Cao tốc Cao Lãnh – An Hữu vực dậy tiềm năng thu hút đầu tư cho Đồng Tháp

Nhàđầutư
Ngày 25/6, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 thuộc địa bàn 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến dự.
PHÚ KHỞI
25, Tháng 06, 2023 | 16:59

Nhàđầutư
Ngày 25/6, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 thuộc địa bàn 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến dự.

ong nghia

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa kỳ vọng thu hút đầu tư vào địa phương sẽ khởi sắc khi kết nối giao thông thuận tiện. Ảnh HT

Phát biểu tại buổi lễ khởi công dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết, tỉnh Đồng Tháp chỉ cách TP. HCM 165 km nhưng do giao thông chưa thuận tiện nên thời gian qua việc di chuyển từ địa phương đến TP. HCM mất nhiều thời gian, đặc biệt đoạn đường Cao Lãnh – An Hữu, kết nối từ trung tâm tỉnh đến tuyến cao tốc TP.HCM – Mỹ Thuận chỉ 30km nhưng phải mất đến hàng 1 giờ để đi qua đoạn đường này. Điểm nghẽn hạ tầng giao thông cũng chính là điểm nghẽn thu hút đầu tư vào địa phương trong thời gian qua.

Theo ông Nghĩa, tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đây là tuyến đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung, hình thành kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược liên vùng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của cả khu vực, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông".

Dự án xây dựng cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào 24/6/2022. Dự án có tổng chiều dài 27,43km, tổng mức đầu tư 5.886 tỷ đồng, phạm vi thực hiện trải dài qua 2 địa phương là tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang.

Đồng thời, tỉnh Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án thành phần 1, với chiều dài tuyến là 16km, tổng mức đầu tư 3.640 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 dài 11,4 km, do tỉnh Tiền Giang làm cơ quan chủ quản, với tổng mức đầu tư 2.246 tỷ đồng. 

Đây là lần đầu tiên, tỉnh Đồng Tháp được giao thực hiện dự án có quy mô đầu tư lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và thời gian triển khai cấp bách; tỉnh Đồng Tháp đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban, Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng Ban, để chỉ đạo triển khai thực hiện dự án; cùng với sự quyết tâm, khẩn trương của các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong quá trình phối hợp triển khai thực hiện nên công tác chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần 1 đã hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

khoi cong

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án. Ảnh Hoàng Vũ

Xác định sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, khối lượng công việc lớn phải thực hiện trong thời gian ngắn, cấp bách; Ban Chỉ đạo, UBND Tỉnh đã tổ chức họp hàng tháng, đột xuất, liên tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn chỉnh các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật để dự án đảm bảo được khởi công theo kế hoạch đề ra.

Qua đó, trên tinh thần quyết tâm, khẩn trương thực hiện của Chủ đầu tư, các sở, ngành, và các địa phương có dự án đi qua của tỉnh, trong thời gian ngắn đã thực hiện tốt và đúng quy định các công việc như: bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư; lập, thẩm định và trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Lập, thẩm định và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án; chuẩn bị nguồn và kế hoạch cung cấp vật liệu cho dự án; lập, trình thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán; công tác lựa chọn nhà thầu;...

Đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt tỷ lệ đồng thuận cao: tính đến ngày 24/6, số hộ dân đã nhận tiền bồi thường 511/533 hộ, đạt tỷ lệ 96%; số tiền đã giải ngân trên 478 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 93,3%; diện tích đã bàn giao đạt tỷ lệ 94,5%.

"Sau khi tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu được đưa vào sử dụng (dự kiến năm 2027), Đồng Tháp sẽ không còn là địa phương "khuất nẻo". Với tiềm năng là vùng sản xuất nông sản lớn, có đường biên giới giáp Campuchia dài hơn 50km với 02 cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông, Đồng Tháp sẽ là điểm đến đầu tư lý tưởng cho nhà đầu tư trong thời gian tới", ông Nghĩa kỳ vọng.

Chia sẻ tại buổi lễ khởi công dự án, ông Nguyễn Văn Vũ, người dân xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết ông rất vui mừng, phấn  khởi khi cùng nhiều bà con Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được tham dự Lễ khởi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1.

"Có cao tốc Cao Lãnh - An Hữu việc đi lại hay vận chuyển hàng hóa của bà con từ Đồng Tháp đi TP. HCM và các tỉnh khác sẽ thuận lợi, nhanh chóng hơn. Vì công trình chung của tỉnh và cũng vì chính sự phát triển của bà con, quê hương, tôi và bà con nhân dân trong vùng dự án đã tự nguyên di dời cây trồng, vật kiến trúc ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằng, bàn giao sớm cho chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án", ông Vũ cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ