Doanh nghiệp nhà nước đang đầu tư ra nước ngoài ra sao?

Nhàđầutư
Bên cạnh thành tích tăng 40% doanh thu, 90% lợi nhuận so với năm 2020, năm 2021, đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước có 30 dự án lỗ với số lỗ phát sinh 335,53 triệu USD, tăng 42%. Luỹ kế đến 31/12/2021, có 44 dự án lỗ lũy kế 1.335,10 triệu USD.
ĐÌNH VŨ
20, Tháng 10, 2022 | 14:17

Nhàđầutư
Bên cạnh thành tích tăng 40% doanh thu, 90% lợi nhuận so với năm 2020, năm 2021, đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước có 30 dự án lỗ với số lỗ phát sinh 335,53 triệu USD, tăng 42%. Luỹ kế đến 31/12/2021, có 44 dự án lỗ lũy kế 1.335,10 triệu USD.

toa-nha-viettel

PVN, Viettel và VRG là 3 doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất. Ảnh: Internet.

Để phục vụ kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Chính phủ đã có báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2021.

Đánh giá về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, báo cáo cho biết: Tính đến ngày 31/12/2021, có 30 DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện đầu tư 137 dự án ra nước ngoài theo hình thức trực tiếp đầu tư và đầu tư thông qua các công ty con cấp 1, cấp 2 tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2021, số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện là 43,63 triệu USD tại 21 dự án, chủ yếu tại các dự án của: PVEP/PVN (18,88 triệu USD), Viettel (15 triệu USD), TCT Hợp tác kinh tế QK4 (3,38 triệu USD); Tập đoàn Cao su Việt Nam-VRG (2,92 triệu USD) ....

Tính đến 31/12/2021, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các dự án là 6.615,45 triệu USD (bằng 55% số vốn đăng ký). Trong đó, PVN có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất (3.992,28 triệu USD, chiếm 60% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài); tiếp theo là Viettel (1.469,94 triệu USD, chiếm 22%); VRG đứng thứ ba (770,80 triệu USD, chiếm 12%).

Các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài tiếp tục duy trì chủ yếu trong các lĩnh vực: dầu khí; viễn thông; trồng, chế biến mủ cao su và các lĩnh vực khác (khai thác khoáng sản; nông nghiệp; xây lắp, thương mại, vận tải hàng không…).

Năm 2021, số vốn thu hồi từ các dự án đầu tư ra nước ngoài là 509,75 triệu USD (trong đó lợi nhuận chuyển về nước là 278,56 triệu USD); chủ yếu là từ các dự án của các TĐ, TCT (công ty mẹ, công ty con): PVN (288,34 triệu USD), Viettel (147,12 triệu USD), TCT Hàng không VN (35 triệu USD), TCT Hợp tác kinh tế QK4 (15,52 triệu USD), VRG (13,89 triệu USD), Tập đoàn Điện lực VN (8,30 triệu USD), còn lại 6 doanh nghiệp khác thu hồi 1,56 triệu USD; 18 doanh nghiệp không phát sinh thu hồi vốn trong năm 2021.

Lũy kế đến ngày 31/12/2021, có 62 dự án đầu tư ra nước ngoài của 14 doanh nghiệp đã phát sinh thu hồi vốn đầu tư, với tổng số vốn đã thu hồi lũy kế là 3.641,43 triệu USD (bao gồm lợi nhuận chuyển về nước là 1.744,5 triệu USD), bằng 55% tổng số vốn đã đầu tư ra nước ngoài.

Trong đó, PVN có số vốn đầu tư thu hồi lớn nhất, là 2.631,62 triệu USD (chiếm 72% tổng số vốn đã thu hồi của khối các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước), đứng thứ hailà Viettel với 853,41 triệu USD (chiếm 23%). Số vốn đã thu hồi của 2 doanh nghiệp này chiếm 95% tổng số vốn thu hồi từ các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp.

Năm 2021, có 88 dự án đầu tư ra nước ngoài phát sinh doanh thu với tổng doanh thu là 7.786,56 triệu USD, tăng 40% so với năm 2020. Trong đó: 62 dự án có lợi nhuận, với tổng lợi nhuận sau thuế là 810,2 triệu USD (tăng 90% so với năm 2020). Số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam là 284,82 triệu USD (tăng 166,3 triệu USD, gấp 2,4 lần năm 2020).

Số dự án lỗ phát sinh, lỗ luỹ kế tăng

Bên cạnh các dự án có báo cáo có lãi, vẫn có 30 dự án bị lỗ với tổng số lỗ phát sinh trong năm là 335,53 triệu USD (tăng 42% so với số lỗ của các dự án báo lỗ năm 2020).

Số lỗ từ các dự án trong lĩnh vực viễn thông (8 dự án viễn thông bị lỗ với tổng số lỗ là 293,32 triệu USD chiếm tỷ trọng lớn (87%); chủ yếu là lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của các dự án tại thị trường Myanmar của Viettel là 246,98 triệu USD do thị trường Myanmar có chính biến, tỷ giá biến động mạnh và lỗ kinh doanh tại thị trường Tanzania là 43,93 triệu USD do chính sách thắt chặt quản lý thông tin thuê bao của chính phủ và các loại thuế, phí cao).

Đến 31/12/2021, vẫn còn 44 dự án có lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 1.335,10 triệu USD (giảm 2 dự án nhưng tăng 164,04 triệu USD so với năm 2020).

Một số lĩnh vực, dự án đầu tư không đạt hiệu quả, phải dừng đầu tư, có nguy cơ mất vốn, như: các dự án thăm dò, khai thác dầu khí của PVEP (có tỷ trọng vốn đầu tư cao), dự án muối mỏ Kali tại Lào của TĐ Hóa chất VN,..  Một số dự án viễn thông gặp rủi ro tỷ giá, có lỗ lũy kế lớn, mất quyền kiểm soát (dự án Viettel Camaroon),...

Theo đó, Chính phủ kiến nghị, để nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài, Quốc hội thúc đẩy quan hệ ngoại giao cấp Nhà nước giữa Việt Nam với các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư của các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước (như tại Lào, Campuchia, Myanmar) để kiến nghị nước sở tại có chính sách ưu đãi, đầu tư nhất quán, minh bạch, tạo môi trường đầu tư ổn định, an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam; chú trọng hơn về tái cấu trúc hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong tổng thể thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2025; tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài, thu lợi nhuận về nước của doanh nghiệp;… thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ