Điểm mặt các ông lớn tham gia ngành nước sạch

BẢO LINH
05:52 15/10/2019

Những ưu đãi giảm thuế, hoặc miễn thuế,… được kỳ vọng sẽ khuyến khích khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung.

nhadautu - cac ong lon tham gia nuoc sach

Nước sạch và nhu cầu vệ sinh là một yêu cầu thiết yếu trong đời sống và kinh doanh. Vấn đề này đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy vậy, ngành nước sạch nói chung còn nhiều vấn đề tồn đọng. Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin nguồn nước của các hộ dân cư ở quận Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm (Hà Nội) nhiều ngày nay có mùi lạ, sốc như mùi hóa chất. Như Nhadautu.vn đã đưa tin, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chia sẻ, nước sạch từ nhà máy nước sạch sông Đà (Viwasupco) cung cấp cho nhiều hộ dân tại Hà Nội có mùi lạ là do dính dầu. Ông cũng cho biết đã giao Cục Bảo vệ Môi trường miền Bắc phối hợp Sở Tài nguyên và Môi Trường Hòa Bình kiểm tra, làm rõ nguyên nhân.

Sự kiện này càng khẳng định, nước sạch là ngành hàng thiết yếu trong mọi mặt.

Tuy vậy, cổ phiếu nước sạch trên thị trường chứng khoán lại không được nhiều nhà đầu tư quan tâm, bất chấp nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, cổ tức (bằng tiền mặt) ổn định qua các năm,….

nhadautu - bang du lieu

Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp nước trong quý II/2019

Thực ra, giới đầu tư cũng có cái lý của mình. Các công ty nước có quy mô kinh doanh chỉ giới hạn trong khu vực, quy mô tài sản, nguồn vốn khá nhỏ, chịu sự quản lý chặt về giá,... do đó doanh thu và lợi nhuận các đơn vị này sẽ khó tạo sự đột biến.

Mặt khác, dữ liệu cung cấp bởi “Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020” cho thấy, đại đa phần dân cư thiếu nước sạch (hơn 60%) tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, việc đầu tư hệ thống nước sạch ở khu vực này rất tốn kém do đặc thù các hộ gia đình ở xa nhau, đường ống dẫn phải kéo dài. Điều này đồng nghĩa, nguồn vốn doanh nghiệp bỏ ra sẽ lớn, khả năng thu hồi chậm, lợi nhuận thấp,… Do đó, giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán các công ty này thường có thanh khoản khá thấp, không hợp khẩu vị nhiều nhà đầu tư.

Theo khảo sát của Nhadautu.vn, chỉ có cổ phiếu TDM của CTCP Nước Thủ Dầu Một và BWE của CTCP Nước – Môi trường Bình Dương đạt thanh khoản khá nhất với tổng khối lượng/phiên đạt vài chục đến vài trăm ngàn cổ phiếu. Trong khi đó, các mã cổ phiếu còn lại giao dịch chỉ từ vài chục đơn vị, thậm chí có mã còn “chết thanh khoản”.

Không thiếu các tay chơi lớn

Cùng với làn sóng đẩy mạnh cổ phần hóa, nhiều nhà đầu tư lớn đã nhìn thấy sự hấp dẫn của ngành kinh doanh thiết yếu này. Đơn cử, có thể kể đến CTCP Nhựa Đồng Nai (mã DNP) liên tục thực hiện M&A các doanh nghiệp trong ngành.

Thông qua DNP Water (DNP sở hữu 75% vốn điều lệ), DNP hiện đang sở hữu cổ phần các cái tên, như: Nhà máy nước Bình Hiệp (sở hữu 70,77%), Nhà máy nước Đồng Tâm (sở hữu 52,66%), CTCP Sản xuất Kinh doanh Nước sạch số 3 Hà Nội (sở hữu 51%), CTCP Cấp thoát nước Long An (sở hữu 38%), CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế (12,3%), CTCP Cấp thoát nước Bình Thuận (sở hữu 44%), CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (34,6%).

Ngoài ra, DNP cũng sở hữu một số dự án mới như: Dự án DNP Bắc Giang (sở hữu 43% vốn), dự án DNP Long An (sở hữu 30%), dự án Nhà máy Nước Sơn Thạnh (sở hữu 45%).

Theo ước tính của Nhadautu.vn, tổng công suất các nhà máy nước của DNP đạt hơn 752.000 m3/ngày đêm.

BCTC quý II/2019 của DNP ghi nhận, doanh thu ngành nước đạt 251,4 tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng doanh thu. Dù vậy, con số này đã tăng trưởng hơn 115% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với REE, tìm hiểu cho thấy doanh nghiệp đang sở hữu 7 công ty sản xuất nước sạch, chủ yếu phục vụ cho khu vực TP.HCM. Mới đây, REE chào mua công khai thành công gần 5,5 triệu cổ phiếu KHW để tăng tỷ lệ sở hữu từ 24,85% lên 45,85% vốn điều lệ của CTCP thoát nước Khánh Hòa. Trong 2 quý đầu năm 2019, mảng hạ tầng điện, nước đem về cho REE gần 280,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến, đại gia Rolls Royce Ninh Bình – ông Nguyễn Văn Dân, đang sở hữu 93,02% vốn CTCP Cấp thoát nước Ninh Bình (mã NNB). Được biết, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Hoàng Dân (công ty do ông Dân làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc) đang sản xuất và cung cấp nước sạch cho hai thành phố Ninh Bình, Tam Điệp và các thị trấn, thị tứ, một số khu vực nông thôn với tổng số khách hàng là 75.000 hộ. Năm 2018, nước sản xuất của doanh nghiệp đạt 17 triệu m3, nước thương phẩm 10,5 triệu m3. Trước đó vào giữa năm 2017, công ty đã hợp tác cùng Công ty TNHH MTV Xây dựng Huy Hoàng trúng thầu Gói thầu thoát nước thuộc Tiểu dự án Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải TP. Đà Lạt với giá xét thầu gần 50 tỷ đồng.

Một tay chơi lớn khác là CTCP Nước AquaOne. Được biết, công ty của Chủ tịch Đỗ Thị Kim Liên (hay còn được biết đến là Shark Đỗ Liên) hiện sở hữu ít nhất 3 nhà máy gồm: Sông Hậu, Sông Đuống và Xuân Mai với tổng công suất 1,6 triệu m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, AquaOne còn đầu tư chiến lược tại nhiều công ty cấp thoát nước khác.

Ngành nước sạch còn thu hút nhiều nhà đầu tư khác tham gia như Gelex đầu tư trên 50% vốn Nước sạch Sông Đà (mã VCW), nhóm nhà đầu tư kín tiếng tại 3 công ty nước lớn có liên quan là BWE, TDM, Cấp nước Đồng Nai (Dowaco) và Quỹ Đầu tư cơ hội PVI (Quỹ POF) sở hữu hơn 11,1 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 84,19% vốn điều lệ.

Trong một báo cáo, HSC nhận định, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) của ngành nước giai đoạn 2017-2020 cho công nghiệp là 43% và cho tiêu dùng là 36%.

Điều này càng có cơ sở khi Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã đặt mục tiêu, tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh nhờ huy động cộng đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa theo nhu cầu.

Trong đó, chiến lược nhấn mạnh, khuyến khích khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung với chính sách ưu đãi như giảm thuế hoặc miễn thuế, được vay một phần vốn với lãi suất thấp. Đồng thời có chính sách bảo hộ người đầu tư.

Do đó, ngành nước sạch hứa hẹn sẽ có nhiều hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư lớn khác.

Tuy nhiên, ngành nước cũng đối mặt với các thách thức riêng như hạ tầng còn kém phát triển và cần vốn đầu tư lớn, đây cũng là một trong các lý do khiến Nhà nước có chủ trương xã hội hóa và tích cực thoái vốn doanh nghiệp; Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng gia tăng do quy trình xử lý nước thải chưa đạt chuẩn, khâu giám sát còn kém,... điển hình nhất là nguồn nước cung cấp cho các hộ dân ở các khu đô thị thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm (Hà Nội), như đề cập ở phần đầu bài viết, bị nhiễm bẩn do dính dầu.

  • Cùng chuyên mục
Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’

Nhóm cổ phiếu dầu khí trở thành điểm sáng trên thị trường khi đồng loạt tăng mạnh, trong đó PLX gây chú ý khi tăng hết biên độ.

Tài chính - 13/06/2025 17:26

Lập Sở giao dịch vàng quốc gia: Nhà đầu tư được hưởng lợi gì?

Lập Sở giao dịch vàng quốc gia: Nhà đầu tư được hưởng lợi gì?

Với việc triển khai Sở giao dịch vàng quốc gia, người dân, nhà đầu tư không chỉ được phép mua vàng vật chất tại các cửa hàng, mà quan trọng hơn là có thể mở tài khoản vàng tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính trung gian, thực hiện các giao dịch mua, bán vàng tương tự như cổ phiếu…

Tài chính - 13/06/2025 15:43

PVTrans chuẩn bị chia cổ tức cao kỷ lục

PVTrans chuẩn bị chia cổ tức cao kỷ lục

PVTrans sẽ phát hành gần 114 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024, tương ứng tỷ lệ 32%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 4.699 tỷ đồng.

Tài chính - 13/06/2025 13:27

Tôn Đông Á sẽ niêm yết HoSE, trả cổ tức tỷ lệ 40%

Tôn Đông Á sẽ niêm yết HoSE, trả cổ tức tỷ lệ 40%

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó, Tôn Đông Á sẽ tập trung hơn cho thị trường nội địa, mục tiêu nâng tỷ trọng sản lượng lên 75%.

Tài chính - 12/06/2025 15:32

Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?

Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?

Ngoài thương hiệu SJC độc quyền bấy lâu nay sẽ có thêm các thương hiệu vàng của các doanh nghiệp, ngân hàng được cấp phép sản xuất, và chỉ những doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được cấp hạn mức nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Tài chính - 12/06/2025 14:48

Chứng khoán HSC sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Chứng khoán HSC sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Chứng khoán HSC chào bán 360 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp, mục tiêu tăng vốn lên trên 10.000 tỷ đồng.

Tài chính - 12/06/2025 10:53

Nợ xấu ngân hàng: Chưa thể yên tâm

Nợ xấu ngân hàng: Chưa thể yên tâm

Nghiên cứu vừa công bố của Vietnam Report nhận định nợ xấu đã đi qua thời kỳ khó khăn nhất, tuy nhiên nhóm nợ có khả năng mất vốn đã đạt kỷ lục, chiếm 1,25% tổng dư nợ cho vay khách hàng với trên 176 nghìn tỷ đồng.

Tài chính - 12/06/2025 07:00

Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?

Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?

Phát Đạt sẽ đẩy mạnh bán hàng và cải thiện dòng tiền năm nay. 3 dự án trọng tâm gồm Quy Nhơn Iconic, La Pura và chuỗi căn hộ trung cấp Thuận An 1&2.

Tài chính - 11/06/2025 11:47

Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.

Tài chính - 10/06/2025 17:13

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.

Tài chính - 10/06/2025 11:57

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.

Tài chính - 10/06/2025 11:47

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Tài chính - 10/06/2025 08:29

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.

Tài chính - 09/06/2025 14:59

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.

Tài chính - 09/06/2025 06:45

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.

Tài chính - 08/06/2025 09:00

Cuộc chơi mới của HAGL

Cuộc chơi mới của HAGL

Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.

Tài chính - 07/06/2025 06:45