Nhiều thách thức đối với ngành chế biến cá tra xuất khẩu trong năm 2022

Nhàđầutư
Theo dự báo của lãnh đạo ngành nông nghiệp, xuất khẩu thủy sản nói chung, xuất khẩu cá tra nói riêng có nhiểu thuận lợi trong năm 2022, tuy nhiên bên cạnh đó, ngành này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, cước vận chuyển tăng nhưng giá bán rất khó tăng.
PHÚ KHỞI
28, Tháng 02, 2022 | 08:29

Nhàđầutư
Theo dự báo của lãnh đạo ngành nông nghiệp, xuất khẩu thủy sản nói chung, xuất khẩu cá tra nói riêng có nhiểu thuận lợi trong năm 2022, tuy nhiên bên cạnh đó, ngành này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, cước vận chuyển tăng nhưng giá bán rất khó tăng.

catra 2

Ngành nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu đang đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2022. Ảnh PK

Xuất khẩu tăng nhưng lợi nhuận giảm

Theo đại diện Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA), hiện giá phân phối cá file đông lạnh catfish nội địa (Mỹ) nguồn cung rất hạn chế, đánh bắt biển của quốc gia này cũng bị hạn chế do ảnh hưởng COVID-19, do vậy cá nuôi nước ngọt thịt trắng như cá tra của Việt Nam sẽ còn nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường này. Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam khác như Trung Quốc, EU, Brazil…cũng được dự báo sản lượng tiêu thụ không giảm so với năm 2021.

Tuy nhiên, theo VINAPA, bên cạnh thuận lợi về thị trường thì ngành nuôi trồng chế biến cá tra xuất khẩu đang đối mặt với nhiều thách thức như: chất lượng con giống cá tra chưa được kiểm soát tốt; giá thức ăn nuôi cá tra, vật tư đầu vào tăng mạnh, nên mặc dù giá bán có tăng chút ít nhưng nhưng lợi nhuận của cả chuỗi ngành hàng bị sụt giảm.

Bên cạnh đó do biến đổi khi hậu, xâm nhập mặn lấn sâu vào nội địa đã ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động nuôi cá tra. Cùng với đó là hàng rào kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu càng ngày càng khắt khe và yêu cầu cao hơn cũng là những thách thức cho hoạt động xuất khẩu cá tra trong năm 2022.

Theo ông Lê Bá Anh, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), năm 2021 có 23 lô cá tra xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng 8 lô so với năm 2020. Trong đó có 13 lô bị cảnh báo vi sinh, 5 lô có tỷ lệ mạ băng, phụ gia vượt mức cho phép và 5 lô vi phạm ghi bao bì, nhãn mác. Ngoài ra còn có một số lô cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc bị cảnh báo các chỉ tiêu liên quan tới COVID-19. 

Nhằm để khắc phục tình trạng sản phẩm xuất khẩu bị cảnh báo về an toàn vệ sinh thực phẩm đang gia tăng, NAFIQAD đề nghị các địa phương tăng cường kiểm soát vùng nuôi; thúc đẩy nuôi trồng, đảm bảo chất lượng; đầu tư công nghệ chế biến; nghiên cứu quy định thị trường để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Khó khăn trong công tác nuôi trồng cũng được Cục Thú y cảnh báo khi mà chỉ trong hơn 1 tháng đầu năm 2022 đã có 14 ha cá tra nuôi bị các bệnh gan thận mủ, xuất huyết và bệnh do ký sinh trùng tại các tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Cục Thú y cũng nhận định, thực tế, dịch bệnh có thể còn nhiều hơn rất nhiều, nhưng các địa phương chưa nắm được, chưa báo cáo đầy đủ theo quy định.

ca tra 1

Ngành nông nghiệp khuyến cáo không ồ ạt mở rộng diện tích nuôi cá tra. Ảnh TL

Không đang dạng sản phẩm khó tăng giá trị

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thu ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam, sau nhiều năm giữ vị trí “độc tôn”, cá tra Việt Nam không còn “một mình một chợ” nữa vì các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc, Campuchia đã mở rộng diện tích nuôi loài thủy sản nước ngọt này. Hiện nay, tổng sản lượng cá tra trong toàn khu vực đã tăng lên gần 3 triệu tấn, trong đó Việt Nam chỉ chiếm hơn một nửa.

“Trong suốt nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất nhưng nay họ đã bắt đầu phát triển vùng nuôi để tự cung cấp một phần và tìm thêm nguồn cung cấp từ các quốc gia khác. Cùng với đó, Trung Quốc cũng đang theo đuổi chính sách “Zero COVID” nên việc xuất khẩu vào thị trường này đang rất khó khăn. Do vậy, chiến lược xuất khẩu cá tra Việt Nam trong thời gian tới cũng phải đa dạng thị trường, đa dạng sản phẩm”, ông Hòe đề xuất.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên phát triển ngành nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu, tuy nhiên cho đến nay trên 98% sản phẩm xuất khẩu chỉ là phi lê, sản phẩm tươi,  nhiều phụ phẩm sau chế biến chưa được khai thác đúng mức.

“Để nâng cao giá trị con cá tra thì bên cạnh phải đẩy mạnh đa dạng sản phẩm giá trị gia tăng từ chế biến sâu, các phụ phẩm ngành cá tra phải là nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác, ví dụ là sản xuất dầu cá, collagen, canxi nano…kéo dài chuỗi sản xuất cá tra để nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng”, ông Luân khuyến cáo.

Là một người có nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá tra, Giám đốc Hợp tác xã cá tra Ô Môn, Nguyễn Ngọc Hải, cho rằng nếu con cá tra chỉ được bán phi lê, hoặc cắt khúc như hiện nay thì rất khó gia tăng giá trị vì bị cạnh tranh với sản phẩm cùng loại. Do đó, để nâng cao giá trị con cá tra thì đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến phải tiếp tục đầu tư gia tăng hàm lượng khoa học, công nghệ chế biến thành nhiều sản phẩm ăn liền, khép kín chuỗi sản xuất từ nuôi trồng đến bàn ăn, có như thế thì mới mong giá cá tra không bấp bênh, lên xuống thất thường như đã xảy ra trong nhiều thập niên qua.

Đồng ý với các đề xuất trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương phải tăng cường quản lý, rà soát lại diện tích nuôi, không để tăng ồ ạt; quản lý chặt giá cả, chất lượng giống, thức ăn dinh dưỡng, thuốc thú y phòng bệnh, đặc biệt là chất lượng sản phẩm sau chế biến để đảm bảo phát triển bền vững ngành hàng, chuỗi giá trị cá tra trong thời gian tới.

Năm 2022, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu khá khiêm tốn với dự kiến diện tích nuôi cá tra khoảng 6.000ha, sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,6-1,7 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2021.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ