Điều kỳ diệu bên trong cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc
Theo CNN, Hàn Quốc đã trở thành ông vua toàn cầu về lĩnh vực cửa hàng tiện lợi với những đặc trưng chỉ ở xứ củ sâm mới có.
Thông thường, người ta sẽ ra bưu điện để lấy hàng chuyển phát, tới cây ATM hay ngân hàng để rút tiền mặt, ra ga tàu để nạp tiền vào thẻ tàu điện ngầm... Nhưng ở Hàn Quốc, bạn có thể làm tất cả việc đó, và nhiều hơn thế nữa, tại cửa hàng tiện lợi gần nhất. Cũng không cần đi quá xa để tìm thấy một cửa hàng.
Theo CNN, Hàn Quốc đã trở thành "vua" toàn cầu về lĩnh vực cửa hàng tiện lợi, cả online lẫn offline. Từ người dân bình thường đến những người có sức ảnh hướng lớn trên mạng xã hội đều đổ xô đến các cửa hàng tiện lợi để sử dụng dịch vụ.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Cửa hàng Tiện lợi Hàn Quốc, đến cuối năm ngoái, quốc gia 52 triệu dân này đã có hơn 55.200 cửa hàng tiện lợi - tức là cứ khoảng 950 người thì có một cửa hàng.
Con số này lớn hơn tổng số chi nhánh McDonald's trên toàn thế giới, biến Hàn Quốc thành quốc gia có mật độ cửa hàng tiện lợi trên đầu người cao nhất, vượt qua Nhật Bản và Đài Loan - hai nơi đều nổi tiếng với các cửa hàng tiện lợi đa dạng và phong phú.
Cửa hàng một cửa
Chang Woo-cheol, giáo sư ngành du lịch và dịch vụ thực phẩm tại Đại học Kwangwoon ở Seoul, cho biết: "Ngành cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc bùng nổ nhờ mật độ đáng chú ý và các chiến lược sáng tạo".
"Cửa hàng tiện lợi đã trở thành kênh bán lẻ thiết yếu, chiếm thị phần lớn thứ hai trong tổng doanh số bán lẻ trực tiếp trên cả nước".
Điều này khác xa với những nước như Mỹ, nơi các cửa hàng tiện lợi thường được đặt tại các trạm xăng hoặc trung tâm thương mại và hiếm khi xuất hiện ở các khu dân cư, một phần là do luật phân vùng. Ở các thành phố lớn của Hàn Quốc như Seoul, cửa hàng tiện lợi có mặt ở mọi góc phố, đôi khi có nhiều cửa hàng từ các công ty cạnh tranh nằm rải rác trên cùng một con phố.

Rất nhiều dịch vụ được tích hợp tại cửa hàng tiện lợi mở 24h ở Hàn Quốc. Ảnh: Alamy.
"Các cửa hàng tiện lợi mở cửa 24 giờ một ngày, đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống bận rộn của người Hàn", Chang phân tích và gọi ngành công nghiệp này là "câu chuyện thành công toàn cầu".
Có một số điểm khiến các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc trở nên khác biệt.
Đầu tiên, đó là một cửa hàng cung cấp mọi thứ từ thực phẩm và đồ uống đến hàng gia dụng và dịch vụ phong cách sống. Tại các cửa hàng này, khách có thể sạc điện thoại, thanh toán hóa đơn tiện ích, rút tiền mặt, đặt hàng trực tuyến và nhận hàng, và thậm chí tại một số địa điểm nhất định còn có thể sạc xe tay ga điện, đổi ngoại tệ và gửi thư quốc tế.
"Các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc không chỉ là nơi mọi người có thể ngồi quanh một chiếc bàn giữa đống lon bia vào một đêm cuối hè, mà nó còn cung cấp các dịch vụ thiết yếu", tờ Deloitte Korea cho biết trong bài báo năm 2020, mô tả các cửa hàng ở quốc gia này đã "chiều chuộng khách hàng bằng sự tiện lợi tối đa".
Thực phẩm ở đây cũng rất đa dạng: rất nhiều loại từ súp miso ăn liền đến mì cốc với đủ mọi hương vị, đồ ăn nhẹ như kimbap và onigiri, các suất ăn chế biến sẵn.
Có khu vực chỗ ngồi, lò vi sóng và máy nước nóng, những cửa hàng này đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhân viên văn phòng muốn ăn trưa nhanh, những người cần nạp năng lượng vào đêm khuya hay sinh viên cần ăn nhanh trước những lớp học căng thẳng ở trường.
Giáo sư Chang cho biết nhu cầu đã tăng vọt trong những năm qua khi Hàn Quốc đô thị hóa. Hơn 80% dân số hiện sống ở các trung tâm đô thị, nhiều cư dân rời khỏi vùng nông thôn để định cư ở các thành phố có nhịp độ nhanh.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cửa hàng tiện lợi là nhân khẩu học. Ngày càng ít người Hàn Quốc kết hôn hoặc lập gia đình, nghĩa là có nhiều hộ gia đình một người hơn bao giờ hết. Họ thường có ngân sách eo hẹp hơn, do nhiều người trẻ tuổi đang phải đối mặt với khó khăn kinh tế.
Tính đến năm 2021, khoảng 35% hộ gia đình Hàn Quốc là cư dân độc thân, theo báo cáo của McKinsey công bố vào tháng 3 năm ngoái. Và không giống như các cặp đôi hoặc gia đình đông người - có thể thích nấu ăn ở nhà và mua số lượng lớn từ các cửa hàng tạp hóa - người sống một mình hướng đến lựa chọn rẻ tiền, dễ dàng là các cửa hàng tiện lợi hoặc đặt hàng trực tuyến.
Điều kỳ diệu với người nước ngoài
Báo cáo cho biết thêm rằng đại dịch COVID-19 đã góp phần vào xu hướng này khi mọi người thích đặt hàng online hoặc mua sắm nhanh chóng từ các cửa hàng gần nhà.
Các công ty đã tận dụng nhu cầu cao này bằng chiến lược mở cửa hàng bên trong các địa điểm kinh doanh hoặc không gian giải trí hiện có khác. Ví dụ, Seoul có các cửa hàng tiện lợi trong các quán karaoke và trung tâm nghệ thuật của thành phố, báo cáo của Deloitte cho biết.

Phim ảnh Hàn Quốc tràn ngập các cảnh quay tại cửa hàng tiện lợi, biến những nơi này thành nơi check-in thời thượng. Ảnh: It's Okay to Not Be Okay.
Tất cả yếu tố kể trên đã giúp tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Theo McKinsey, trích dẫn công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor có trụ sở tại London (Anh), từ năm 2010 đến năm 2021, doanh thu của cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc đã tăng vọt hơn 4 lần từ 5,8 tỷ USD lên 24,7 tỷ USD, vượt qua các siêu thị và cửa hàng bách hóa truyền thống.
Cửa hàng tiện lợi không chỉ phổ biến ngoài đời thực mà còn là biểu tượng được đưa lên màn ảnh, phản ánh hiện tượng toàn cầu trong "làn sóng Hallyu".
Hàng xuất khẩu của Hàn Quốc đã lan rộng khắp thế giới trong hai thập kỷ qua, từ K-pop và phim truyền hình Hàn Quốc đến các sản phẩm làm đẹp, thời trang và thực phẩm. Trong năm qua, sự ám ảnh toàn cầu đối với văn hóa Hàn Quốc đã chuyển sự chú ý sang các cửa hàng tiện lợi.
Tìm kiếm nhanh trên YouTube, TikTok hoặc Instagram sẽ thấy vô số video về các cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc. Trong các clip này, những người có sức ảnh hưởng sẽ quay mì ăn liền trong cửa hàng, đánh giá đồ ăn nhẹ và đồ uống hoặc tạo trend như chỉ ăn đồ ăn ở cửa hàng tiện lợi trong một ngày.
Những video này trở thành chiến lược quảng bá hiệu quả cho những người sáng tạo ra chúng.
Jiny Maeng, một nhà sáng tạo nội dung người Astralia sinh ra tại Hàn Quốc, bắt đầu làm video về chủ đề cửa hàng tiện lợi sau khi thấy các clip tương tự lan truyền trên mạng. Chúng là kiểu nội dung được xem nhiều nhất của cô, với 3 video hàng đầu trên YouTube của cô đạt tổng cộng 76 triệu lượt xem, thêm vài triệu lượt xem trên TikTok và Instagram.
"Bản thân Hàn Quốc đã trở thành một xu hướng trên mạng xã hội. Tôi đoán đó cũng là lý do các cửa hàng tiện lợi lại viral đến vậy", cô nói.
Maeng cho biết một trong những thứ khán giả thích thú là sự thỏa mãn về mặt cảm giác khi nhìn cô trải nghiệm các sản phẩm của cửa hàng tiện lợi - bao gồm âm thanh sột soạt của bao bì bị xé mở hoặc tiếng ly đá bằng nhựa va vào nhau trước khi đổ đầy đồ uống.
Nội dung này cũng được khán giả Australia và Mỹ ưa chuộng vì yếu tố mới lạ. Mua, nấu và ăn mì ramen ăn liền tại một cửa hàng tiện lợi là "điều kỳ diệu" đối với những người đã quen với một cửa hàng theo phong cách phương Tây giản dị hơn, cô nói.
Cô lấy các doanh nghiệp ở Sydney, nơi cô ấy sống, làm ví dụ. Nhiều quán cà phê và các cửa hàng khác đóng cửa lúc 15h chiều - quá sớm theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc. Và trong khi Australia và Mỹ có các cửa hàng 7-Eleven, chúng lại thường được gắn liền với các trạm xăng và các lựa chọn đồ ăn "rất hạn chế" như bánh nhân thịt, bánh sandwich, bánh rán và đá bào.
Giáo sư Chang cho rằng những video trực tuyến đã giúp thúc đẩy sự phổ biến của các cửa hàng tiện lợi tại Hàn Quốc. "Sự kết hợp giữa tính khác biệt và tiếp thị hiệu quả thông qua phương tiện truyền thông xã hội đã thúc đẩy sự phổ biến của chúng", ông nói.
Thật vậy, các công ty kinh doanh cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc đã phát triển thành công đến mức họ thậm chí còn mở rộng ra nước ngoài. Ba trong số các thương hiệu lớn nhất - CU, GS25 và Emart24 - hiện có cửa hàng ở một số nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và Malaysia.
Ông dự đoán ngành công nghiệp này tiếp tục mở rộng bằng cách tận dụng mạng xã hội và "ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc", nói thêm rằng: "Chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để tồn tại trong cuộc cạnh tranh toàn cầu".
(Theo Znews)
- Cùng chuyên mục
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu xa xỉ, thị trường đồ cũ sẽ bùng nổ?
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cao cấp — từ Patek Philippes đến Porsches — với mức thuế bổ sung hàng chục phần trăm, thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng dự kiến sẽ bùng nổ ở Mỹ.
Phong cách - 16/04/2025 06:50
Huế kích cầu du lịch thế nào trong năm 2025?
Huế sẽ dành các ưu đãi về giá cả, dịch vụ, liên kết các điểm đến, sản phẩm dịch vụ tạo ra các gói kích cầu dành cho khách du lịch.
Phong cách - 16/04/2025 05:25
New York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giới
New York vẫn là thành phố đứng đầu khi nói đến những thành phố giàu có nhất thế giới bất chấp những cảnh báo gần đây về sự sụt giảm mạnh về chất lượng cuộc sống ở đây.
Phong cách - 15/04/2025 07:57
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai? (phần cuối)
Steuart Walton cũng có nhiều điểm chung với một số thành viên khác trong gia đình, những người được khuyến khích theo đuổi những đam mê khác nhau của họ bên ngoài công việc kinh doanh của gia đình.
Phong cách - 14/04/2025 11:08
Ngày tàn của lối sống 'phông bạt', giả tạo
Dân mạng ngày càng tỏ ra chán ngán trước những nội dung khoe sự giàu có, xa hoa một cách giả tạo của các ngôi sao mạng.
Phong cách - 13/04/2025 18:30
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai?
Steuart Walton, 43 tuổi, cháu của Sam Walton được định sẵn là người sẽ giám sát tài sản của gia đình. Ông đã tham gia hội đồng quản trị mà không có nhiều sự phô trương kể từ năm 2016.
Phong cách - 13/04/2025 07:24
Cổ phiếu Nvidia có thể đạt 1.000 USD vào năm 2026 không?
Cổ phiếu Nvidia (NVDA) đã phục hồi hơn 15% trong 5 phiên giao dịch vừa qua sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định tạm dừng áp thuế quan qua lại trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia, trừ Trung Quốc.
Phong cách - 12/04/2025 07:11
Lời khuyên của tỷ phú Charlie Munger cho thị trường biến động
Những biến động lớn về giá cổ phiếu là một phần không thể thiếu của việc trở thành nhà đầu tư. Hãy nhớ lại những gì Charlie Munger, người từng là cánh tay phải của Warren Buffett, đã nói.
Phong cách - 11/04/2025 07:31
Các tỷ phú Mỹ đang quay lưng lại với ông Trump
Các tỷ phú, lãnh đạo doanh nghiệp giàu có ở Mỹ đang quay lưng lại với Tổng thống Hoa Kỳ vì thuế quan Trump đối với các đối tác thương mại lớn trên thế giới, theo CNN.
Phong cách - 10/04/2025 11:28
Nghệ An sắp có tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê'
Tỉnh Nghệ An sẽ khánh thành tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phong cách - 10/04/2025 06:50
New Zealand muốn thu hút người Mỹ giàu có đến sinh sống
New Zealand đã tạo ra một con đường mới, dễ dàng hơn để định cư cho những người giàu có và con đường này đang thu hút sự chú ý của những người Mỹ đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho việc sống ở Hoa Kỳ.
Phong cách - 09/04/2025 05:07
Đoàn tàu Thống nhất kết nối triệu trái tim
Đôi tàu mang tên 'Đoàn tàu Thống nhất' sẽ xuất phát tối ngày 29/4 tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn, hai đoàn tàu sẽ gặp nhau lúc 12h trưa ngày 30/4 tại ga Đà Nẵng.
Phong cách - 09/04/2025 04:13
Thấy gì khi Dior xóa tên Thùy Tiên?
Hành động xoá tên Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên từ phía Dior cho thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc liên quan đến pháp lý mà nàng hậu vướng phải.
Phong cách - 08/04/2025 08:27
Những người giàu nhất châu Á mất 46 tỷ USD vì thuế quan Trump
Những người giàu nhất châu Á đã mất hàng chục tỷ USD giá trị tài sản khi thị trường suy giảm sau thông báo về thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Phong cách - 08/04/2025 08:04
10 người da đen giàu nhất thế giới hiện nay là ai?
Oprah Winfrey, Jay-Z, Rihanna và LeBron James không chỉ là một số người nổi tiếng nhất thế giới mà còn là những người da đen giàu nhất.
Phong cách - 07/04/2025 07:48
Thêm một doanh nhân Việt rời danh sách tỷ phú USD
Một doanh nhân Việt vừa ra khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes do tài sản giảm nhanh theo biến động giá cổ phiếu.
Phong cách - 05/04/2025 08:27
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'