[Doanh nhân tuổi Sửu] Ông Ngô Nhật Phương: Làm nên 'cơ đồ' từ hai bàn tay trắng

KHÁNH AN
07:00 15/02/2021

Dù trải qua không ít biến cố, nhưng với bản lĩnh cùng sự táo bạo trên thương trường, ông Ngô Nhật Phương đã từ tay không dựng cơ đồ nghìn tỷ với hệ sinh thái đa lĩnh vực, gồm nông nghiệp, cơ điện lạnh, thương mại, thiết bị vệ sinh và cả dược phẩm.

ngonhatphuong165041569510761814208_2792019

Ông Ngô Nhật Phương sở hữu hệ sinh thái đồ sộ gồm nông nghiệp, cơ điện lạnh, thương mại, thiết bị vệ sinh và cả dược phẩm. Ảnh Internet.

Ông Ngô Nhật Phương sinh năm 1961 và là anh cả trong một gia đình nghèo đông anh em tại vùng quê Bắc Ninh. Thuở mới đầu, ông vào ngành công an theo ý nguyện của gia đình. Tuy nhiên sau đó ông đã bỏ công việc ổn định để đến với niềm đam mê kinh doanh, bắt đầu từ việc cho thuê chiếu, bán nước chè, đến bán cuống vé tàu.

Ông từng chia sẻ với truyền thông rằng, có lần ngồi chờ tàu ở Ga Bình Triệu (TP.HCM) cả đêm, vì mệt mỏi ông đành phải mua manh chiếu trải nằm. Thấy nhiều người xung quanh cùng cảnh ngộ nên ông cho ngồi nhờ. Từ việc làm đơn giản này, ông bỗng nảy ra ý tưởng cho thuê chiếu, bán nước chè kiêm kể chuyện phim chưởng hằng đêm tại Ga Bình Triệu.

Kinh doanh dịch vụ cho thuê chiếu, bán nước chè hơn một năm, dành dụm được ít tiền ông Phương tiếp tục mua 3-4 xe đẩy bánh mì, xe cơm, xe hủ tiếu, rồi thuê người bán. Tuy nhiên, lợi nhuận kiếm được không đáng bao nhiêu khiến ông Phương chuyển sang kinh doanh thuốc lá.

Dẫu vậy, khó khăn lại nối tiếp khó khăn khi chỉ một thời gian ngắn sau đó ông Phương bị các cơ quan chức năng điều tra về vụ tái xuất thuốc lá. Ông Phương phải ngồi tù 3 năm.

“Kinh doanh không được bao lâu thì tôi bị các cơ quan chức năng điều tra về vụ tái xuất thuốc lá, gần 10 người trong đó có tôi phải vào tù. Riêng tôi sau đó bị toà tuyên án tổng cộng 20 năm về tội danh buôn bán hàng cấm (thuốc lá). May mắn sau đó những đồng nghiệp cũ, chuyên gia tại các đơn vị nghiệp vụ đã từng làm việc chia sẻ, tạo điều kiện để cho tôi lập công và chỉ sau 3 năm tôi được Chủ tịch nước ký lệnh ân xá”, ông kể.

Đối với doanh nhân Ngô Nhật Phương, để vượt qua thời gian vô cùng khó khăn này, bên cạnh bản lĩnh thì chắc hẳn sự sẻ chia từ hậu phương là điều không thể không nhắc đến. Đó là niềm an ủi, động viên từ ca sĩ Trang Nhung – Người đã nhận lời cầu hôn của doanh nhân tuổi Tân Sửu trong ngày bắt đầu chịu án.

“Những năm tôi ngồi tù, Trang Nhung thường xuyên vào chăm sóc và động viên tinh thần. Khi được trở lại cuộc sống bình thường, vợ chồng tôi đã lên biên giới kinh doanh”, ông Phương kể.

Theo đó vào năm 1986, sau khi ra tù, vợ chồng ông Phương đã cùng nhau sang Campuchia kinh doanh. Ban đầu, ông kinh doanh nhà hộ sinh rồi mời một số bác sĩ quân đội về làm. Thời bấy giờ, họ là bộ đội phục viên nên cũng không quá câu nệ về vấn đề tiền bạc. Sau 7 tháng kinh doanh, ông kiếm được 60.000 USD. Sang tháng thứ 8, Campuchia được các tổ chức của Liên Hợp Quốc viện trợ, các hệ thống y tế nơi đây được cải tiến, vì vậy hoạt động kinh doanh của nhà hộ sinh khó hơn, ông đã quyết định sang nhượng cho người khác.

Với số tiền kiếm được từ kinh doanh nhà hộ sinh, ông bắt đầu mở cửa hàng miễn thuế đầu tiên tại Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang) với hàng trăm mặt hàng từ thuốc lá, rượu, bia cho tới các sản phẩm tiêu dùng. Thời kỳ này, lợi nhuận từ cửa hàng miễn thuế rất cao. Thấy công việc thuận lợi, ông tiếp tục dùng số tiền kiếm được mở thêm nhiều hệ thống khác dọc biên giới Lào, Capuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar.

Sau này, kinh doanh cửa hàng miễn thuế không còn thuận lợi như trước, với số vốn dành dụm được ông Phương tiếp tục nghĩ đến con đường làm nông nghiệp. Sau khi được chính quyền Campuchia và Lào cấp đất rừng, khai thác gỗ để chuyển đổi sang trồng cao su, ông tuyển những người ở miền quê nghèo khó và các tù nhân đã mãn hạn đến làm việc. Số đất rừng đã khai thác, ông chuyển sang trồng hồ tiêu, cao su, con giống thuốc lá và thuốc lá.

Chia sẻ về chuyện làm ăn, ông Phương cho biết để quản lý gần chục hạng mục kinh doanh, ông luôn đặt quyền lợi của người lao động song hành với quyền lợi của mình. Chẳng hạn như cao su, khi làm hợp đồng với người lao động, ông cung cấp cây giống, đất và khoán cho người lao động chăm sóc, xây nhà lưu trú để họ sống và làm việc. 5 năm đầu ông cho công nhân vay tiền bằng cách cấp lương hàng tháng, bình quân 4 triệu đồng một người. Khi cao su đến thời điểm thu hoạch, ông cho họ hưởng 35% sản phẩm, còn ông 65%. Các năm tiếp theo sản lượng tăng, người lao động sẽ hưởng khoảng 40-45%.

“Nhờ chính sách này, nên chưa có người lao động nào bỏ tôi mà đi, thậm chí họ còn muốn nhận thêm diện tích để chăm sóc”, ông Phương bộc bạch.

Ngoài cao su và hồ tiêu, ông còn mở hệ thống thu mua và phân loại ve chai, kinh doanh xăng dầu, thuốc lá, nội thất, khách sạn.

"Ban đầu vất vả lắm, thất bại nối đuôi nhau nhưng tôi vẫn quyết tâm làm để bảo vệ đam mê của mình. Phải mất gần 7 năm đào tạo, sàng lọc tôi mới xây dựng được một bộ khung của các tổ đội trên mọi miền", ông nói thêm.

Đại gia "số má" trong ngành dược

Cái tên Ngô Nhật Phương bắt đầu được công chúng biết tới rộng rãi trong đại án thuốc ung thư giả VN Pharma vào giữa năm 2019 với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên với giới kinh doanh dược, đại gia Bắc Ninh đã là cái tên có tiếng từ lâu.

Đầu năm 2016, ông Phương đã trực tiếp tham gia vào ngành dược trong nước, bằng cách thông qua công ty thành viên là Công ty cổ phần Appollo (Appollo) để mua lại 59,17% cổ phần tại CTCP Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco, một doanh nghiệp ngành dược có lịch sử lâu đời, đã khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường.

Đầu tư vào Pharbaco chừng một năm rưỡi, doanh nhân Ngô Nhật Phương đầu tháng 7/2017 bất ngờ thông qua tờ Thanh Niên cho biết lỗ 140 tỷ đồng trong thương vụ này và chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong Pharbaco cho CTCP Sài Gòn Pharma, Công ty TNHH Dược phẩm Huy Cường, một đối tác nước ngoài và 9 cổ đông khác tại Việt Nam.

Nguyên nhân thoái vốn được doanh nhân sinh năm 1961 chia sẻ là bởi: “Tôi không phải là người làm trong ngành dược, nhưng được một số bạn bè thân hữu rủ rê kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy từ nhiều năm qua, thị trường dược dành cho doanh nghiệp trong nước hết sức nhỏ bé mặc dù tiềm năng với mức tăng trưởng hơn 20%. Bảo hiểm Y tế chưa phối hợp chặt chẽ với ngành dược để có những chính sách tổng thể phù hợp...”.

Tuy nhiên không hề có chuyện thoái vốn hay rút lui khỏi Pharbaco như phát biểu trên bởi đến tháng 5/2018, vai trò của ông Ngô Nhật Phương tại Pharbaco tiếp tục được củng cố rõ nét khi ông được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Pharbaco.

Sau khi hoàn tất sở hữu chi phối, Pharbaco công bố kế hoạch đầu tư dự án xây dựng nhà máy bào chế dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – EU với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án đã được triển khai xây dựng từ năm 2018, tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, bao gồm 2 dây chuyền Non Betalactam viên (624 tỷ đồng) và dây chuyền Cefalosporin tiêm và viên (576 tỷ đồng). Đến cuối tháng 1/2020, toàn bộ máy móc và thiết bị của nhà cung cấp đã về tới công ty.

Bên cạnh việc triển khai xây dựng nhà máy nghìn tỷ, Pharbaco dưới sự điều hành của doanh nhân Ngô Nhật Phương cũng đã tăng vốn điều lệ lên mức 900 tỷ đồng vào tháng 9/2020.

Dẫu vậy, sau thời gian dài sở hữu Pharbaco thì trong năm 2020, nhóm ông Ngô Nhật Phương bất ngờ phát đi những tín hiệu chuyển giao quyền sở hữu và người nhận chuyển nhượng là bà Trần Tuyết Mai - chủ sở hữu Hải Hà Petro, một đại gia xăng dầu hàng đầu miền Bắc.

Sự xuất hiện của bà Trần Tuyết Mai tại Pharbaco là một động thái khá bất ngờ trong bối cảnh pháp nhân lõi của nữ doanh nhân này đang trong cảnh thua lỗ, thậm chí còn nợ thuế "khủng" và mong muốn nhà nước hỗ trợ. Điều này làm dấy lên tin đồn Hải Hà Petro đứng tên hộ cổ phần ở Pharbaco. Tuy nhiên trao đổi với Nhadautu.vn, ông Ngô Nhật Phương đã phủ nhận điều này.

“Tôi khẳng định không có chuyện bà Trần Tuyết Mai đứng hộ cổ phần của tôi tại Pharbaco. Tôi hiện đã lớn tuổi, hơn nữa dược phẩm lại là một ngành khá phức tạp. Do vậy, trong thời gian tới tôi chỉ kinh doanh vé số tại Campuchia bởi làm vé số thì mới có tiền về đầu tư vì đây là ngành có thu nhập ổn định, tính cạnh tranh thấp”, doanh nhân Ngô Nhật Phương chia sẻ về kế hoạch trong tương lai.

  • Cùng chuyên mục
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 27/03/2025 12:13

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.

Tài chính - 27/03/2025 12:12

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.

Tài chính - 27/03/2025 07:59

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38