Đinh Ngọc Hệ thành lập nhiều công ty nhằm mục đích gì?

Nhàđầutư
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho biết, việc mở các công ty nhằm tạo việc làm cho con cháu, đem lại lợi nhuận và đóng thuế cho nhà nước. Lợi nhuận của các công ty bị cáo Hệ không kiểm tra, giám sát, vì nhận thấy công ty luôn phát triển và hoàn toàn tin tưởng giám đốc điều hành nên không quan tâm.
LÝ TUẤN
16, Tháng 12, 2020 | 19:38

Nhàđầutư
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho biết, việc mở các công ty nhằm tạo việc làm cho con cháu, đem lại lợi nhuận và đóng thuế cho nhà nước. Lợi nhuận của các công ty bị cáo Hệ không kiểm tra, giám sát, vì nhận thấy công ty luôn phát triển và hoàn toàn tin tưởng giám đốc điều hành nên không quan tâm.

Chiều 16/12, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) cùng 19 đồng phạm trong vụ đấu thầu thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.

Tại phiên xét xử này, có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát (VKS), theo đó, đại diện VKS đặt vấn đề, với cương vị bộ trưởng lúc đó, có bao giờ bị cáo nhìn lại các dự án của nhà nước trị giá hàng nghìn tỷ nhằm phát triển Đồng bằng sông Cửu Long để kiểm tra, đôn đốc, điều hành không?.

Tuy nhiên, trình bày về vấn đề này, bị cáo Thăng cho biết: "Cái nào bị cáo trực tiếp chỉ đạo thì chỉ đạo, nếu Thứ trưởng trực tiếp nắm thì bị cáo chỉ đôn đốc kiểm tra".

fda

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn BQP.

Tiếp đó, đại diện VKS đã yêu cầu thẩm vấn đối với bị cáo Đinh Ngọc Hệ, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn BQP về mục đích thành lập các công ty.

Trả lời trước tòa, bị cáo Hệ khai việc mở các công ty nhằm tạo việc làm cho con cháu, đem lại lợi nhuận và đóng thuế cho nhà nước. Bên cạnh đó, lý giải cho việc hoạt động vì lợi nhuận nhưng không kiểm tra, giám sát, bị cáo Huệ nói vì hoàn toàn tin tưởng Giám đốc điều hành, đồng thời nhận thấy công ty luôn phát triển nên không quan tâm.

Đại diện VKS tiếp tục đặt vấn đề, cho rằng, Đinh Ngọc Huệ là người thành lập doanh nghiệp, mục đích tạo lợi nhuận chứ không phải thành lập để dẫn tới phá sản. Bởi, kinh doanh mà trong túi không có tiền thì sao làm ăn?.

Lý giải về vấn đề trên, bị cáo Hệ cho rằng, báo cáo tài chính của Công ty Yên Khánh là lỗ lũy kế hai năm 2013-2014 nhưng có những dự án đầu tư các nơi nên chưa đưa vào sổ sách. Đến khi bị khởi tố, bị cáo mới biết Công ty Yên Khánh lỗ lũy kế.

Bên cạnh đó, khi được hỏi về căn biệt thự tại Hà Nội của công ty Licogi 13 bị cáo buộc dùng quyền hạn gây ảnh hưởng người khác để mua giá rẻ trục lợi, bị cáo Hệ cho rằng mình mua đúng giá, với mức giá 15,3 tỷ đồng, có giấy tờ hợp lệ. 

Ngoài ra, bị cáo Hệ cũng thừa nhận mình là chủ tịch HĐQT Công ty Thái Sơn BQP. Đồng thời, còn là chủ nhiều công ty khác nhưng được người khác đứng tên. 

Trước đó, tại phần trình bày cáo trạng, đại diện VKS cho biết, năm 2005, bị cáo Đinh Ngọc Hệ thành lập Công ty Yên Khánh và nhờ cháu ruột là Vũ Thị Hoan đứng tên làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Tô Phước Hùng làm Kế toán trưởng.

Đến năm 2010, Đinh Ngọc Hệ thành lập Công ty Khánh An và nhờ Lê Thị Thảo, Kế toán Công ty xăng dầu Thái Sơn đứng tên làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ còn thành lập hàng loạt công ty khác như: Công ty CP tập đoàn Đức Bình; Công ty CP Cái Mép; Công ty CP xăng dầu Thái Sơn, Công ty CP An Hiền. Các công ty này đều do bị cáo Hệ chỉ đạo hoạt động và giao Phạm Văn Diệt làm Tổng Giám đốc điều hành các công ty này. 

"Bị cáo cảm thấy xót xa"

Liên quan đến đề án bán đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tại phiên xét xử cùng ngày (16/12), trình bày trước tòa, bị cáo Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, đề án bán đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã có từ trước, đề án sau là tiếp nhận đề án cũ và có thay đổi cho phù hợp.

“Quá trình lập đề án kéo dài trong thời gian 1,5 năm, bị cáo đã đã làm việc rất nghiêm túc, tâm đắc, công phu, nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản pháp luật… nhiều lần tổ chức họp, xin ý kiến bộ ngành liên quan, rồi mới ra thông báo chỉ đạo cho Công ty Cửu Long thực hiện”, bị cáo Trường trình bày.

Về việc không thành lập hội đồng định giá để đưa ra mức giá, bị cáo Trường khai, không thành lập hội đồng định giá là vì cấp dưới đã có các văn bản gửi lên. Trong các văn bản của cấp dưới gửi bị cáo Trường thì phải ghi rõ có điều kiện chấp thuận hay không. Cụ thể, khi Bộ Tài chính trình văn bản đề xuất đơn vị đấu thầu có đủ điều kiện, nếu không có dòng đề nghị xem xét thì Thứ trưởng sẽ ký duyệt. Đó là cách thức hoạt động của Bộ GTVT thời điểm đó.

sddf

Bị cáo Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT.

Bên cạnh đó, khai về việc ủy quyền bị cáo Dương Tuấn Minh chủ trì buổi đấu giá, bị cáo Trường cho rằng Công ty Yên Khánh là đơn vị lớn, có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức đấu thầu nên ông Trường hoàn toàn tin tưởng ủy quyền cho bị cáo Dương và không có chỉ đạo gì thêm. Sau khi Công ty Yên Khánh trúng đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cấp dưới trình văn bản thông báo lên theo trình tự thì bị cáo Trường đã có văn bản chấp thuận.

"Bị cáo cảm thấy xót xa. Bản thân bị cáo được giao nhiệm vụ nhưng thiếu đi sự rà soát để xảy ra hậu quả. Bị cáo thấy rõ trách nhiệm, vì những thiếu sót của mình”, bị cáo Trường nói.

Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Hồng Trường với vai trò Thứ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tương tự như bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Trường nắm rõ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện việc bán quyền thu phí, Nguyễn Hồng Trường biết Đinh Ngọc Hệ có mối quan hệ cá nhân với bị cáo Đinh La Thăng, do vậy, xuất phát từ động cơ nể nang trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới nên đã có hành vi sai phạm.

Trong đó, chỉ đạo cho đơn vị trúng thầu nộp tiền làm 3 lần trái quy định của thông tư liên tịch, cũng như ký phê duyệt hàng loạt quyết định như: ký phê duyệt giá khởi điểm bán đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương mà không thành lập Hội đồng định giá tài sản; ký ban hành văn bản thông báo Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An của Đinh Ngọc Hệ đủ điều kiện tham gia đấu giá, từ đó dẫn đến hậu quả Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ không đủ năng lực tài chính được tham gia đấu giá và trúng đấu giá; ký phê duyệt kết quả trúng đấu giá trong khi chỉ có 1 đơn vị là Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ tham gia đấu giá.

Bên cạnh đó, khi Công ty Yên Khánh không thực hiện thanh toán đúng hạn như cam kết trong Hợp đồng mua bán quyền thu phí, bị cáo Nguyễn Hồng Trường đã ký 9 văn bản, chủ trì 1 cuộc họp chỉ đạo Tổng công ty Cửu Long tiếp tục đôn đốc Công ty Yên Khánh trả tiền mà không chỉ đạo đình chỉ giao quyền thu phí, chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ