EVN sẽ thoái bớt vốn tại EVNGENCO3

Nhàđầutư
Ban lãnh đạo EVNGENCO3 cho biết việc quyết toán cổ phần hoá dự kiến hoàn thành trong năm nay, EVN sau đó có thể sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 99,9% về 51% tới năm 2025.
TẢ PHÙ
14, Tháng 06, 2022 | 16:20

Nhàđầutư
Ban lãnh đạo EVNGENCO3 cho biết việc quyết toán cổ phần hoá dự kiến hoàn thành trong năm nay, EVN sau đó có thể sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 99,9% về 51% tới năm 2025.

NDT - DHDCD PGV

Quang cảnh ĐHĐCĐ EVNGENCO3. Ảnh: CV.

Sáng ngày 14/6/2022, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3HoSE: PGV) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Trong năm 2021, sản lượng điện EVNGENCO3 là 25,901 tỷ kWh, đạt 87,34% kế hoạch; tổng doanh thu là 37.072 tỷ đồng, đạt 93,17% kế hoạch và tổng lợi nhuận sau thuế là 3.022 tỷ đồng, đạt 230,37% kế hoạch năm. Mức chia cổ tức là 13%.

Trong bối cảnh chi phí nhiên liệu than trong nước và thế giới đang tăng cao, nguồn than khan hiếm, giá nhiên liệu khí tăng do tác động bởi tình hình xung đột quân sự ở Ukraine, tình hình biến động tỷ giá và lãi suất bất lợi, EVNGENCO3 trình cổ đông kế hoạch sản lượng điện công ty mẹ năm 2022 là 28,472 tỷ kWh, tổng doanh thu là 45.417 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế (chưa bao gồm chênh lệch tỷ giá) dự kiến 1.827 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, EVNGENCO3 dự kiến tiếp tục chi trả cổ tức toàn bộ bằng tiền mặt và không thấp hơn tỷ lệ 11%. Tổng công ty cũng trình cổ đông kế hoạch đầu tư xây dựng, góp vốn năm 2022 với tổng giá trị gần 5.970 tỷ đồng, bao gồm 4.851 tỷ đồng trả nợ vay cùng 918,6 tỷ đồng đầu tư thuần và gần 200 tỷ đồng đầu tư qua hình thức góp vốn.

Bên cạnh đó, EVNGENCO3 cho biết sẽ nỗ lực phối hợp với các đối tác trong Tổ hợp thúc đẩy công tác phát triển dự án để được chọn làm chủ đầu tư Dự án Trung tâm điện lực Long Sơn - giai đoạn 1 (1.500MW) và triển khai thủ tục góp vốn để đầu tư xây dựng theo quy định.

Trong chiến lược 5 năm giai đoạn 2021-2025, EVNGENCO3 đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2025 triển khai tham gia góp vốn và đầu tư các dự án nguồn điện mới, bao gồm các loại hình nhà máy điện như: Tuabin khí chu trình hỗn hợp sử dụng LNG, thủy điện, điện gió trên bờ/ngoài khơi, các loại nguồn khác... với tổng quy mô công suất các dự án khoảng 2.613 MW, trên cơ sở các dự án đã được Tổng công ty triển khai nghiên cứu xúc tiến đầu tư (bổ sung quy hoạch, thỏa thuận khung hợp tác góp vốn đầu tư).

Tại ĐHĐCĐ, lãnh đạo EVNGENCO3 cho biết sản lượng điện sản xuất trong tháng 5/2022 là 2,592 tỷ kWh, lũy kế 5 tháng là 13,228 tỷ kWh, đạt 41,53% kế hoạch năm. Doanh thu đạt 18.034 tỷ đồng, lãi ròng 1.304 tỷ đồng, hoàn thành 68,4% kế hoạch năm. Tổng công ty cho biết sẽ tự tin đạt được lợi nhuận kế hoạch năm 2022.

Đại hội đã biểu quyết thống nhất đạt 100% đồng ý với các dự thảo báo cáo, kế hoạch, phương hướng HĐQT đề ra. Cũng tại Đại hội, HĐQT EVNGENCO3 trình cổ đông thông qua việc thôi tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2023 đối với ông Trương Quốc Phúc do nghỉ chế độ hưu trí từ ngày 1/5/2022. Số lượng thành viên HĐQT là 4 người cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Tại sao công ty đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng, trong khi thị trường điện tăng tốt? Kịch bản tích cực, công ty kỳ vọng lợi nhuận vượt kế hoạch thế nào?

Đoàn Chủ tịch: Yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp là giá nguyên liệu than tăng cao đột biến, nhu cầu điện dự báo có thể giảm khoảng 3 tỷ KWh…. Do vậy, kế hoạch này phù hợp với yếu tố đầu vào và nhu cầu điện trong năm 2022.

Về kế hoạch ứng phó với vấn đề nguyên liệu tăng và yếu tố thủy văn, lượng mưa năm nay rất lớn, như vậy giá thị trường trong quý III sẽ ở mức thấp. Tuy nhiên, qua quý IV sẽ tăng cao do các nhà máy phải tích nước cho mùa khô năm sau. Với cơ cấu tỷ trọng lớn từ nguồn than và khí, Công ty sẽ tập trung tăng công suất để đạt kế quả kinh doanh hiệu quả.

Nguồn than cho nhà máy Mông Dương và Vĩnh Tân?

Đoàn Chủ tịch: Đối với nhà máy Mông Dương, EVNGENCO3 đã ký hợp đồng cung cấp với Tập đoàn TKV (khoảng 80%) và Đông Bắc (20%). Nguồn cung cấp của Mông Dương rất ổn định và đảm bảo.

Đối với nhà máy điện Vĩnh Tân, EVNGENCO3 ký hợp đồng dài hạn với TKV và Đông Bắc (cung cấp 60% nguyên liệu than), 40% còn lại là đấu thầu từ nhiều nguồn trong nước và nhập khẩu. Phương thức này giúp công ty tạo sự đa dạng trong nguồn cung cấp, tránh phụ thuộc vào các đối tác lớn.

Đầu năm 2022, việc cấp than của EVNGENCO3 gặp ảnh hưởng bất ổn thế giới, hiện đã được khắc phục. Giá thành sản xuất điện của Vĩnh Tân khoảng 2.000 đồng/kw là tương đối cạnh tranh. 

Kế hoạch triển khai đầu tư tăng trưởng nguồn điện tái tạo giai đoạn 2022-2025 

Đoàn Chủ tịch: Việc này phụ thuộc chủ yếu vào Quy hoạch điện VIII. Đối với điện mặt trời và điện gió, các công nghệ lưu trữ điện của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh. Khi sản xuất ra 1 kw điện (dù là điện than, điện gió, điện mặt trời…) thì phải công bằng giữa các nhà đầu tư. Chúng tôi đánh giá điện mặt trời rất cạnh tranh so với nhiệt điện than. Tuy nhiên, phát triển điện mặt trời có thể không được ưu tiên đến năm 2030 do vấn đề về pin lưu trữ.

Kế hoạch thoái vốn của cổ đông lớn, xin phía EVN chia sẻ thêm việc thoái vốn này?

Đại diện EVN: Theo quy định hiện hành, EVN có kế hoạch giảm vốn tại EVNGENCO3, EVN đang sở hữu 99,9% vốn công ty. Theo quy định, EVN đang chỉ đạo EVNGENCO3 quyết toán phần vốn nhà nước. Bước 2, EVN muốn giảm vốn tại EVNGENCO3 và đăng ký kế hoạch với Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022-2025.

Quá trình quyết toán vốn cổ phần hóa dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Nếu hoàn thành, việc thực hiện giảm vốn/thoái vốn của EVN dự kiến ở năm 2023.

Theo quy định phân loại doanh nghiệp Nhà nước, tới năm 2025, EVN dự kiến giữ cổ phần chi phối 51% EVNGENCO3. EVN kỳ vọng sẽ tìm kiếm được nhà đầu tư lớn cùng tham gia quản lý, điều hành, cung cấp khả năng quản trị, đầu tư phát triển.  

Hiện tại, chênh lệch tỷ giá còn nữa không? Bao giờ EVN trả khoản mục này?

Đoàn Chủ tịch: Phải xong quá trình quyết toán cổ phần hóa mới có thể chi trả. Khoản mục này đến năm 2021 còn 794 tỷ đồng. Theo lộ trình, chúng tôi cố gắng quyết toán cuối năm nay và đầu năm sau.

Kế hoạch phát hành cổ phiếu? Thoái vốn công ty thành viên?

Đoàn Chủ tịch: EVNGENCO3 trước đây chủ trương thoái vốn tại các công ty sở hữu dưới 5% và hoạt động không hiệu quả, tuy nhiên, hiện đã có một số thay đổi.

Hiện tại, EVNGENCO3 nắm 30,5% vốn VSH và 2% vốn NT2.

Nhà máy Thuỷ điện Thượng Kon Tum của Công ty Cổ phần Thủy Vĩnh Sơn Sông Hinh (Mã: VSH) đã đưa vào hoạt động 2 tổ máy cuối năm 2021. Dù mới đi vào hoạt động nhưng đã đóng góp lớn vào hiệu quả hoạt động của công ty. (Quý I/2022, Vĩnh Sơn Sông Hinh công bố doanh thu và lợi nhuận đều tăng gấp 4 lần cùng kỳ với doanh thu đạt hơn 808 tỷ đồng, lãi sau thuế 404 tỷ đồng. Genco3 đang sở hữu 30,55% cổ phần tại VSH). 

Với NT2, dù chỉ sở hữu hơn 2% cổ phần nhưng tỷ lệ cổ tức cao, do vậy Genco3 hiện dừng kế hoạch thoái vốn tại hai công ty này. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ