Depak tăng vốn đầu tư nhà máy sản xuất bao bì ở Thanh Hóa lên gấp hơn 4 lần

Nhàđầutư
Công ty TNHH Depak đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất bao bì từ gỗ và giấy Depak tại Khu B - KCN Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn). Theo đó, doanh nghiệp này đã tăng vốn đầu tư dự án từ 85 tỷ đồng lên 394,2 tỷ đồng.
TRÚC ANH
29, Tháng 07, 2023 | 06:00

Nhàđầutư
Công ty TNHH Depak đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất bao bì từ gỗ và giấy Depak tại Khu B - KCN Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn). Theo đó, doanh nghiệp này đã tăng vốn đầu tư dự án từ 85 tỷ đồng lên 394,2 tỷ đồng.

1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Đức Duy/Vietnam+

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất bao bì từ gỗ và giấy Depak tại Khu B - KCN Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn của Công ty TNHH Depak.

Theo đó, tên dự án được đổi thành dự án Nhà máy sản xuất bao bì giấy và gỗ nhựa Depak. Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì và các sản phẩm khác từ giấy và bìa; sản xuất gỗ nhựa. Diện tích đất thực hiện dự án hơn 2,7ha.

Dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất 1 (với diện tích khoảng 8.560m2); nhà xưởng sản xuất 2 (diện tích khoảng 6.275m2); kho than và lò hơi (diện tích khoảng 625m2); nhà điều hành (diện tích khoảng 300m2); nhà để xe công nhân, trạm biến áp, sân đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác. Dự án sản xuất bao bì carton (3 lớp, 5 lớp) với công suất 100.000 tấn/năm; sản xuất các sản phẩm từ nhựa 50.000 tấn/năm.

Tổng vốn đầu tư dự án được điều chỉnh tăng lên hơn 4,6 lần, khoảng 394,2 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành, đưa dự án đi vào hoạt động trong vòng 37 tháng kể từ thời điểm được nhà nước bàn giao đất.

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Công ty TNHH Depak khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục thực hiện dự án và tập trung nguồn lực để hoàn thành đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động đảm bảo theo tiến độ quy định, tuân thủ nghiêm các quy 3 định về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hằng quý, hằng năm, báo cáo Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và cơ quan thống kê trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Đầu tư năm 2020.

Dự án Nhà máy sản xuất bao bì từ gỗ và giấy Depak được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 15/1/2021. Theo quyết định 185, dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 85 tỷ đồng, thực hiện trên diện tích hơn 2,8ha tại lô CN3, thuộc khu B – Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

Dự án có công suất sản xuất bao bì carton với quy mô 24.000 tấn/năm, trong đó, sản xuất bao bì carton 3 lớp với quy mô 15.600 tấn/năm, sản xuất bao bì carton 5 lớp với quy mô 8.400 tấn/năm; sản xuất túi giấy, hộp giấy với quy mô 3.000 tấn/năm; trong đó, sản xuất hộp giấy với quy mô 1.000 tấn/năm; sản xuất túi giấy với quy mô 2.000 tấn/năm; sản xuất tã giấy trẻ em 150 triệu miếng/năm; sản xuất tã giấy người già 50 triệu miếng/năm.

Khi đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Depak hoàn thiện hồ sơ thủ tục trước ngày 30/6/2021; thực hiện xây dựng các công trình từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022; lắp đặt thiết bị, máy móc, tuyển dụng lao động và sản xuất thử từ tháng 3/2022 đến tháng 5/2022; chính thức đi vào hoạt động dự án từ tháng 6/2022.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Công ty TNHH Depak (có trụ sở tại Tổ 9 khu 3, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, TP. Thanh Hóa) được thành lập ngày 18/6/2020, do bà Phạm Thị Cương (SN 1984 – Hà Nội) làm người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc công ty. Ngành nghề chính của công ty này là Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa.

Khi thành lập, công ty này có vốn điều lệ 25 tỷ đồng. Đến ngày 19/1/2022, Depak tăng vốn điều lệ lên 125 tỷ đồng, với 3 cổ đông sáng lập gồm: Công ty TNHH Blue Line nắm giữ 40% cổ phần; CTCP Miza (28,8%CP) và ông Hoàng Quang Tuấn (31,2%CP). Kể từ ngày 28/4/2023, ông Đinh Văn Toàn (SN 1975 – Hà Nội) là người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc công ty này.

Được biết, cổ đông chính của Depak là Công ty TNHH Blue Line có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó bà Phạm Thị Cương nắm giữ 28,7% cổ phần, số cổ phần còn lại do CTCP Miza (49%CP) và ông Trần Nam Thắng – Giám đốc nắm giữ (22,2%CP).

Trong khi đó, CTCP Miza là một doanh nghiệp mạnh, hoạt động trong lĩnh vực tái chế giấy thải để sản xuất ra sản phẩm giấy bao bì, bao gói cung cấp cho các nhà máy bao bì cả nước. Ông Nguyễn Tuấn Minh (SN 1975) làm người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT công ty này. Hiện, Miza có vốn điều lệ hơn 999,1 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ