Đâu là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

Nhàđầutư
Trong khi những thách thức đối với nền kinh tế vẫn còn tồn tại, có nguy cơ đang đe dọa triển vọng kinh tế năm 2018 và những năm tiếp theo thì việc tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới để nền kinh tế đạt được mục tiêu như kỳ vọng là cần thiết tại thời điểm này.
ANH MAI
14, Tháng 05, 2018 | 13:36

Nhàđầutư
Trong khi những thách thức đối với nền kinh tế vẫn còn tồn tại, có nguy cơ đang đe dọa triển vọng kinh tế năm 2018 và những năm tiếp theo thì việc tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới để nền kinh tế đạt được mục tiêu như kỳ vọng là cần thiết tại thời điểm này.

Hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020” sẽ diễn ra tại Khách sạn Melia, Hà Nội vào sáng mai - 15/5.  Diễn giả chính của Hội thảo là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Sự kiện do Nhadautu.vn  và KPMG đồng tổ chức.

Điểm nhấn của Hội thảo sẽ là phiên thảo luận với chủ đề "Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế" với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam cùng đại diện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.

Nhiều thách thức

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81% trong năm 2017. Đây là mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt 0,1% so với mục tiêu ban đầu của Chính phủ. Sang quý I/2018, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng với con số kỷ lục 7,38%.

Mức tăng trưởng kinh tế thần kỳ của mà Việt Nam được đánh giá là nhờ động lực từ xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng khu vực sản xuất.

Tuy nhiên, những thách thức đối với nền kinh tế vẫn còn tồn tại, có nguy cơ đang đe dọa triển vọng kinh tế năm 2018 và những năm tiếp theo.

Một điểm mới trong chỉ đạo điều hành năm 2018, đó là ngay trong quý I, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế, trên tinh thần phấn đấu đạt tăng trưởng GDP năm 2018 ít nhất là 6,7%. 

Dù tăng trưởng kinh tế quý I/2018 ở mức cao nhất trong vòng 10 năm (7,38%), song thách thức của nền kinh tế trong năm 2018 vẫn được xác định là không nhỏ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra một số mặt tồn tại, yếu kém như thành lập mới doanh nghiệp tăng chậm lại, số lượng doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn còn cao... sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

tang truong kinh te vn

 Vẫn còn nhiều thách thức với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Ảnh Bloomberg

Liên quan đến tăng trưởng kinh tế quý I/2018, trước đó tại Hội nghị Thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chỉ ra những "điểm nghẽn" đối với phát triển cần phải tập trung khắc phục, chẳng hạn như kết cấu hạ tầng. Hay những rủi ro thị trường như chi phí đầu vào tăng cao, các rào cản thuế quan, thương mại, hàng rào kỹ thuật ngày càng gây khó khăn, cạnh tranh ngày càng lớn, tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn nữa,  theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất nông nghiệp năm nay có thể sẽ khó khăn hơn năm trước, còn sản xuất công nghiệp cũng khó tăng cao do các nhà sản xuất lớn như Samsung đã đạt mức tăng trưởng tới hạn, khó có thể tăng trưởng đột biến được nữa.

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP 7,1% trong năm nay trước khi giảm xuống còn 6,9% trong năm 2019.

Mặc dù đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng vững chắc của Việt Nam, ADB cũng lưu ý một số nguy cơ lớn đối với triển vọng này gồm cả sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu.

Kim ngạch thương mại hàng năm của Việt Nam hiện vượt mức 185% GDP, khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại cao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Singapore.

Bên cạnh đó, Việt Nam không chỉ phụ thuộc về thương mại mà còn có tính liên kết cao với các thị trường Mỹ và Trung Quốc, do đó, ADB cho rằng chỉ một sự cố nghiêm trọng trong thương mại giữa hai quốc gia này sẽ có thể dẫn tới những tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu.

Đâu là động lực cho tăng trưởng những năm tiếp theo?

Tại Hội thảo "Kinh tế vĩ mô quý I/2018: Diễn biến và yêu cầu cải cách mới" ngày 11/4, dẫn ra câu chuyện của VinFast và Thaco, một bên chỉ cần 1,5 năm là ra được sản phẩm, một bên là nhà máy được hiện đại hóa cũng chỉ sau 1 năm khởi công, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, kinh tế tư nhân mới là động lực kinh tăng trưởng nhanh nhất cho kinh tế Việt Nam.

"Hoàn toàn có một thực tế là chúng ta có một khu vực tạo ra tăng trưởng rất nhanh. Đó là khu vực kinh tế tư nhân", GS Nguyễn Mại nói và cho biết nếu được Nhà nước "mở" hơn, khu vực này sẽ đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước.

Kinh tế tư nhân ở đây phải nói đầy đủ cả hai loại là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các tập đoàn lớn.

"Không chỉ nói tư nhân trong nước là DNNVV mà các tập đoàn lớn cũng là động lực tăng trưởng nhanh nhất cho kinh tế Việt Nam", Chủ tịch VAFIE khẳng định và kiến nghị trong 3 quý sắp tới và cả những năm sau, những cải cách của Nhà nước phải tạo môi trường thuận cho khu vực tư nhân phát triển, để doanh nghiệp nhỏ lớn lên và nhiều tập đoàn lớn được hình thành, đủ sức vươn ra thế giới.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, tăng trưởng cao hay thấp phụ thuộc cải cách mạnh hay yếu. Quyết tâm cải cách của Chính phủ, doanh nghiệp đang tạo nên cả tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Theo ông, nếu tiếp tục xu hướng cải cách như 2 năm vừa qua, tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt trên 7%.

Theo đánh giá của Grant Thornton Vietnam trong báo cáo "Đầu tư tư nhân ở Việt Nam - Kỳ vọng tăng trưởng", đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục là động lực chính cho nền kinh tế. Tổng vốn FDI đăng ký đã đạt mức cao kỷ lục 35,9 tỷ USD vào năm 2017, tăng 44,4% so với năm 2016. Trong đó, đầu tư FDI trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đóng góp tỷ trọng cao nhất 44,3%. 

Năm 2018, tổng vốn FDI giải ngân được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức hai chữ số, nhờ lượng lớn FDI đã đăng ký năm 2017. Việc đàm phán một số hiệp định thương mại bao gồm CPTPP, RCEP và EVFTA dự kiến kết thúc năm 2018 sẽ trở thành động lực tăng trưởng FDI.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ