Đến 2030 sẽ có 2 triệu doanh nghiệp, đóng góp 60% GDP

Nhàđầutư
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đề ra mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60-65%.
N.THOAN
15, Tháng 09, 2022 | 17:03

Nhàđầutư
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đề ra mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60-65%.

NQ-09

Hội nghị Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân về tình hình thực hiện Nghị quyết. Ảnh: VCCI.

Chiều 15/9, VCCI chủ trì tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân về tình hình thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI). 

Phát biểu khai mạc, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chia sẻ, qua hơn 35 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện.

Hiện nay, Việt Nam đã có gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn HTX và khoảng 5,1 triệu hộ kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã mạnh dạn, tạo được đột phá trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, vươn xa ra trường quốc tế. Bên cạnh đó, đã xuất hiện một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp của tư nhân có quy mô, tiềm lực tài chính lớn và quản trị, công nghệ hiện đại, tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng như sản xuất ô tô, hàng không, công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ, bất động sản, nông nghiệp... 

Doanh nghiệp, doanh nhân đã và đang là lực lượng chủ yếu phát huy các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Bên cạnh đó, doanh nhân còn tham gia ngày càng hiệu quả vào đời sống chính trị của đất nước; tham gia ngày càng tích cực vào quá trình xây dựng, giám sát, phản biện chính sách.

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Nghị quyết số 09 là lần đầu tiên Bộ Chính trị có một nghị quyết riêng về đội ngũ doanh nhân. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương muốn nắm bắt được kết quả thực hiện Nghị quyết để tiếp tục có những định hướng điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Theo đó, Đại hội XIII đặt ra mục tiêu và khát vọng phát triển của đất nước đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Hội nhập ngày càng sâu rộng đặt ra yêu cầu nhận thức sâu sắc hơn về nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ dựa trên nền tảng củng cố nội lực và tận dụng được những cơ hội từ hội nhập quốc tế. 

"Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp, doanh nhân chính là những người đại diện cho sức sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Yêu cầu phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ góp phần quyết định vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước", ông Trần Tuấn Anh nói.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã đề ra nhiệm vụ phải phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng; khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế; phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%. Để thực hiện mục tiêu trên 

Báo cáo tại Hội nghị, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, Nghị quyết 09 đã tạo ra sự nhất quán và xuyên suốt về mặt chủ trương, chính sách, hệ sinh thái cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động ngày càng thuận lợi hơn, trong đó đáng kể là nhận thức của xã hội về vai trò của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển, lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp như hiện nay.

Theo đó, doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng trưởng mạnh với tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của cả nước lũy kế đến hết năm 2021 là gần 1,7 triệu doanh nghiệp. Chỉ tính trong 11 năm, từ năm 2011 đến 2021 đã có gần 1,2 triệu doanh nghiệp thành lập mới. Cùng với sự tăng lên về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, số vốn trong các doanh nghiệp này cũng tăng lên trong giai đoạn 2011-2021, đạt khoảng 11,6 triệu tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,11%/năm. Số lao động đăng ký trong doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm có 1,1 triệu lao động. 

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, trong bối cảnh quốc quốc tế biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đan xen thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, đểể hướng tới mục tiêu "Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…” đề xuất chú trọng 3 giải pháp đột phá.

Thứ nhất là xây dựng, hoàn thiện môi trường, thể chế đầu tư, phát triển đất nước nhanh, bền vững, trọng tâm là hệ thống chính sách, pháp luật tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng bảo vệ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn chân chính, đổi mới sáng tạo; ngăn ngừa, thải loại doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn phi pháp.

Thứ hai, tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật; tạo điều kiện cho doanh nghiệp chân chính, tránh hình sự hóa các hoạt động kinh tế.

Thứ ba, để thực hiện có hiệu quả hai đột phá trên, điện kiện đầu tiên và xuyên suốt là xã hội và bản thân đội ngũ doanh nhân phải nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc về doanh nhân, về vị trí, vai trò của doanh nhân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ