Dịch tả lợn châu Phi đang đe dọa ngành chăn nuôi châu Á?

Nhàđầutư
Bệnh tả heo châu Phi cuối cùng đã lan rộng đến châu Á, trong đó nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc - nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.
HÀ MY
09, Tháng 03, 2019 | 14:12

Nhàđầutư
Bệnh tả heo châu Phi cuối cùng đã lan rộng đến châu Á, trong đó nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc - nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.

dich-ta-lon-chau-phi-dang-de-doa-nganh-chan-nuoi-chau-a-105943

Bệnh tả heo châu Phi cuối cùng đã lan rộng đến châu Á, trong đó nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc - nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.

Đài Loan ( Trung Quốc)

Khi một con lợn chết được tìm thấy trên bãi biển Kinmen có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi, Hội đồng Nông nghiệp cho biết họ sẽ có biện pháp bảo vệ 11.000 con lợn của hòn đảo, cũng như cấm vận chuyển các sản phẩm thịt lợn từ Kinmen đến phần còn lại của Đài Loan 14 ngày.

Kinmen nằm gần tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc và không thể xác định liệu con vật chết đã được nuôi trên đảo hay đã trôi dạt vào bờ từ Trung Quốc, Thông tấn xã Trung ương đưa tin.

Con lợn đã được tìm thấy 1 tuần trước đó, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy nó dương tính với dịch tả lợn châu Phi, theo các nhà chức trách. Các động vật tại trang trại gần nhất đã được kiểm tra và tất cả đều được kiểm tra âm tính, nhưng tổng quan hiện sẽ được mở rộng để bao gồm tất cả 68 trang trại ở Kinmen và tổng số 11.000 con lợn của chúng.

Bất kỳ động vật nào được phát hiện có hành vi bất thường, chẳng hạn như chán ăn, sẽ phải xét nghiệm sâu hơn và nếu có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi, động vật sẽ bị loại bỏ, trang trại được khử trùng và cấm vận chuyển sẽ bị áp đặt, chính quyền cho biết.

Trong trường hợp đó, chính phủ cũng sẽ phải thông báo cho Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) rằng sốt lợn châu Phi đã bùng phát ở Đài Loan, CNA đưa tin. Ngay cả khi các xét nghiệm cho kết quả âm tính, OIE vẫn có thể được thông báo để hiểu tình hình ở Đông Á. Đài Loan gần đây đã tăng cường các biện pháp chống lại dịch tả lợn châu Phi khi căn bệnh này lan rộng khắp Trung Quốc. Mức phạt tối đa khi đưa các sản phẩm thịt từ các khu vực bị ảnh hưởng đã được tăng lên 200.000 Đài Tệ (6.489 USD), với những người vi phạm nhiều lần phải đối mặt với mức phạt 1 triệu Đài Tệ. Tuy nhiên, bất chấp án phạt nặng, các thanh tra tại sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan vẫn tìm thấy những kẻ phạm tội hàng ngày.

Trung Quốc

Tháng 8/2018, Trung Quốc phát hiện ổ dịch đầu tiên tại tỉnh Hắc Long Giang. Đến cuối tháng 2/2019, Trung Quốc có 105 ổ dịch tại 25 tỉnh, nhiều ổ dịch nằm tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông, ngay gần biên giới với Việt Nam. Tổng cộng, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 950.000 con lợn.

Các địa phương có dịch bệnh gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Cát Lâm, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Tây, Vân Nam, Hồ Nam, Quý Châu, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Thiên Tân, Trùng Khánh, Khu tự trị Nội Mông, Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiểm Tây, Thanh Hải và Quảng Đông. Tổng cộng đã có hơn 630 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Nhật Bản

Nhật Bản bùng phát dịch tả lợn châu Phi và tiếp tục lan rộng với trường hợp thứ sáu vào ngày 25/12/2018, kể từ khi nước này lần đầu tiên báo cáo về căn bệnh này vào tháng 9/2018. Trường hợp thứ sáu được phát hiện gần Seki, Gifu, Nhật Bản, ở trung tâm của đất nước. Hơn 7.500 con lợn đã bị tiêu hủy và cũng phát hiện bệnh trong các con lợn rừng ở cả hai quận lân cận và tỉnh lân cận tỉnh Aichi.

Nước này đã thành lập một đơn vị phản ứng và phái khoảng 1.600 đội quân tự vệ mặt đất đến trang trại để chôn cất những con lợn đem đi tiêu hủy. Dịch tả lợn châu Phi không ảnh hưởng đến con người, ngay cả khi ăn thịt con vật mang bệnh.

Trước đó, vào ngày 23/12, ba trang trại với tổng số 1.800 lợn nằm trong vòng khoảng 6 dặm đã bị cấm vận chuyển. Các cơ sở chế biến thịt trong thành phố cũng tạm dừng hoạt động. Lợn rừng bị nghi ngờ là nguồn lây nhiễm và các nguồn tin của trường đại học đang kêu gọi các bước bổ sung để kiểm soát lợn rừng trong khu vực. Nông dân địa phương đang yêu cầu tiêm chủng, báo cáo Associated Press cho biết.

Đây là đợt dịch sau 26 năm kể từ khi Nhật Bản báo cáo trường hợp dịch tả lợn cuối cùng vào năm 1992 và tuyên bố loại trừ virus này vào năm 2007.

Việt Nam

Thông tin từ Chi cục Thú y vùng I (Cục Thú y, Bộ NN&PTNT) cho biết các mẫu bệnh phẩm lấy từ các hộ nghi có dịch tả lợn châu Phi (ASF) ở Hòa Bình và Điện Biên cho kết quả dương tính. Đến nay, cả nước đã có 9 tỉnh thành xuất hiện loại dịch bệnh nguy hiểm này (cùng với Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương).

Trước đó, ngày 19/2, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông báo việc phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.

Theo Cục trưởng Thú y, hiện đã có chính sách hỗ trợ đền bù thiệt hại cho người chăn nuôi nếu đàn lợn bị tiêu hủy, với mức giá chung là 38.000 đồng/kg.

Tại hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả heo châu Phi ngày 4/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương cần phải làm ngay, "quan trọng nhất là kịp thời, nghiêm khắc, khẩn trương và chống dịch như chống giặc".

Để ngăn ngừa dịch lây lan, Thủ tướng khuyến cáo người dân thực hiện “năm không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, heo chết; không vứt heo chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Theo ARCGIS, tả lợn châu Phi được phát hiện lần đầu ở Kenya năm 1921 và nhanh chóng lan sang các quốc gia châu Phi khác. Năm 1957, dịch tấn công Bồ Đào Nha. Đây là lần đầu tiên tả lợn châu Phi ảnh hưởng đến châu lục khác song lập tức được kiểm soát.

Ba năm sau, tả lợn châu Phi lại trỗi dậy ở Bồ Đào Nha với quy mô lớn. Từ đây, bệnh lan sang Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Malta, Bỉ, Hà Lan rồi vượt đại dương đến Trung và Nam Mỹ (Cuba, Cộng hòa Dominica, Haiti, Brazil).

Năm 2007, tả lợn châu Phi vào Georgia qua cảng và lan sang các nước láng giềng như Armenia và Azerbaijan. Cuối năm đó, dịch xâm nhập Nga qua những con lợn rừng mắc bệnh ở biên giới với Georgia. Ban đầu, dịch chỉ ảnh hưởng đến quần thể lợn rừng phía nam nước này, sau đó lây sang lợn nuôi. Từ năm 2009 đến 2011, Nga trải hai đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi.

Tháng 7/2012, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) nhận báo cáo của Ukraine về lần đầu tiên dịch xuất hiện trên lợn nuôi. Tháng 6/2013, đến lượt Belarus bị ảnh hưởng.

Từ năm 2014 đến 2015, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục xuất hiện ở các nước châu Âu nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới lợn rừng. Năm 2017, dịch lan sang hai nước mới là Czech và Romania.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ