FDI Trung Quốc tại Việt Nam và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan) đang đổ vào Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Đây là cơ hội để Việt Nam bổ sung thêm nguồn vốn cho phát triển kinh tế, song cần hết sức cẩn trọng bởi nhiều lẽ.
FDI từ Trung Quốc tăng cao
Thực tế, từ năm 2010 trở về trước, dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam khá khiêm tốn. Trong tốp 10 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, hầu như không có tên của Trung Quốc. Nhưng gió đã đổi chiều, kể từ năm 2011 trở lại đây, vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. FDI của Trung Quốc tại Việt Nam liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn. Điển hình là từ năm 2015 trở lại đây, cùng với việc Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc thường nằm trong tốp 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam để đón đầu cơ hội thâm nhập thị trường béo bở TPP mà sau này là thị trường theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2011, số vốn đăng ký của Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) là 1,3 tỉ đô la Mỹ thì đến năm 2017, số vốn đăng ký của Trung Quốc tăng 2,7 lần, bình quân mỗi năm tăng khoảng 18%. Cơ cấu vốn của Trung Quốc trong tổng số vốn FDI đăng ký là 12%, sau Nhật Bản (30%), Hàn Quốc (28%) và Singapore (19%). Đấy là chưa kể luồng vốn ngầm đầu tư qua các kênh khác mà cơ quan thống kê không thể quan sát.
Do chiến lược thu lợi từ bên ngoài của Trung Quốc
Dòng vốn FDI từ Trung Quốc chọn Việt Nam là điểm đến do chiến lược của Chính phủ Trung Quốc hiện nay có phần thay đổi. Đó là khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để thu lợi từ cổ tức, bù đắp cho những khó khăn ở trong nước.
Cho đến nay, thực trạng kinh tế Trung Quốc được che đậy dưới lớp vải điều hào nhoáng của tăng trưởng GDP. Trong khi đó, năng suất nhân tố tổng hợp và hiệu quả đầu tư của Trung Quốc sụt giảm liên tục.
Để tránh kinh tế suy thoái, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư (chiếm khoảng 50% GDP). Do cầu tiêu dùng của Trung Quốc cũng chỉ loanh quanh ở mức 50% GDP và sự cố gắng này dường như đã tới hạn với nợ công ngày càng có xu hướng tăng cao (có số liệu cho rằng nợ công của Trung Quốc ít nhất là 30.000 tỉ đô la Mỹ). Trong những năm gần đây, khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư (gross capital formation) của Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp. Để tăng sức mạnh của nền kinh tế, họ chú trọng vào chỉ tiêu tiết kiệm - là nguồn lực cơ bản để tái đầu tư, phần còn lại có thể cho vay lấy lãi. Như vậy, có thể dự đoán rằng Trung Quốc không còn cố gắng làm tăng chỉ tiêu không mấy ý nghĩa như GDP mà tập trung nâng cao năng lực từ tiết kiệm (saving) thông qua thu nhập từ sở hữu, mà thu nhập từ sở hữu cơ bản do các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc ở các nước mang lại.
Như vậy, nếu Trung Quốc phá giá đồng tiền của họ là nhân dân tệ mà Việt Nam cũng vội vàng phá giá tiền đồng của mình thì hành động đó chính là “cứu” Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong khi không mang lại lợi ích gì thực sự cho Việt Nam vì xuất khẩu của Việt Nam thực chất chỉ là xuất khẩu công lao động và một ít bao bì.
Trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, số liệu thống kê của Trung Quốc và Mỹ cho thấy Trung Quốc có phần bất lợi. Chẳng hạn năm 2017 hàng hóa của Trung Quốc vào Mỹ nhiều gấp gần 4 lần hàng hóa của Mỹ vào Trung Quốc. Như vậy, trong việc áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa giữa hai nước, Trung Quốc thiệt thòi thấy rõ. Để chống trả lại việc này, Trung Quốc phải lôi kéo (kết hợp) các nước khác ký kết các hiệp định thương mại tự do và cố gắng đưa hàng hóa thâm nhập vào chuỗi giá trị của các nước khác mà Việt Nam có vẻ là điểm đến thích hợp.
Trung Quốc nắm giữ nhiều trái phiếu của Mỹ, như vậy Trung Quốc cũng không thể hạ giá nhân dân tệ quá mức, nhưng họ sẽ “nhử”, chẳng hạn như là sẽ hạ giá nhân dân tệ để một số nước khác hoang mang rơi vào bẫy và phá giá đồng tiền của nước mình. Nếu Việt Nam phá giá tiền đồng thì Việt Nam không những không được hưởng lợi gì mà chỉ giúp Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Trung Quốc cũng khó có cửa giảm thuế nhập khẩu sâu hơn thông qua việc tham gia, mời gọi các nước tham gia các hiệp định thương mại tự do vì phải nuôi bộ máy quá lớn. Trong khi chi tiêu thường xuyên của Chính phủ của Việt Nam chiếm khoảng 8% tổng tiêu dùng cuối cùng thì tỷ lệ này của Trung Quốc đến năm 2016 là gần 27%. Chi tiêu dùng của Chính phủ Việt Nam chiếm khoảng 6-7% GDP, còn chi tiêu dùng của Chính phủ Trung Quốc khoảng 14% GDP.
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay thực chất có phần do cấu trúc kinh tế của hai nước. Trong khi cầu tiêu dùng của Mỹ thường chiếm trên 80% trong GDP, thì cầu tiêu dùng của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 50% trong GDP.
Về phía cung, Mỹ và Trung Quốc có hệ số co giãn về lao động và vốn giống hệt nhau, nhưng hiệu quả sản xuất của Mỹ tốt hơn hẳn. Cứ 100 đô la Mỹ giá trị sản xuất thì Mỹ tạo ra 58,1 đô la giá trị gia tăng trong khi Trung Quốc chỉ tạọ ra 33,5 đô la giá trị gia tăng (tỷ lệ này của Việt Nam là 21% - quá thấp!). Tỷ lệ thuế gián thu trong GDP của Mỹ cũng thấp hơn của Trung Quốc khá nhiều (6,6% so với 14%).
Theo The Saigontimes
(1) PGS. TS. Đại học Kinh tế quốc dân
(2) TS. Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam
- Cùng chuyên mục
Trước thềm quay lại sàn chứng khoán, Vinpearl muốn huy động 5.000 tỷ đồng
Vinpearl sẽ chào bán hơn 70 triệu cổ phiếu, giá 71.350 đồng/CP, tương đương tổng giá trị của đợt chào bán này đạt hơn 5.000 tỷ đồng.
Tài chính - 11/12/2024 17:17
Cổ phiếu FPT lập đỉnh, vốn hóa vượt 8,7 tỷ USD
Cổ phiếu FPT “tỏa sáng” trong phiên 11/12 khi có lúc leo lên mức 151.700 đồng/CP - mức giá (đã điều chỉnh) cao nhất mà FPT từng chạm đến trong lịch sử 18 năm niêm yết.
Tài chính - 11/12/2024 16:53
Động lực tăng trưởng năm 2025 của VN-Index
Mirae Asset cho biết trong năm 2025 sẽ có nhiều động lực tác động đến thị trường như hoạt động xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, nợ xấu và thị trường trái phiếu.
Tài chính - 11/12/2024 15:49
OceanBank đổi tên, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, từ ngày 18/12/2024, OceanBank sẽ đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Việt Nam hiện đại (MBV). Loạt lãnh đạo MB được giao trọng trách mới tại MBV.
Tài chính - 11/12/2024 11:32
Gemadept có thêm 3.000 tỷ để mua tài sản và trả nợ
Gemadept đã bán 102,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông giá 29.000 đồng/cp và phân phối 797.286 cổ phiếu “ế” cho 2 nhà đầu tư giá 45.000 đồng/cp.
Tài chính - 11/12/2024 10:41
Sếp VinaCapital: Đầu tư tư nhân nâng 'chất' thị trường chứng khoán
Bà Nguyễn Thị Diệu Phương, Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital cho rằng để thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi được nâng hạng có khả năng thu hút thêm dòng vốn lớn thì vai trò của đầu tư tư nhân là rất quan trọng, đặc biệt trong việc phát triển các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn.
Tài chính - 11/12/2024 07:56
Đo sức chống chịu của VND thời Trump 2.0
Với dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời Trump 2.0 và sức mạnh của USD đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, áp lực giảm giá đối với VND là điều cần chú ý.
Tài chính - 11/12/2024 07:55
Fed có thể hạ lãi suất vào tuần tới
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuộc họp chính sách tuần tới và có thể sẽ có một sự tạm dừng vào cuối tháng 1 do lo ngại về rủi ro lạm phát gia tăng.
Tài chính - 11/12/2024 07:51
Cổ phiếu thép ‘sáng cửa’
Những thông tin tích cực từ thị trường thép, cũng như câu chuyện riêng của từng doanh nghiệp đã trở thành chất xúc tác tốt cho cổ phiếu thép trong thời gian qua.
Tài chính - 11/12/2024 07:39
Cổ phiếu nào hưởng lợi khi Luật Điện lực sửa đổi được thông qua?
Luật Điện lực sửa đổi nhấn mạnh đến phát triển năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng mới. Qua đó, các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo như BCG Energy, REE Corporation, Hà Đô Group… hưởng lợi.
Tài chính - 10/12/2024 14:12
NHNN ban hành thông tư cơ cấu lại nợ cho khách hàng thuộc 26 địa phương
NHNN vừa ban hành Thông tư số 53 quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất.
Tài chính - 10/12/2024 13:55
Định giá thấp, điểm tựa cho chứng khoán Việt Nam?
Mức định giá hiện tại của thị trường được cho là phù hợp để các nhà đầu tư dài hạn chủ động phân bổ vốn và tích lũy cổ phiếu nhằm xây dựng danh mục cho năm 2025.
Tài chính - 10/12/2024 10:36
Thừa kế tiền mã hóa, liệu có khả thi?
Với sự ra đời của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, việc công nhận tiền mã hóa là tài sản hợp pháp đang gần hơn bao giờ hết.
Tài chính - 10/12/2024 07:52
Lãi suất tiết kiệm ở vùng thấp - 'nhỉnh' hơn lạm phát 1 điểm %
Dù trải qua một số đợt tăng lãi suất nhưng lãi suất tiết kiệm ngân hàng hiện vẫn ở mức thấp, chỉ nhỉnh hơn lạm phát khoảng 1 điểm % - khoảng cách tương đương với các nước phát triển.
Tài chính - 09/12/2024 17:10
Mua cổ phiếu nào cho tháng cận Tết?
Thị trường diễn biến khá tiêu cực trong tháng 11. Tuy nhiên, nhờ đó nhiều nhóm ngành đã về vùng định giá hấp dẫn và nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp giảm để tích lũy cổ phiếu.
Tài chính - 09/12/2024 10:28
Tham vọng thủy điện của doanh nhân Đồng Tuấn Vũ
Bên cạnh lĩnh vực thép vốn được khẳng định tên tuổi qua nhiều năm hoạt động, Minh Ngọc Steel của doanh nhân Đồng Tuấn Vũ còn là “tay chơi” kín tiếng trong lĩnh vực thủy điện.
Tài chính - 09/12/2024 08:51
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 4 day ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 5 day ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 week ago