Doanh nghiệp Việt gọi vốn quốc tế: Cơ hội rộng mở nhưng không dễ thực hiện

NHÂN TÂM
07:00 09/05/2021

Việc IPO hoặc niêm yết trên thị trường nước ngoài vừa nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt vừa là cơ hội để những công ty này huy động dòng vốn đầu tư quốc tế.

1705chungkhoanmy-1618568187

Ảnh: Internet.

Tháng 4/2021, giới đầu tư không khỏi xôn xao khi Bloomberg thông tin Tập đoàn Vingroup – CTCP (HOSE: VIC) xem xét đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ đối với công ty sản xuất ôtô VinFast, dự kiến huy động khoảng 2 tỷ USD.

Theo đó, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam đang làm việc với tư vấn để thực hiện chào bán ngay trong quý này, một đợt chào bán có thể huy động lên tới 3 tỷ USD. VinFast muốn mức định giá ít nhất 50 tỷ USD tại Mỹ, nguồn tin cho biết.

Với mức 2 tỷ USD, đợt IPO của VinFast sẽ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của một công ty Việt Nam. Trước đó, Vinhomes (thuộc Vingroup) huy động về 1,4 tỷ USD từ bán cổ phần lần đầu năm 2018. Ngài ra, hãng xe VinFast cũng có thể trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết tại Mỹ, nếu thành công.

Cũng trong tháng 4/2021, Reuters cho biết ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, mới tiết lộ rằng hãng hàng không này có kế hoạch huy động 200 triệu USD thông qua IPO tại Mỹ bằng việc phát hành từ 5 - 7% cổ phần công ty, thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3. “IPO sẽ là một phần nỗ lực mở rộng dịch vụ ra toàn cầu của chúng tôi”, ông Quyết chia sẻ và nói rằng Bamboo Airways đã thuê một công ty kiểm toán quốc tế để tư vấn về việc IPO trên sàn giao dịch chứng khoán New York.

Ngoài ra, không khó để kể tên nhiều đơn vị có tham vọng thực hiện IPO/niêm yết trên sàn ngoại như: CTCP VNG, VietJet Air, Vinamilk,...

Việc IPO/niêm yết trên thị trường nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn ngoại tệ với giá rẻ, đồng thời nâng cao uy tín hình ảnh công ty Việt trên thị trường vốn quốc tế khi đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về quản trị, chuẩn mực kế toán của thị trường tài chính quốc tế.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia trong ngành cũng cho rằng, việc đưa cổ phiếu ra niêm yết tại thị trường chứng khoán lớn sẽ giúp đơn vị niêm yết thăm dò nhu cầu từ nhà đầu tư quốc tế, xác định mức giá cân bằng tính theo đơn vị USD. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có định hướng trong vấn đề huy động vốn ngoại.

Đáng chú ý, việc Chính phủ Việt Nam tiếp tục chống đại dịch COVID-19 thành công, kinh tế vĩ mô được đánh giá ổn định, nhiều triển vọng,... cũng là những yếu tố khiến doanh nghiệp Việt trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư ngoại.

Nói riêng về kế hoạch IPO của VinFast, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích CTCP chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận xét, doanh nghiệp Việt thường chủ yếu hướng đến hai trung tâm tài chính lớn trong khu vực là Singapore và Hồng Kông. Điều này cũng phần nào khiến số lượng nhà đầu tư phương Tây tham gia rót vốn vào Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Do đó, ông Minh kỳ vọng việc VinFast thực hiện IPO tại Mỹ sẽ tạo ra một cú hích để thu hút thêm dòng vốn đầu tư mới cho Việt Nam nói chung. Từ đó, hình ảnh thị trường tài chính Việt Nam có thể trở nên tích cực trong mắt các nhà đầu tư từ Mỹ và Châu Âu.

Những rào cản cho việc niêm yết sàn ngoại

Không khó để nhận ra, dù nhiều doanh nghiệp Việt đã đưa ra kế hoạch lên sàn ngoại gọi vốn từ nhiều năm trước, nhưng đến nay chưa công ty nào thành công.

Đơn cử, Vinamilk vào tháng 10/2018 đã nhận được thư chấp thuận niêm yết từ SGX-ST về việc phát hành và niêm yết hơn 8,7 triệu cổ phiếu phổ thông mới. Nhưng sau đó kế hoạch này đã hoãn lại và Hội đồng quản trị Vinamilk cho biết sẽ thực hiện việc phát hành và niêm yết cổ phiếu trên SGX-ST khi điều kiện thị trường thuận lợi hơn.

Hay, CTCP VNG vào tháng 5/2017 đã ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Giao dịch chứng khoán Nasdaq (Mỹ) để thực hiện IPO và niêm yết cổ phiếu tại sàn này. Câu chuyện VNG niêm yết trên Nasdaq cũng chỉ dừng lại ở đó.

Việc IPO/niêm yết lên sàn ngoại vẫn chưa được doanh nghiệp Việt cụ thể hóa thành hiện thực.

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, một số quy định ở pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp muốn niêm yết chứng khoán ra nước ngoài.

Trước hết, đối với quy định về giới hạn tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty niêm yết, ông Hà cho rằng việc quy định giới hạn tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết buộc các tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán ra nước ngoài phải thiết lập một phạm vi huy động vốn nằm trong giới hạn tỷ lệ sở hữu này. Và, cũng làm phát sinh nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, theo đó yêu cầu tổ chức phát hành Việt Nam phải cung cấp cam kết duy trì phạm vi sở hữu nước ngoài nói trên để đảm bảo rằng họ có thể tự do bán chứng khoán của mình cho bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào khác mà không phải gánh chịu rủi ro pháp lý vi phạm tỷ lệ tham gia góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, đối với những công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã đạt mức cao, khả năng tăng vốn thông qua phát hành và niêm yết quốc tế của nhóm doanh nghiệp này rất khó.

Ngoài ra, đó còn là sự khác biệt về chuẩn mực kế toán. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Trong khi đó, chuẩn mực kế toán được đưa ra chung cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn niêm yết trên sàn nước ngoài thường là IFRS hay IAS - chuẩn mực có sự khác biệt trong cách lập các báo cáo, hệ thống tài khoản… so với VAS.

Cuối cùng, ông Hà cho biết, quy định của pháp luật về ngoại hối chỉ yêu cầu tổ chức phát hành Việt Nam mở một tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam để nhận bất kỳ khoản ngoại tệ nào thu được từ quá trình niêm yết, mà không quy định tổ chức phát hành phải mở tài khoản tại nước dự định niêm yết chứng khoán.

Điều này dẫn đến thực tế rằng, nhà đầu tư nước ngoài đặt mua chứng khoán không thể chuyển tiền giao dịch vào tài khoản của tổ chức phát hành Việt Nam, nếu ngân hàng phục vụ tổ chức này không có chi nhánh, hoặc văn phòng giao dịch đặt tại quốc gia niêm yết. Vấn đề này cần phải được xem xét và có hướng giải quyết phù hợp.

Tuy nhiên, điều gây khó khăn thực sự cho các doanh nghiệp là việc đáp ứng các điều kiện hết sức nghiêm ngặt của các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế.

  • Cùng chuyên mục
Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Khối chứng khoán đang hút hàng nghìn tỷ đồng thông qua các đợt chào bán cổ phiếu. Làn sóng này vẫn đang tiếp diễn, thêm nhiều công ty công bố triển khai phương án tăng vốn.

Tài chính - 22/11/2024 14:00

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Chủ đầu tư dự án KCN Thanh Bình 2 là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Tại thời điểm tháng 4/2024, Việt Phát I là cổ đông lớn nhất nắm 80% vốn công ty.

Tài chính - 22/11/2024 09:10

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế

Tài chính - 22/11/2024 06:30

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.

Tài chính - 21/11/2024 13:39

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29