Gam màu kinh tế thế giới và Việt Nam
Những năm gần đây, khi bàn về bối cảnh và chuyển động kinh tế, có lẽ cái người ta nói đến nhiều nhất là các cụm từ bất định, rủi ro, và xu thế. Thế giới đối mặt với một hiện tại đầy trắc trở, một tương lai gồ ghề trước nguy cơ phân mảnh cả địa - chính trị và địa - kinh tế.
Thế giới
Những năm gần đây, khi bàn về bối cảnh và chuyển động kinh tế, có lẽ cái người ta nói đến nhiều nhất là các cụm từ bất định, rủi ro, và xu thế. Thế giới đối mặt với một hiện tại đầy trắc trở, một tương lai gồ ghề trước nguy cơ phân mảnh cả địa - chính trị và địa - kinh tế. Song cùng với đó còn là cái nhìn về đòi hỏi mới, cơ hội mới cho sự phát triển và thịnh vượng của nhân loại. Tất cả hiện thực đó được phản ánh rõ nét trong hai năm đại dịch Covid-19 hoành hành 2020 - 2021 và qua những biến cố năm 2022.
Với chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng và các gói hỗ trợ kinh tế - xã hội chưa từng có, cùng nới dần các biện pháp ''giãn cách xã hội'' và đẩy nhanh tiêm chủng vaccines, kinh tế thế giới đã hồi phục khá mạnh mẽ năm 2021, tăng trưởng 6,1% so với mức suy thoái nặng nề -3,1% năm 2020. Bước vào năm 2022, dù phần lớn các nền kinh tế đã ''sống chung'' an toàn với dịch, kinh tế thế giới vẫn được dự báo giảm tốc. Lý do là nhiều nước dần thu hẹp các gói hỗ trợ và dần ''bình thừơng hóa'' chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tiền tệ.
Thực tế, tình hình trở nên tồi tệ hơn. Theo thời gian trong năm, dự báo/tính toán của các tổ chức quốc tế về tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 ngày càng giảm. Tháng 1/2022 IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có thể đạt 4,4%; song ba lần công bố sau vào tháng 4, tháng 7 và tháng 10/2022, con số đó chỉ còn tương ứng là 3,6%, 3,2%, và 3,2%. Bức tranh các nền kinh tế chủ chốt, đối tác thương mại - đầu tư chính của Việt Nam (Mỹ; nhiều nền kinh tế ở chấu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc) trở nên ảm đạm (Bảng 1). Hơn thế, thế giới còn đối mặt với các cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực. Triển vọng năm 2023 còn xấu hơn, nhất là khu vực đồng Euro và Mỹ. Kinh tế thế giới chỉ còn nhịp tăng trưởng 2,7%; một số nền kinh tế thậm chí có thể rơi vào suy thoái.
Bảng 1: Dự tính/dự báo tăng trưởng 2022 và 2023 của IMF

Khi Covid-19 dịu bớt thì sự đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu (GVC) sẽ giảm; nguồn cung đầu vào cho sản xuất kinh doanh được đảm bảo tốt hơn, do vậy lạm phát cao lên trong nửa cuối năm 2021 được xem chỉ là tạm thời và sẽ giảm. Thực tế, lạm phát năm 2022 đã tăng rất mạnh và còn dai dẳng. Theo IMF (tháng 10/2022), giá tiêu dùng thế giới đã tăng từ mức 4,7% năm 2021 lên 8,8% năm 2022 và vẫn còn ở mức 6,5% năm 2023 (các con số tương ứng đối với các nền kinh tế phát triển là 3,1%, 7,2% và 4,4%; còn đối với cá nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là 5,9%, 9,9% và 8,1%). Trạng thái đình lạm (stagflation) thực sự là thách thức chính sách đối với nhiều nền kinh tế. FED ưu tiên mạnh tay chống lạm phát, với 6 lần tăng lãi suất (đến tháng 11/2022), trong đó có 3 lần tăng tới 0,75%. Đồng USD lên giá mạnh và ''cuộc đua'' tăng lãi suất của các NHTW bùng lên ở hấu khắp các quốc gia.
Bên cạnh lạm phát, rủi ro khác cũng gia tăng. Dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa chấm dứt; Trung Quốc thực thi ''chính sách zero-covid''. Thời tiết, khí hậu trở nên cực đoan hơn; hạn hán và cả lũ lụt đều nghiêm trọng. Thị trường tài chính, thị trường bất động sản rung lắc mạnh ở một số quốc gia, như tại Trung Quốc. Vấn đề nợ và vỡ nợ/nguy cơ vỡ nợ nổi lên ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Ngân hàng thế giới cảnh báo thế giới có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ trong thời gian tới. Nhưng có lẽ, nhân tố lớn nhất đằng sau những thách thức, rủi ro và bất định chính là cuộc chiến Ukraine - Nga bùng phát từ 24/2/2021 và chưa thấy hồi kết. Không chỉ có tác động hết sức tiêu cực đến kinh tế thế giới, cuộc chiến Ukraine - Nga còn ảnh hướng rất lớn đến nhiều xu hướng của trật tự chính trị - kinh tế toàn cấu.
Một chỉ báo rất đáng quan tâm, phản ánh cả hiện tại và triển vọng tương lai là sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu, nhất là FDI. Đằng sau đó là kỳ vọng hiệu quả, là niềm tin, là nhìn nhận binh tình thế thái, kinh tế có, chính trị có, ngắn hạn có và dài hạn cũng có. FDI toàn cầu năm 2021 hơn cả sự phục hồi, tăng 64% đạt 1,6 nghìn tỷ USD và vượt mức trước đại dịch Covid-19 (UNCTAD 2022). Tuy nhiên, gần 3/4 con số FDI tăng thêm được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển. Sự phục hồi FDI ở các nền kinh tế đang phát triển khá khiêm tốn; các lĩnh vực đầu tư thúc đẩy SDGs (năng lượng mới, y tế, giáo dục, hạ tầng, ..,) thấp nhiều so kỳ vọng. Chưa có thống kê năm 2022, song trong bối cảnh nhiều rủi ro, bất định, FDI toàn cầu có chiều hướng giảm. Số liệu quí 1/2022 cho thấy số các dự án triển khai thực địa (greenfield project) giảm 21% và hợp đồng tài chính dự án quốc tế giảm 4%.
Việt Nam
Cùng chịu tác động hết sức tiêu cực của đại dịch Covid-19, song kinh tế Việt Nam có khác với bức tranh chung của kinh tế thế giới. Năm 2020, Việt Nam nằm trong số ít các nền kinh tế có tăng trưởng dương (2,9%) trong một thế giới suy thoái nặng nề, còn năm 2021 lại chỉ đạt 2,6% trong một thế giới phục hồi khá mạnh mẽ.

Nhìn tổng thể, xem ra kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi mạnh từ ''nền'' thấp hai năm trước đó. Tăng trưởng có thể đạt khoảng trên dưới 8%, vượt kỳ vọng. Tổng mức bán lẻ (phản ánh tiêu dùng cuối cùng), đầu tư (nhất là giải ngân FDI) và xuất khẩu hàng hóa đều tăng ấn tượng. Sự phục hồi diễn ra trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, dù không đều. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Lạm phát trung bình thấp dưới mục tiêu 4%. Mức biến động lãi suất điều hành và tỷ giá không quá lớn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Tuy nhiên, góc nhìn tổng thể có thể che lấp thách thức và khó khăn nền kinh tế phải đối mặt, nhất là từ cuối quí III/2022 và có thể cả năm 2023.
Trước hết là các thành tố tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng. Tổng mức bán lẻ 11 tháng/2022 tăng 20,5% (thực tăng 16,9%) nhờ tiêu dùng ''trả bù'' và du lịch nội địa vượt mức năm 2019 trước Covid-19. Đà tăng này khó duy trì cho năm 2023 khi du lịch ra nước ngoài đẩy mạnh (thực tế đã thấy cuối năm 2022), trừ khi việc mở cửa du lịch quốc tế đạt hiệu quả cao (năm 2022 đã không đạt mục tiêu thu hút 5 triệu khách nước ngoài dù thấp hơn rất nhiều con số 18 triệu khách năm 2019).
Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Việt Nam đã rất hy vọng đầu tư công sẽ là lực đẩy phục hồi. Đó là chưa nói tới việc có cả Chương trình phục hồi và phát triển 2 năm 2022 - 2023 với số tiền hỗ trợ lên tới gần 350 nghìn tỷ VND. Song việc triển khai và hiện thực hóa chậm, dù có ít nhiều cải thiện vào quí IV/2022. Hết tháng 11, mới thực hiện chưa đến 60% kế hoạch đầu tư công. Chương trình phục hồi và phát triển cũng chỉ giải ngân được khảng 60 nghìn tỷ VND. Đầu tư tư nhân chững lại; chỉ có giải ngân FDI khá tốt, đạt gần 19,7 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm 2021. Tạo dựng niềm tin, đẩy mạnh đầu tư công và cả Chương trình phục hồi và phát triển (có điều chỉnh linh hoạt) sẽ có ý nghĩa lớn cho tăng trưởng năm 2023 và cả những năm sau đó.
Xuất khẩu hàng hóa năm 2022 cũng có kết quả tích cực, 11 tháng đạt hơn 342 tỷ USD, tăng 13,4%. Song đà giảm tốc đã thấy rõ khi 9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng tới 17,3%. Đi cùng là bức tranh công nghiệp chế biến. Đơn hàng giảm đáng kể với không ít lĩnh vực và một phía trước còn bất định, thiếu sáng sủa. Những bài học trong đại dịch về bám sát tình hình, linh hoạt trong chuyển đổi sản phẩm, tận dụng các FTA, đa dạng thị trường/đối tác, chuyển đổi cách thức quản trị, kể cả tái cấu trúc… vẫn còn nguyên giá trị.
Chương trình phục hồi và phát triển đã tính đến rủi ro vĩ mô (lạm phát, nợ công, đầu cơ tài chính). Nhưng cho đến quí II/2022, áp lực tài chính - tiền tệ vẫn chưa được nhận diện đầy đủ. Áp lực đó lớn dần nhất là vào cuối quí III - đầu quí IV/2022. Lạm phát trung bình thấp, nhưng lạm phát so cùng kỳ vẫn tăng khá nhanh, tháng 11/2022 lên 4,4%; lạm phát cơ bản cũng ở mức trên 4% so với dưới 1% một năm trước đó. Tỷ giá VND/USD mất giá danh nghĩa tới 8,9%. Ngân hàng Nhà nước buộc phải hai lần nâng lãi suất điều hành, mỗi lần 1 điểm phần trăm. Vấn đề thanh khoản cả trong hệ thống ngân hàng và thị trường nổi lên. Sự rung lắc thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp khi nhiều sai phạm pháp luật bị xử lý càng làm cho niềm tin thị trường giảm sút.
Dư địa cho chính sách vĩ mô, nhất là chính sách tiền tệ, để đạt nhiều mục tiêu là vừa giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng, vừa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng trở nên eo hẹp hơn. Giai đoạn tiền dễ, tiền rẻ đã hết; điều kiện tài chính chặt chẽ/ngặt nghèo, bên cạnh thị trường quốc tế thu hẹp càng gây khó cho sự vận hành trôi chảy của kinh tế thực.
Khó khăn và thách thức! Song cũng không ít kỳ vọng/hy vọng một bức tranh 2023 sáng hơn.
Đúng là kinh tế thế giới và nhiều đối tác chủ yếu của Việt Nam suy giảm mạnh. Nhưng nhiều dự báo cũng cho rằng nếu có suy thoái thì cũng là suy thoái nhẹ; kinh tế Mỹ có thể hạ cánh mềm. Kinh tế Trung Quốc năm 2023 lại tăng trưởng tốt hơn năm 2022 (4,4% so với 3,2%) do nới lỏng chính sách zero-covid và bình ổn đựơc thị trường bất động sản. ASEAN-5 (có VN) giảm tốc đôi chút (4,9% so với 5,3%), nhưng khả năng chống chịu vẫn khá cao.
Áp lực tài chính - tiền tệ từ bên ngoài nhiều khả năng sẽ dịu bớt. Chính sách của FED sẽ “bồ câu” hơn, cả về cường độ và tần suất tăng lãi suất. Lạm phát cao toàn cầu sẽ qua đỉnh và giảm dần trong năm tới. Biến động đầu tháng 12/2022 trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam đã cảm nhận được sự dịu bớt đó. Tỷ giá VND/USD chỉ còn mất giá trên 4%. NHNN đã nới thêm 1,5-2% room tín dụng 2022.
Thực hiện đầu tư công và cả Chương trình phục hồi và phát triển cho tròn trịa không đơn giản nhưng chắc sẽ được đẩy nhanh hơn. Cam kết rõ ràng và cách xử lý thích hợp những vấn đề tài chính – tiền tệ nổi cộm cùng tiếp tục triển khai cải cách cơ cấu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ tạo lại niềm tin thị trường, từ đó thúc đẩy đầu tư và cả tiêu dùng.
Với Khó khăn – Hy vọng – Nỗ lực, năm 2023 Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thấp hơn 2022 và lạm phát (trung bình) khoảng 4,5%, cao hơn 2022. Đáng nói hơn con số là thông điệp: Trong một thế giới nhiều bất trắc, đổi thay, đầy gam màu sáng tối thì rất cần ''vượt nguy, tận cơ'', ''tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại'', và càng cần ''hành động quyết liệt, khôn khéo, linh hoạt''. Hy vọng và cao hơn là niềm tin kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, ổn định và phát triển bền vững.
- Cùng chuyên mục
Một công ty bảo hiểm muốn tăng tỷ trọng đầu tư cổ phiếu
Tỷ trọng tiền gửi trong danh mục đầu tư của Bảo hiểm BIDV đến cuối năm 2024 là 77%. Doanh nghiệp sẽ tăng đầu tư cổ phiếu trong bối cảnh lãi suất dự kiến duy trì thấp.
Tài chính - 14/03/2025 15:53
2 cổ phiếu ‘họ’ Sunshine tăng hết biên độ
Với việc sở hữu hơn 243,7 triệu cổ phiếu SSH, hơn 162,7 triệu cổ phiếu KSF và 19,5 triệu cổ phiếu SCG, tài sản của ông Đỗ Anh Tuấn tính đến hết phiên 13/3 đạt 33.000 tỷ đồng.
Tài chính - 14/03/2025 07:00
‘Ngược dòng’ thị trường, cổ phiếu VIC tăng hết biên độ
Trong khi VN-Index có phiên điều chỉnh giảm hơn 8 điểm, cổ phiếu VIC đã tăng hết biên độ lên 51.400 đồng/CP. Đây cũng là mức giá cao nhất trong 1 năm qua của VIC.
Tài chính - 13/03/2025 16:04
HoSE dự kiến 7 sự thay đổi khi áp dụng hệ thống KRX
Hệ thống KRX được ấn định vận hành từ tháng 5 hoặc 6. HoSE công bố 7 vấn đề khác so với hệ thống hiện tại mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Tài chính - 13/03/2025 13:10
Trái chiều giao dịch của quỹ đầu tư tại Sacombank
Cùng với Pyn Elite Fund, 2 quỹ đầu tư khác cũng giảm tỷ trọng hoặc thoái hết vốn ở Sacombank là Norges Bank (Na Uy), Amersham Industries Limited.
Tài chính - 13/03/2025 11:50
Singapore – Việt Nam tăng cường hợp tác trong quản lý, giám sát thị trường vốn và tài sản số
Ý định thư hợp tác (LOI) được ký kết giữa Singapore – Việt Nam góp phần vào mục tiêu đảm bảo tính toàn vẹn của thị trường thị trường vốn và tài sản số hai nước và khu vực.
Tài chính - 13/03/2025 11:47
Ngân hàng ACB chia cổ tức tỷ lệ 25% năm thứ 5 liên tiếp
Ngân hàng ACB chốt chia cổ tức tỷ lệ 25% cho năm 2024 gồm 15% cổ phiếu và 10% tiền mặt. Theo đó, vốn điều lệ sẽ cán mốc 2 tỷ USD sau chia.
Tài chính - 13/03/2025 11:44
Thủ tướng Chính phủ: Đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Tài chính - 13/03/2025 11:33
Đầu tư công là 'chìa khóa' thúc đẩy tăng trưởng GDP vượt trội
Theo UOB, tỷ lệ đầu tư vốn của Việt Nam đã duy trì quanh mức 30% GDP trong ít nhất một thập kỷ qua, trong khi Trung Quốc vẫn luôn duy trì trên 40% GDP. Điều này cho thấy, Việt Nam có dư địa để đẩy mạnh đầu tư công, không chỉ để mở rộng tăng trưởng mà còn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực nếu thương mại gặp suy thoái.
Tài chính - 13/03/2025 07:00
Chứng khoán Rồng Việt tìm đối tác để tăng vốn lên 3.200 tỷ
Chứng khoán Rồng Việt tiếp tục đặt mục tiêu tăng vốn lên 3.200 tỷ đồng qua trả cổ tức, ESOP và chào bán riêng lẻ.
Tài chính - 12/03/2025 15:06
UBCKNN ấn định lộ trình triển khai hệ thống KRX và cơ chế CCP
UBCKNN công bố 9 nhóm giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam. Trong đó, hệ thống KRX sẽ triển khai vào tháng 5 hoặc 6 năm nay, cơ chế CCP dự kiến vào năm sau.
Tài chính - 11/03/2025 12:07
CEO Chứng khoán IVS: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng hạng
Ông Huang Bo, Tổng Giám đốc Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS) cho rằng năm nay thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, bao gồm cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Tài chính - 11/03/2025 12:03
EVNFinance đặt mục tiêu lãi gần nghìn tỷ năm 2025
Trong năm 2025, EVNFinance đặt mục tiêu lãi trước thuế 960 tỷ đồng, tăng 36% so với thực hiện năm 2024. Tổng tài sản cuối năm 2025 dự kiến 80.000 tỷ đồng, tăng 34%.
Tài chính - 11/03/2025 08:41
Đằng sau kế hoạch lợi nhuận lao dốc của Sữa Quốc Tế Lof
Sữa Quốc Tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế khoảng 360 tỷ đến 440 tỷ đồng, giảm 50% - 59%. Một phần do dự án nhà máy sữa Lof Bình Dương bắt đầu đi vào vận hành.
Tài chính - 10/03/2025 15:51
Hoàn thiện hồ sơ Nghị định về tài sản mã hóa trước 13/3
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 13/3/2025.
Tài chính - 10/03/2025 09:48
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới' nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, gợi mở mới mẻ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thêm dữ liệu tham khảo khả tín và hữu ích trước khi ra quyết định đầu tư.
Tài chính - 10/03/2025 06:37
- Đọc nhiều
-
1
'Sóng' bất động sản đã bắt đầu?
-
2
Bắc Ninh đã đúng
-
3
[E] Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: Chúng tôi luôn sẵn sàng trước những con sóng tăng trưởng
-
4
Triển vọng các nhóm ngành tiềm năng trên thị trường chứng khoán
-
5
CEO Chứng khoán IVS: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng hạng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month