Doanh nghiệp Ấn Độ muốn hợp tác với tỉnh Đồng Tháp phát triển nông nghiệp

Nhàđầutư
Trong khuôn khổ Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp năm 2023 diễn ra mới đây, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn hợp tác thúc đẩy thương mại-đầu tư lĩnh vực nông nghiệp với doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
PHÚ KHỞI
01, Tháng 07, 2023 | 15:52

Nhàđầutư
Trong khuôn khổ Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp năm 2023 diễn ra mới đây, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn hợp tác thúc đẩy thương mại-đầu tư lĩnh vực nông nghiệp với doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

ong phong

Doanh nghiệp Ấn Độ muốn hợp tác cùng tỉnh Đồng Tháp trong khai thác thế mạnh về nông nghiệp. Ảnh PK

Nhiều dư địa hợp tác

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết, sự kiện Hội nghị hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp năm 2023, được Đồng Tháp tập trung chuẩn bị từ nhiều tháng trước để đón trên 150 doanh nghiệp Ấn Độ về tham dự các hoạt động giao lưu, kết nối, tìm hiểu cơ hội đầu tư trên các lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và công nghệ thông tin. Đây cũng chính là thế mạnh của Đồng Tháp, mở ra cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, ngoài gạo và thuỷ sản có sản lượng xếp trong nhóm đầu cả nước, Đồng Tháp còn có nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng, có thể đẩy mạnh xuất khẩu đến Ấn Độ như: xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, nhãn Châu Thành.

Ngoài ra, Đồng Tháp còn có làng hoa Sa Đéc - một trong những vùng trồng hoa lớn nhất nước, cung cấp trên 12 triệu sản phẩm hoa kiểng mỗi năm. Đặc biệt, Tỉnh đang tập trung phát triển công nghiệp chế biến. Đây thật sự là cơ hội cho doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu rất cao về thực phẩm chế biến cho thị trường nội địa.

AN DO 2

Trong khuôn khổ sự kiện hợp tác thương mại-đầu tư giữa doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp và doanh nghiệp Ấn Độ còn diễn ra ngày hội Quốc tế Yoga lần thứ 9. Ảnh ĐT

Đồng Tháp cũng có nguồn lao động trẻ dồi dào, trong đó có hơn 40% đã qua đào tạo cùng với với trên 10.000 lao động đã và đang đi làm việc ở nước ngoài được rèn luyện tác phong công nghiệp.

Đồng Tháp và Ấn Độ còn có tiềm năng mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như dệt may, công nghệ thông tin, dược phẩm,…

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Ấn Độ là một trong những quốc gia mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp. Riêng sản xuất lúa, gạo, Ấn Độ đã có nhiều nghiên cứu đột phá như thay đổi gen để tạo ra những sản phẩm gạo phục vụ cho người thiếu sắt, thiếu kẽm hoặc bị bệnh tiểu đường. Theo ông, doanh nghiệp Ấn Độ có thể "bắt tay" với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng để đẩy mạnh hơn nữa trong việc chuyển giao những kết quả đã đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp.

Chia sẻ tại sự kiện này, Ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. HCM cho rằng, Việt Nam có thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Riêng Đồng Tháp, mỗi năm sản xuất 3,39 triệu tấn lúa, 183.000 tấn trái cây, trong đó sản lượng xoài của tỉnh lên tới 185.000 tấn trong một năm.

"Ngoài tiềm năng về phát triển nông nghiệp, Đồng Tháp là nơi tập trung các ngành công nghiệp khác như, da giày, dược phẩm, công nghệ thông tin và dệt may. Đây là các lĩnh vực mà doanh nghiệp Ấn Độ  đang có thế mạnh cần hợp tác để phát triển", ông Madan Mohan Sethi cho biết.

AN DO 1

Doanh nghiệp Ấn Độ đánh giá cao môi trường đầu tư tại tỉnh Đồng Tháp. Ảnh ĐT

Đồng Tháp cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết, nhất quán chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, chúng tôi đã chuẩn bị những điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nhanh chóng triển khai dự án.

Hiện tại, Đồng Tháp đang kêu gọi nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh như: Tân Kiều, Tân Lập, Trường Xuân, Quảng Khánh. 2 khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn là Thường Phước và Dinh Bà đã được xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc triển khai thi công dự án.

Cùng với đó là những chính sách ưu đãi, thủ tục hành chính nhanh chóng, chính quyền thân thiện,… đang mở rộng cửa chào đón nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Ấn Độ tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh tại vùng Đất sen hồng.

Cũng theo ông Nghĩa, một lợi thế khác là thời gian gần đây, mạng lưới giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ quan tâm đầu tư, hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm.

Mới đây tuyến đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đã chính thức khởi công, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. HCM đến Đồng Tháp chỉ còn 2 giờ đồng hồ, tạo thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp trong vùng. Ngoài ra, Đồng Tháp còn có hệ thống giao thông thuỷ, với 2 bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hoá thuận tiện ra biển Đông và Campuchia.

"Hiện nay, Đồng Tháp có trên 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên các lĩnh vực. Sự kiện kết nối thương mại đầu tư sẽ là cơ hội để doanh nghiệp trong tỉnh và doanh nghiệp Ấn Độ tiếp cận, giao lưu, tìm hiểu nhu cầu, kết nối, hợp tác vươn xa", ông Nghĩa kỳ vọng.

thu hoach

Đồng Tháp có nguồn nguyên liệu nông, thủy sản dồi dào. Ảnh ĐT

Theo ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. HCM, hiện Đồng Tháp có 2 doanh nghiệp Ấn Độ đã đầu tư tại địa phương trong lĩnh vực sản xuất dầu cám gạo và chế biến thực phẩm.

"Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, hệ thống chính trị xã hội ổn định, lực lượng lao động lành nghề và đặc biệt Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do nên là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới. Tuy nhiên, về đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam hiện nay còn khá khiêm tốn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, điện và khai khoáng.

Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư  giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp năm 2023, kỳ vọng sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hợp tác đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp.

Tôi rất vui được nói thêm rằng vào năm 2022, hơn 130.000 người Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam trong khi khoảng 34.000 bạn bè từ Việt Nam đến Ấn Độ. Năm nay, chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều công ty Việt Nam xin thị thực sang thăm Ấn Độ. Việc kết nối nhiều tuyến hàng không đã giúp người dân hai bên đi lại dễ dàng đến các thành phố của cả hai nước.

Năm 2023, thương mại song phương đã chạm mốc 15,1 tỷ USD. Tuy nhiên, thương mại Ấn Độ với Việt Nam thấp hơn tiềm năng. Tôi nghĩ với sự gắn kết hơn nữa giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên, chúng ta có thể dễ dàng chạm tới con số 20 tỷ USD trong thời gian tới", ông Madan Mohan Sethi kỳ vọng.

ky ket

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp và doanh nghiệp Ấn Độ ký kết ghi nhớ xúc tiến hợp tác thương mại, đầu tư. Ảnh ĐT

Tại sự kiện này, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp và tổ chức Xúc tiến thương mại Việt Ấn; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp và Phòng Kinh doanh quốc tế Ấn Độ; Hội Nữ Doanh nhân tỉnh Đồng Tháp và Hội đồng Kinh doanh quốc tế Dhronacharya đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy quan hệ hợp tác và xúc tiến thương mại, đầu tư trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ