Doanh nghiệp nước ngoài tại Nga đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây

Nhàđầutư
Các công ty nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Nga sẽ phải đối mặt với những thiệt hại về kinh tế trước các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này.
AN LE
28, Tháng 02, 2022 | 10:11

Nhàđầutư
Các công ty nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Nga sẽ phải đối mặt với những thiệt hại về kinh tế trước các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này.

00

Trung tâm Kinh doanh Quốc tế của Moscow vào năm ngoái. Nhiều ngân hàng và công ty châu Âu có hoạt động và quan hệ đối tác ở Nga. Ảnh: The New York Times

Khi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau cuộc tấn công vào Ukraine, các doanh nghiệp châu Âu đã chuẩn bị cho khả năng rằng lệnh trừng phạt đối với Moscow cũng có thể gây tổn thương đến họ.

Các biện pháp trừng phạt, bao gồm việc ngăn chính phủ và các ngân hàng vay nợ trên thị trường tài chính toàn cầu, chặn nhập khẩu công nghệ và đóng băng tài sản của giới tỷ phú Nga, đã được đưa ra nhằm gây thiệt hại tối đa cho nền kinh tế Nga, trong khi hạn chế tổn hại hết mức có thể đối với các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire cho biết hôm thứ Sáu tuần rồi.

Tuy nhiên, hàng nghìn công ty nước ngoài hoạt động ở Nga trong nhiều năm đang phải chống chọi với một cú sốc kinh tế không thể tránh khỏi. Bởi lẽ, chiến tranh ở Ukraine có nguy cơ phá vỡ chuỗi cung ứng và kéo nền kinh tế châu Âu đi xuống ngay khi khu vực này đang bắt đầu phục hồi hậu COVID.

Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm 37% thương mại của nước này trên toàn cầu vào năm 2020. Hầu hết trong đó là năng lượng, với khoảng 70% xuất khẩu khí đốt và 50% lượng dầu xuất khẩu của nước này là sang châu Âu.

Và trong khi doanh số bán hàng cho Nga chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch thương mại của châu Âu với thế giới, nhưng nước này vẫn là điểm đến quan trọng của các công ty châu Âu trong nhiều thập kỷ, với hàng loạt ngành bao gồm tài chính, nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ và các mặt hàng xa xỉ.

0

Các nhãn hiệu thời trang sang trọng của Ý nằm trong số nhiều nhãn hiệu có thể bị ảnh hưởng. Ảnh: The New York Times

Vào ngày 25/1, cuộc họp giữa Tổng thống Putin và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu về việc xúc tiến đầu tư ở Nga đã gây ra tranh cãi trong giới chính trị gia châu Âu, khi khối này vấp phải những xung đột lợi ích nếu muốn trừng phạt Moscow sau những động thái nhắm vào Ukraine.

Nhưng với những lợi ích kinh tế khổng lồ đang bị đe dọa, các lãnh đạo Liên minh châu Âu trong những ngày gần đây vẫn đang tìm hướng đi phù hợp cho các lệnh trừng phạt của mình.

Trong các cuộc họp tuần này, các đại diện của Ý đã tìm cách miễn trừ các loại hàng hóa xa xỉ do mình sản xuất ra khỏi bất kỳ gói trừng phạt nào. Họ cũng góp ý về các biện pháp trừng phạt hẹp hơn, bỏ qua các cuộc đàn áp lớn đối với các ngân hàng Nga, cũng như Áo, quốc gia có Ngân hàng Raiffeisen International với hàng trăm chi nhánh ở Nga.

Trong khi đó, việc bỏ qua các lệnh trừng phạt có thể gây tổn hại đến nhập khẩu năng lượng của Nga vào châu Âu sẽ đem đến lợi ích cho một nhóm các công ty năng lượng lớn từ Paris đến Berlin.

Bất chấp những nỗ lực giảm thiểu nỗi đau cho quốc gia của họ, các quan chức châu Âu thừa nhận tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi nó được cải thiện.

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và nền kinh tế toàn cầu

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng chóng mặt, đồng thời có thể khiến các nhà đầu tư lo sợ. Bởi lẽ, việc gián đoạn nguồn cung và các lệnh trừng phạt có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế và ngành công nghiệp ở một số quốc gia.

• Chi phí năng lượng: Giá dầu đã chứng kiến mức tăng cao nhất kể từ năm 2014, đặc biệt là vào thời điểm xung đột leo thang. Bởi lẽ, Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, cung cấp khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu.

• Nguồn cung cấp khí đốt: Châu Âu nhập khẩu gần 40% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga, và khu vực này có khả năng phải đối mặt với việc giá cả tăng cao nếu sử dụng khí đốt để sưởi ấm vào mùa đông. Lượng dự trữ khí đốt tại đây hiện đang ở mức thấp, và các nhà lãnh đạo châu Âu đã cáo buộc Tổng thống Putin trong việc giảm nguồn cung để đạt được lợi thế chính trị.

• Giá lương thực: Nga cùng với Ukraine là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Ở các nước như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, dòng ngũ cốc này chiếm hơn 70% lượng lúa mì nhập khẩu.

• Sự thiếu hụt các kim loại thiết yếu: trong bối cảnh lo ngại rằng Nga, nước xuất khẩu kim loại lớn nhất thế giới, có thể bị cắt khỏi thị trường toàn cầu, giá palladium và niken (hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này) đã chứng kiến bước nhảy vọt đáng kể.

• Rối loạn tài chính: Các ngân hàng toàn cầu đang phải đối đầu với những tác động của các lệnh trừng phạt nhằm hạn chế khả năng tiếp cận vốn nước ngoài của Nga, đồng thời hạn chế khả năng xử lý các khoản thanh toán bằng đô la, euro và các loại tiền tệ quan trọng khác của nước này. Các ngân hàng cũng đang trong tình trạng báo động về các cuộc tấn công mạng trả đũa từ Nga.

000

Lắp ráp ô tô tại nhà máy Lada, ở Izhevsk, Nga, thuộc Tập đoàn Avtovaz, có quan hệ đối tác với Renault. Ảnh: Reuters

Những công ty chịu thiệt hại nhiều nhất từ cuộc tấn công của Nga vào Ukraine

Châu Âu

• BASF

Nhà sản xuất hóa chất Đức BASF, một trong những nhà đầu tư cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 hiện đang bị đình chỉ, với 1% doanh số bán hàng của tập đoàn là từ Nga.

• BP

Công ty dầu khí BP (BP) của Anh là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Nga với 19,75% cổ phần trong công ty dầu khí quốc gia Rosneft của Nga.

• Coca-Cola HBC

Công ty niêm yết tại London cung cấp nước giải khát cho Nga, Ukraine và phần lớn Trung, Đông Âu.

• Danone

Nhà sản xuất sữa chua Pháp Danone sở hữu thương hiệu sữa Nga Prostokvanhino và chiếm 6% tổng doanh thu từ nước này.

• Engie

Công ty tiện ích khí đốt của Pháp là một trong năm nhà đồng tài trợ cho Nord Stream 2 của Gazprom.

• Metro

Nhà bán lẻ của Đức sử dụng khoảng 10.000 nhân viên ở Nga, nơi phục vụ khoảng 2,5 triệu khách hàng.

• Nestle

Công ty hàng tiêu dùng Thụy Sĩ có sáu nhà máy ở Nga vào năm 2020, bao gồm các nhà máy sản xuất bánh kẹo và đồ uống, với doanh số năm 2020 tại Nga là khoảng 1,7 tỷ USD.

• Renault

Hãng xe Pháp có 69% cổ phần trong liên doanh Avtovaz của Nga, công ty đứng sau thương hiệu xe hơi Lada và bán hơn 90% sản lượng xe hơi tại địa phương.

• Rolls Royce

Nhà sản xuất hàng không cho biết Nga đã đóng góp gần 2% tổng doanh thu của công ty, đồng thời nước này cũng cung cấp 20% titanium trong việc chế tạo các bộ phận động cơ và thiết bị hạ cánh cho các máy bay phản lực đường dài.

• Safran

VSMPO-AVISMA của Nga là nhà cung cấp titanium đơn lẻ lớn nhất của nhà sản xuất động cơ phản lực của Pháp.

• Shell

Công ty dầu mỏ Hà Lan sở hữu 27,5% cổ phần của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng Sakhali-2, với năng suất hàng năm là 10,9 triệu tấn và được vận hành bởi Gazprom. Đây cũng là một trong năm nhà đồng tài trợ của Nord Stream 2.

• TotalEnergies

Công ty dầu khí Pháp là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Nga với 19,4% cổ phần trong Novatek của Nga, 20% cổ phần trong liên doanh Yamal LNG, 21,6% Arctic LNG 2, 20% cổ phần trong mỏ dầu Kharyaga, đồng thời nắm giữ nhiều cổ phần khác nhau trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, lọc dầu và hóa chất của đất nước.

• Uniper

Công ty tiện ích của Đức đã đầu tư 1 tỷ USD cho Nord Stream 2, cùng với 5 nhà máy điện ở Nga với tổng công suất 11,2 gigawatt, cung cấp khoảng 5% tổng nhu cầu năng lượng của Nga. Họ cũng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu.

Hoa Kỳ

• ExxonMobil

Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Mỹ thông qua công ty con là Exxon Neftegas Limited (ENL), sở hữu 30% cổ phần trong Sakhalin-1 - một dự án dầu khí tự nhiên lớn nằm ngoài khơi đảo Sakhalin ở vùng Viễn Đông của Nga.

• McDonald's

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đã xếp Nga vào thị trường có mức tăng trưởng cao và đã tiếp tục mở rộng ở nước này trong suốt thập kỷ qua.

• Mondelez

Nhà sản xuất bánh Oreo kiêm chủ sở hữu của Cadbury đã trở thành nhà sản xuất socola hàng đầu ở Nga vào năm 2018.

Châu Á

• Japan Tobacco

Các khoản thuế mà công ty đã đóng góp vào năm 2020 chiếm 1,4% ngân sách nhà nước Nga.

• Marubeni

Nhà kinh doanh Nhật Bản có bốn văn phòng ở Nga, nơi bán lốp xe cho thiết bị đào khoáng và quản lý một trung tâm kiểm tra sức khỏe.

Mitsubishi

Công ty phân phối xe Mitsubishi Motor thông qua 141 đại lý ở Nga và có cổ phần trong dự án phát triển dầu khí Sakhalin II, cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Nhật Bản và kinh doanh than, nhôm, niken, than đá, metanol, nhựa và các vật liệu khác. Ngoài ra, công ty cũng cung cấp thiết bị cho các nhà máy điện và máy móc khác cho Nga.

• SBI Holdings

Ngân hàng SBI được thành lập gần ba thập kỷ trước, cung cấp các dịch vụ doanh nghiệp và các khoản vay cho các công ty Nhật Bản đang mở rộng hoạt động tại Nga.

• Toyota

Nhà máy của công ty ở Saint Petersburg, Nga, sản xuất xe Camry và Rav4, hiện có văn phòng kinh doanh ở Moscow.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ