu tư thêm lựa chọn đầu tư chuyên nghiệp, minh bạch, và phù hợp với các mục tiêu tài chính dài hạn.
Đầu tư thông minh - 24/06/2025 12:05
Chuyên gia quỹ 'mách nước' tiêu chí chọn cổ phiếu 'vua'
Theo chuyên gia PHFM, điều quan trọng nhất trong việc chọn lựa đầu tư cổ phiếu ngân hàng là chất lượng tài sản. Đây là yếu tố đảm bảo chất lượng lợi nhuận và khả năng tăng trưởng bền vững của ngân hàng trong tương lai.
Đầu tư - 24/06/2025 08:39
- Đọc nhiều
-
1
Nhà đầu tư lo lắng, Chủ tịch Danh Khôi trấn an bằng kế hoạch mới
-
2
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được giảm 14 năm tù
-
3
Nhà đầu tư nên hành động như nào trong giai đoạn hiện nay?
-
4
Ông Trump tuyên bố Iran và Israel ngừng bắn, cổ phiếu dầu khí lao dốc
-
5
Quốc hội quyết bỏ án tử hình tội 'Tham ô tài sản', 'Nhận hối lộ'
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago