Doanh nghiệp, người lao động trong giãn cách xã hội ở Nghệ An: Khó chồng khó

Nhàđầutư
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, TP. Vinh phải thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng mạnh tới đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động.
VĂN DŨNG
06, Tháng 07, 2021 | 18:25

Nhàđầutư
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, TP. Vinh phải thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng mạnh tới đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động.

1

Khu công nghiệp VSIP ở Nghệ An. Ảnh: Văn Dũng

Thông tin từ Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An) cho biết, do phải thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, các doanh nghiệp phải điều chỉnh quy mô sản xuất, cắt giảm lao động; bố trí lao động ăn, nghỉ tập trung tại nhà máy, làm việc trực tuyến tại nhà hoặc phải bố trí xe đưa đón công nhân tập trung.

Các doanh nghiệp cũng buộc phải tạm dừng tiếp nhận, tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, các chuyên gia người nước ngoài từ các địa bàn có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất và kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, kéo theo hàng ngàn người lao động buộc phải tạm thời nghỉ việc.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải gồng mình vì các khoản chi phí tăng cao lên đến hàng tỷ đồng mỗi tháng, gây áp lực rất lớn về nguồn tài chính cho các doanh nghiệp vì ngoài việc phải bố trí nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác phòng, chống dịch thì các doanh nghiệp còn phải đảm bảo thực hiện tổ chức xét nghiệm sàng lọc COVID-19 định kỳ hàng tuần 20% tổng số người lao động theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tiến hành các test nhanh, PCR 3 ngày/lần đối với số lao động đi qua các chốt kiểm soát...

Do dịch kéo dài dẫn đến tình hình nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu từ thị trường các nước trên thế giới, trong khu vực và các thị trường trong nước đều gặp nhiều khó khăn. Chi phí dịch vụ vận chuyển từ đường hàng không, đường bộ, đường thủy đều tăng cao dẫn đến nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp.

Các thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước bị giảm sút, tình hình xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm đến thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới bị hạn chế cắt giảm, các phương tiện vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm đi qua các địa bàn bị phong tỏa gặp nhiều khó khăn, chi phí sản xuất tăng cao làm tăng giá thành sản phẩm… đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, kéo theo nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động. 

Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu kép vừa duy trì sản xuất vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp phải tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để bố trí hàng ngàn lao động ăn nghỉ tập trung tại nhà máy, số còn lại phải bố trí xe đưa đón tập trung hoặc làm việc tại nhà. Điều kiện sinh hoạt tại nhà máy thiếu thốn kéo dài, thời tiết nóng bức, phải xa gia đình, thường xuyên phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, tất cả những điều nói trên đã gây tâm lý bức xúc, ức chế cho người lao động, làm giảm năng suất và chất lượng lao động.

Một lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam cho rằng, trong thời gian TP. Vinh thực hiện cách ly xã hội theo Chị thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc yêu cầu người lao động đi qua chốt kiểm tra phải có giấy xét nghiệm trong thời hạn 3 ngày đã làm các doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều kinh phí và mất nhiều thời gian để xét nghiệm cho người lao động (số lượng này rất đông và chủ yếu tại Khu công nghiệp Bắc Vinh (1.708 người được bố trí xe đưa đón tập trung, chiếm 26,5%), đặc biệt Công ty CP May Minh Anh- Kim Liên (1.600 người, chiếm 53,3%.

Trong khi đó, công tác chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn còn một số bất cập, chưa thống nhất, còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp như: Một số xã ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn không cho người lao động rời khỏi địa phương để đi làm, nếu đi làm về thì phải cách ly 21 ngày; Theo quy định, việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất khi đi qua các chốt ra vào địa bàn tỉnh yêu cầu người lái xe phải có giấy xét nghiệm, nhưng có một số chốt khi trình giấy xét nghiệm của tỉnh khác thì không được chấp nhận.

"Khu công nghiệp là nơi tập trung đông người với mật độ rất cao, khó kiểm soát, nguy cơ rủi ro cao; để đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì sản xuất kinh doanh ổn định; không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kép. Do vậy, đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An sớm có phương án ưu tiên bố trí nguồn Vaccine để tiêm phòng COVID-19 cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung đặc biệt là các địa bàn có nguy cơ cao như các Khu công nghiệp: Bắc Vinh, Nam Cấm, VSIP... trong thời gian sớm nhất", lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam đề xuất.

Đến thời điểm hiện nay, trong địa bàn Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp Nghệ An có 128 doanh nghiệp, hộ kinh doanh và 40 nhà thầu, đơn vị dịch vụ đang hoạt động. Cụ thể: Khu công nghiệp Bắc Vinh (34); Khu công nghiệp Nam Cấm (51); Khu công nghiệp VSIP (23); Khu công nghiệp WHA (15); Khu công nghiệp Hoàng Mai (4); KCN Đông Hồi (3); Trong KKT ngoài KCN (38). Trong đó, có 26 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 23 Doanh nghiệp sử dụng từ 200 lao động trở lên; có 45 Doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên; 2 Doanh nghiệp có bố trí Khu cách ly tập trung (Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An - KCN VSip và CTCP Khoáng sản Hà An Phát - KCN Nam Cấm); 13 doanh nghiệp phải dừng hoạt động do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19. Trong đó: KCN Bắc Vinh (8); KCN Nam Cấm (4); Trong KKT ngoài KCN (1). Có 30.452 người lao động hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhà thầu: KCN Bắc Vinh (6.562); KCN Nam Cấm (7.258); KCN VSIP (11.840); KCN WHA (825); Trong KKT ngoài KCN (3.967).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ