Dự án BOT hơn 7.000 tỷ sắp ‘vỡ trận’, kêu cứu Thủ tướng
Doanh thu thu phí không đủ để trả lãi vay đã khiến Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng – Quảng Ninh với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng đứng trước nguy cơ phá sản.

Cầu Bạch Đằng nối Quảng Ninh - Hải Phòng. Ảnh: Zing.vn
Ngày 25/3/2020, CTCP BOT cầu Bạch Đằng đã có văn bản số 91 gửi Thủ tướng Chính phủ để xin giải cứu Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng – Quảng Ninh.
Theo nhà đầu tư này, kể từ khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép khai thác vào tháng 10/2018 đến nay, tình hình thu phí hoàn vốn tại dự án rất khó khăn, doanh thu, lưu lượng thực tế rất thấp so với phương án tài chính của dự án.
Cụ thể, tính từ khi dự án đưa vào khai thác đến ngày 31/12/2019, lưu lượng xe trung bình ngày đêm tại Trạm BOT cầu Bạch Đằng chỉ đạt 11.796/26.740 xe, đạt 44,11%; doanh thu thu phí đạt 245,5 tỷ đồng/669 tỷ đồng đạt 36,7% so với phương án tài chính.
Nguyên nhân chủ yếu, theo doanh nghiệp dự án, là do lưu lượng, thành phần dòng xe qua trạm không đạt dự báo và mức phí đang thấp hơn rất nhiều so với mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định tại Thông tư số 35/2016/TT – BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ GTVT.
Bên cạnh đó, CTCP BOT cầu Bạch Đằng cho biết, doanh thu thu phí không đủ để trả lãi vay ngân hàng nên doanh nghiệp dự án đang phải sử dụng vốn tự có để bù đắp khoản lãi vay là 320 tỷ đồng và dự kiến phải chi thêm cho mỗi tháng tiếp theo khoảng 22 tỷ đồng/tháng.
“Đến hết tháng 4/2020, doanh nghiệp dự án sẽ không còn khả năng chi trả và đứng trước nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đơn vị tài trợ tín dụng cho dự án là Vietinbank – Chi nhánh Ba Đình cũng có nguy cơ không tái cấu trúc được khoản nợ này, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chỉ tiêu an toàn tín dụng của toàn hệ thống Vietinbank”, văn bản gửi Thủ tướng nêu rõ.
Trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện CTCP BOT Cầu Bạch Đằng cho biết tình hình thu phí tại dự án trước đã khó, nay thêm dịch COVID-19 bùng phát đã khiến cho chủ đầu tư càng thêm khốn đốn, doanh thu tại Trạm BOT cầu Bạch Đằng chỉ đạt vài chục triệu đồng/ngày.

Đơn thư có chữ ký của đại diện các nhà đầu tư, trừ Công ty Công Thành và Tập đoàn SE (Nhật Bản)
Đại diện chủ đầu tư cho biết, ngay từ đầu năm 2019, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã nhiều lần kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét hỗ trợ, như: Điều chỉnh tăng mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ lên mức tối đa và tính toán điều chỉnh lại phương án tài chính; sử dụng ngân sách của tỉnh để hỗ trợ hoặc cho công ty vay để bù một phần dòng tiền thiếu hụt tại dự án, đảm bảo đủ thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn; chia sẻ rủi ro trong trường hợp doanh thu thực tế sai khác; xem xét chuyển dự án sang loại hình công trình sử dụng 100% vốn ngân sách; Vietinbank xem xét hỗ trợ giảm lãi suất và cơ cấu lại dòng tiền của dự án.
Tuy nhiên UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng các đề xuất hỗ trợ này chưa có cơ chế chính sách cụ thể của Nhà nước hướng dẫn nên vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
“Hiện tại, chủ đầu tư dự án đang rất khó khăn, nợ xấu đối với Vietinbank sẽ rất lớn và có thể đứng trước nguy cơ phá sản nếu không nhận được sự xem xét tháo gỡ của Chính phủ”, đại diện doanh nghiệp dự án nói.
Cầu Bạch Đằng có vai trò quan trọng trong việc kết nối ba trung tâm lớn của khu vực Bắc Bộ là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là nền tảng và động lực cho sự phát triển công nghiệp, du lịch và kinh tế xã hội trong khu vực.
Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo văn bản số 1612/TTg-KTN ngày 9/12/2012. UBND tỉnh Quảng Ninh sau đó đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng BOT số 89/2015/HĐ-BOT ngày 26/12/2015 với liên danh các nhà đầu tư gồm: Trung Nam Group, Phúc Lộc, Cường Thịnh Thi, Cienco1, Cái Mép, Công Thành, Phương Thành, Tập đoàn SE (Nhật Bản) và doanh nghiệp dự án là CTCP BOT cầu Bạch Đằng.
Dự án có chiều dài 5,2 km, nằm trên địa bàn quận Hải An, TP Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tổng mức đầu tư 7.277 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách 488 tỷ đồng chi cho công tác giải phóng mặt bằng, 855 tỷ đồng (vốn góp nhà đầu tư) và 5.934 tỷ đồng còn lại là vốn vay. Dự án đưa vào vận hành từ ngày 31/8/2018 và bắt đầu thu phí từ ngày 15/10/2018.
- Cùng chuyên mục
Chủ chuỗi siêu thị Winmart lần đầu báo lãi sau khi về tay Masan
Trong năm 2024, WinCommerce - chủ chuỗi siêu thị WinMart, WinMart+, báo lãi ròng 5,74 tỷ đồng. Đây là kết quả tích cực so với mức lỗ gần 600 tỷ đồng năm 2023.
Tài chính - 03/04/2025 06:45
Manulife Việt Nam ủy thác đầu tư 4,7 tỷ USD ở QLQ Manulife Investment
Đến cuối năm 2024, QLQ Manulife Investment đã nhận ủy thác đầu tư của Manulife Việt Nam với tổng số tiền hơn 118.376 tỷ đồng, tương đương hơn 4,7 tỷ USD.
Tài chính - 03/04/2025 06:45
Quý 1/2025, Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định
Kết thúc quý 1/2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững.
Tài chính - 02/04/2025 17:07
HoSE: Hệ thống KRX được duyệt vận hành từ 5/5
Hệ thống KRX đã được phê duyệt dự kiến vận hành chính thức từ 5/5. Đây là hệ thống được kỳ vọng mang làn gió mới cho thị trường, mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.
Tài chính - 02/04/2025 16:11
Ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty 2025
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, việc cải thiện quản trị công ty trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để Việt Nam có thể khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới.
Tài chính - 02/04/2025 15:31
'Sếp' SHB được đề cử vào HĐQT Chứng khoán SHS
Ông Đào Ngọc Dũng – ứng viên được đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 của SHS, hiện là Giám đốc Công nghệ thông tin của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
Tài chính - 02/04/2025 15:29
NCB liên tục tăng vốn điều lệ, tạo nền tảng phát triển bền vững
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
Tài chính - 02/04/2025 13:31
Tập đoàn Hà Đô và rủi ro liên quan dự án năng lượng tái tạo
Tập đoàn Hà Đô phải điều chỉnh giảm hơn 300 tỷ lợi nhuận 2024 xuống 447 tỷ do dự án Hồng Phong 4. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất tính từ 2017.
Tài chính - 02/04/2025 13:08
Trang mới của Vietravel Airlines
Người của T&T Group chính thức tham gia quản trị điều hành Vietravel Airlines mở ra cơ hội mở rộng, tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Tài chính - 02/04/2025 12:59
FiinRatings: Giá trị dư nợ trái phiếu sẽ tăng 20% trong năm 2025
FiinRatings dự báo, giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng từ 15-20% trong năm 2025.
Tài chính - 02/04/2025 07:00
ĐHĐCĐ REE: Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sắp trở lại 'ghế' Chủ tịch HĐQT
Tiết lộ tại ĐHĐCĐ thường niên, Bà Nguyễn Thị Mai thanh cho biết ông Ashok Ramachandran sẽ nắm giữ vai trò Tổng giám đốc, còn bà trở về vị trí Chủ tịch HĐQT của REE.
Tài chính - 01/04/2025 19:24
CEO FPTS nói gì về kế hoạch kinh doanh 'đi ngang' trong 2025
Ông Nguyễn Điệp Tùng - Tổng giám đốc FPTS cho biết việc việc đặt mục tiêu năm 2025 thận trọng do chưa nhìn thấy sự tăng trưởng của một số yếu tố như chi phí giao dịch, phí margin, hoặc hoạt động tự doanh.
Tài chính - 01/04/2025 17:53
Vietcap đang cân nhắc tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng
Theo bà Nguyễn Thanh Phượng, HĐQT Vietcap đang cân nhắc tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu. HĐQT sẽ họp lại và lấy ý kiến cổ đông sau.
Tài chính - 01/04/2025 16:23
Xây dựng Hòa Bình tăng lãi hơn trăm tỷ sau kiểm toán
Báo cáo kiểm toán 2024 cho thấy tình hình tài chính của Xây dựng Hòa Bình đã cải thiện rõ rệt so với năm trước. Tuy nhiên, tập đoàn còn khoản công nợ lớn, trích lập dự phòng gần 2.000 tỷ đồng.
Tài chính - 01/04/2025 14:26
Sếp Mirae Asset: Hệ thống KRX mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư
Giám đốc Khối công nghệ Chứng khoán Mirae Asset cho biết, hệ thống KRX khi được triển khai sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư bởi trên nền tảng công nghệ mới, các nhà quản lý và vận hành thị trường chứng khoán có thể cho phép triển khai các giải pháp giao dịch tiên tiến như T+0, bán chứng khoán chờ về, bán khống và hợp đồng quyền chọn.
Tài chính - 01/04/2025 09:33
Công ty chứng khoán nào 'cầm' nhiều cổ phiếu FPT nhất?
Tính tới cuối năm 2024, HCM và VCI là 2 công ty chứng khoán sở hữu hàng trăm tỷ đồng (tính theo giá mua) cổ phiếu FPT trong danh mục FVTPL.
Tài chính - 01/04/2025 07:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 2 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago