Financial Times: Lãi suất tăng đối đầu với tăng trưởng chóng mặt tại các thị trường mới nổi

ĐÔNG A
07:47 28/02/2021

Các nhà phân tích vẫn tỏ ra lạc quan, ngay cả khi chi phí đi vay cao hơn gợi tưởng đến hình ảnh thị trường những năm 2013.

photo1614333715028-1614333715209416869294

Ảnh: Internet.

Sự đổ xô vào các tài sản của thị trường mới nổi kể từ sau cuộc khủng hoảng COVID-19 một năm trước đang phải đối mặt với thử nghiệm nặng đô đầu tiên khi lãi suất ở Mỹ tăng làm sống lại "cơn thịnh nộ" năm 2013.

Cổ phiếu các thị trường mới nổi đã tăng gần 90% tính theo USD từ đáy tháng 3 năm ngoái lên mức cao nhất lịch sử vào tuần trước, theo chỉ số chứng khoán của MSCI tại 27 quốc gia. Sự gia tăng này một phần xuất phát từ cuộc lùng sục lợi tức sau khi các ngân hàng trung ương kích cầu khiến lãi suất ở các thị trường phát triển xuống thấp kỷ lục.

Nhưng giá trái phiếu chính phủ tại các thị trường phát triển giảm mạnh kể từ đầu năm 2021 đã khiến chi phí đi vay tăng cao và bắt đầu lan sang các thị trường mới nổi. Chỉ số chứng khoán thị trường mới nổi của MSCI đã giảm khoảng 5% so với mức cao của tuần trước, điều này phản ánh sự sụt giảm tại các quốc gia từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil.

https3a2f2fd6c748xw2pzm8cloudfrontnet2fprod2fb347afe0-7779-11eb-ba18-47aa45d5131a-standard-1614333851481420433873

Thị trường mới nổi gặp cú sốc sau khi tăng mạnh kể từ đầu năm 2021

Đối với một số nhà phân tích, hiện tượng lần này tương tự như năm 2013, khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi khi Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) báo hiệu chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng.

Win Thin, người đứng đầu chiến lược tiền tệ toàn cầu tại Brown Brothers Harriman lưu ý rằng, FED có thể sẽ tìm cách trấn an thị trường lần này, họ sẽ chỉ từ từ rút lại các biện pháp kích thích bất thường đã triển khai trong suốt chiều sâu của cuộc khủng hoảng COVID-19.

Tuy nhiên, một số ngành đang cảm thấy áp lực. Thị trường Trung Quốc, vốn nằm trong số hoạt động tốt nhất do sự phục hồi nhanh chóng trước tác động của COVID-19, đã giảm trong tuần qua.

Chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc đã giảm khoảng 6% tính theo đồng USD so với mức cao nhất trong tháng 2. Trong khi thị trường ChiNext tập trung vào công nghệ của Thâm Quyến giảm 13%. Thổ Nhĩ Kỳ, một thị trường cận biên lớn khác, đã chịu mức giảm 8% kể từ 15/2, theo chỉ số MSCI.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích và đầu tư cho rằng kỳ vọng về triển vọng kinh tế sáng sủa hơn ở nhiều quốc gia sẽ giúp giảm thiểu rủi ro lãi suất toàn cầu tăng.

Trước đại dịch, một số yếu tố đè nặng lên các thị trường mới nổi: chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, sự không chắc chắn về Brexit – tất cả đều đã được giải quyết, dù nhiều hay ít.

Nhưng không phải tất cả các thị trường mới nổi đều thoát khỏi đại dịch với tình trạng tốt như nhau. Một yếu tố quan trọng đối với triển vọng của họ là khả năng đầu tư hiệu quả.

Phân tích gần đây của Financial Times cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã sụt giảm trên toàn thế giới vào năm ngoái, nhưng được duy trì khá tốt trên toàn châu Á.

Ở Trung Quốc và Ấn Độ, chỉ số tăng trưởng lần lượt 4% và 13%. Ngược lại, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh ghi nhận mức thu hẹp lớn nhất so với bất kỳ khu vực nào, từ đầu tư mua bán sáp nhập, cấp tài chính cho dự án, hay đầu tư vào những ngành kinh tế xanh – loại hình tạo ra việc làm mới.

https3a2f2fd6c748xw2pzm8cloudfrontnet2fprod2f3424b2d0-7788-11eb-ae3d-99c499471161-standard-1614334023610530603135

Tiềm năng tăng trưởng giúp Ấn Độ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, trong khi Brazil vẫn còn khá lình xình

Các nhà đầu tư cũng hoan nghênh với chi tiêu của các quốc gia. Một phần phản ứng của Ấn Độ đối với đại dịch là tăng chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng lên 50% so với mức trung bình 10 năm. Brazil, nơi đầu tư công đã bị siết chặt trong nhiều thập kỷ, đã tập trung đối phó đại dịch bằng trợ cấp cho tiêu dùng.

Paul Korngiebel, giám đốc danh mục các thị trường mới nổi tại Boston Partners mô tả COVID-19 là "sự kiện bóp méo hàng loạt, tạo ra người thắng và kẻ thua theo quốc gia và ngành vì chính sách khác nhau để phản ứng với đại dịch".

Cũng giống như các nền kinh tế tiên tiến, trọng tâm của nhiều nhà đầu tư mới nổi là công nghệ. Trong 12 tháng quá, cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện Tesla đã tăng 350%. Cổ phiếu của Nio, đối thủ Trung Quốc, tăng hơn 1.000%.

Korngiebel lo lắng rằng, trong một số lĩnh vực, các nhà đầu tư có thể mang lại quá nhiều tăng trưởng tương lai cho hiện tại, định giá một số đang bị thổi phồng.

Ngược lại, ông nhìn thấy cơ hội trong các lĩnh vực, chẳng hạn như hàng không đã bị bóp nghẹt.

Ông nói: "Chúng tôi đang thực sự đối phó với dư chấn của COVID-19 ngay bây giờ. Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc theo quan điểm của nhà đầu tư, "con lợn bị nuốt bởi con trăn mới được tiêu hóa một nửa".

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

  • Cùng chuyên mục
VN-Index tăng 20% từ 'đáy' 9/4, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

VN-Index tăng 20% từ 'đáy' 9/4, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

VN-Index có sự phục hồi mạnh song sự lựa chọn cổ phiếu ngày càng trở nên khó hơn, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro và cần có sự chọn lọc để lựa chọn doanh nghiệp triển vọng.

Tài chính - 21/05/2025 06:45

Chính phủ đề xuất NHNN quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Chính phủ đề xuất NHNN quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Chính phủ đề xuất chuyển quyền quyết định từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với khoản cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm và không có tài sản bảo đảm.

Tài chính - 20/05/2025 14:06

City Auto: Trả cổ tức tiền mặt sau 6 năm, gia nhập bán xe VinFast

City Auto: Trả cổ tức tiền mặt sau 6 năm, gia nhập bán xe VinFast

Lãnh đạo City Auto thừa nhận việc bán xe hiện nay khá khó kiếm lời, công ty sẽ tăng cường các nguồn thu nhập khác như phụ kiện, dịch vụ, bảo hiểm, tài chính.

Tài chính - 20/05/2025 13:01

Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?

Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?

Dù chưa thay đổi được trạng thái bán ròng tính từ đầu năm, song giao dịch của khối ngoại nửa đầu tháng 5 được nhiều nhóm phân tích gọi là "tín hiệu đảo chiều" sau 2 năm miệt mài xả hàng.

Tài chính - 20/05/2025 11:02

Nghị quyết 68: Thêm lực đẩy cho nhà ở xã hội

Nghị quyết 68: Thêm lực đẩy cho nhà ở xã hội

Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ định hướng phát triển cân bằng hơn cho thị trường địa ốc, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tham gia phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Tài chính - 20/05/2025 07:00

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Novaland dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.

Tài chính - 19/05/2025 14:23

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 19/05/2025 06:45

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.

Tài chính - 18/05/2025 09:18

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.

Tài chính - 18/05/2025 08:36

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của CEO Lê Thị Bình, vốn điều lệ Dược Phẩm Tâm Bình tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 100 tỷ đồng. Công ty cũng có gần 200 nhân viên, 350 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành.

Tài chính - 18/05/2025 06:45

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.

Tài chính - 17/05/2025 15:57

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.

Tài chính - 17/05/2025 07:40

Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận

Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận

Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 16/05/2025 14:58

Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu

Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu

Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.

Tài chính - 16/05/2025 10:34

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.

Tài chính - 16/05/2025 07:37

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.

Tài chính - 16/05/2025 06:45