Phù Đổng Asia và ‘thế khó’ tại Cảng Quốc tế Sao Biển 4.500 tỷ

Nhàđầutư
Trong bối cảnh UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang thể hiện sự quyết liệt trong việc thu hồi các dự án đối chậm triển khai thì dự án Cảng Quốc tế Sao Biển lại phải đứng giữa tình thế chồng chất khó khăn do nhu cầu vận chuyển sụt giảm mạnh vì tác động của dịch COVID - 19.
KHÁNH AN
04, Tháng 07, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Trong bối cảnh UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang thể hiện sự quyết liệt trong việc thu hồi các dự án đối chậm triển khai thì dự án Cảng Quốc tế Sao Biển lại phải đứng giữa tình thế chồng chất khó khăn do nhu cầu vận chuyển sụt giảm mạnh vì tác động của dịch COVID - 19.

ba-ria-vung-tau-gia-han-du-an-cang-quoc-te-sao-bien-hon-4-500-ty

Ảnh minh họa

Ngày 21/5/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu đã báo cáo về tình hình triển khai các dự án cảng biển và cảng thủy nội địa trên địa bàn tỉnh (dự án ngoài khu công nghiệp).

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan tiếp tục làm việc lại với các nhà đầu tư về các dự án cảng biển và cảng thủy nội địa chậm triển khai, trong đó lưu ý hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan nhằm giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư.

Lãnh đạo tỉnh này nhấn mạnh sẽ sớm thu hồi dự án đối với những chủ đầu tư không có năng lực.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có 13 dự án cảng biển đang xây dựng và chậm triển khai, trong đó có 5 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận giãn tiến độ, gồm: Cảng Sài Gòn - Thép Việt, khu dịch vụ công nghiệp Long Sơn, cảng Cái Mép Gemamdept Terminal Link, cảng quốc tế Thị Vải và cảng quốc tế Sao Biển.

Nổi bật trong số này là cảng quốc tế Sao Biển với tổng vốn đầu tư hơn 4.551,9 tỷ đồng, quy mô diện tích xây dựng trên 68 ha, tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành. Dự án được giao cho CTCP Cảng Quốc tế Sao Biển (SSIP Corp) triển khai thực hiện.

Đây là dự án cảng tổng hợp gồm hàng container và hàng cấu kiện, hàng rời, được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 21/2/2010, tiến độ thực hiện trong vòng 4 năm. Tuy nhiên đến cuối năm 2016 SSIP Corp chỉ mới thi công bờ bao bảo vệ toàn bộ diện tích đất được cho thuê, chưa triển khai đúng tiến độ được phê duyệt tại giấy chứng nhận đầu tư.

Lý do mà chủ đầu tư đưa ra là do “tình hình có liên quan đến dự án là đường Liên cảng Cái Mép - Thị Vải tại khu vực đất cho Công ty Cảng Sao Biển thuê hiện nay chưa được đầu tư thi công nên ảnh hưởng đến việc triển khai thiết bị thi công cũng như khả năng vận hành cảng sau khi đầu tư”.

Do vậy, tháng 11/2017, công ty này đã gửi văn bản đề nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng để đưa đất vào sử dụng theo giấy chứng nhận đầu tư. Đến tháng 2/2018, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có văn bản chấp nhận đề nghị này.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu SSIP Corp có trách nhiệm tiếp tục triển khai dự án đúng tiến độ theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp, báo cáo tiến độ thực hiện dự án đúng quy định. Đồng thời, công ty phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền thuê đất phải nộp đối với thời gian chậm tiến độ được tính bằng với tiền thuê đất hàng năm.

Chưa rõ dự án này hiện đã được triển khai đến đâu, song trong bối cảnh ngành cảng biển cả nước đang "ngấm đòn" COVID - 19, giãn tiến độ đầu tư các dự án là nhu cầu khách quan của các nhà đầu tư.

Cục Hàng hải Việt Nam dự báo, năm 2020, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển sẽ sụt giảm khoảng 40% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nhu cầu chuyên chở các mặt hàng xuất khẩu đi châu Âu, châu Mỹ giảm mạnh, các mặt hàng chủ lực như: may mặc, giày da giảm hơn 50% đơn hàng. Thậm chí, một số chủ hàng nước ngoài còn hủy những đơn hàng đã ký hợp đồng trước đó và chưa có thông báo về kế hoạch ký lại.

Định danh Phù Đổng Asia

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, chủ đầu tư dự án - SSIP Corp được thành lập vào tháng 7/2006, vốn điều lệ ban đầu ở mức 90 tỷ đồng với sự tham gia góp vốn của 4 pháp nhân là: CTCP Chứng khoán Sài Gòn (15%), CTCP Hải Minh (10%), CTCP Xuyên Thái Bình (10%), Công ty TNHH Công Chính A.C (10%), cùng các cá nhân là Vũ Doãn Hạnh (21%), Phạm Tiến Tịnh (19%), Huỳnh Kim Tiến (5%), Nguyễn Thị Hằng (5%), Nguyễn Quốc Hùng (2%) và Phùng Văn Quang (3%).

Sau khi CTCP Hải Minh chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại SSIP Corp vào năm 2015 thì đến tháng 8/2019, vốn điều lệ của SSIP Corp chỉ còn 45,9 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất tại SSIP Corp là CTCP Phù Đổng Asia (Phù Đổng Asia) với tỷ lệ sở hữu 51%.

Phù Đổng Asia tiền thân là Công ty TNHH Than Tân Phù Đổng, được thành lập vào cuối năm 2003, hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn nguyên liệu rắn, lỏng, khí, có trụ sở đặt tại phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Kể từ khi thành lập đến nay, Phù Đổng Asia ghi nhận nhiều sự biến động trong cơ cấu cổ đông, song đóng vai trò chủ chốt vẫn là doanh nhân Nguyễn Thị Hoa Thơm (SN 1971).

Cụ thể, công ty này có số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm: bà Nguyễn Thị Hoa Thơm (50%), Nguyễn Thị Thu Hương (1,75%) và Đỗ Chí Duệ (48,25%). Đến tháng 10/2016, thành phần cổ đông lúc này chỉ gồm bà Hoa Thơm (90%) và Hoàng Trường Giang (10%).

Tại ngày 31/12/2019, quy mô vốn điều lệ của Phù Đổng Asia vẫn ở mức 100 tỷ đồng, tuy nhiên các cổ đông lúc này là bà Nguyễn Thị Hoa Thơm (nắm giữ 90%), Đỗ Thùy Ngân (8%) và Nguyễn Thị Chắt (2%). Các cá nhân trên đồng thời cũng nắm giữ vai trò quan trọng tại Phù Đổng Asia với bà Hoa Thơm là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, còn bà Thùy Ngân và Nguyễn Thị Chắt là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2019 công ty này có doanh thu thuần đạt 660 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 7,8 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của Phù Đổng Asia đạt 589 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2018. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là hàng tồn kho (168 tỷ đồng) và đầu tư tài chính dài hạn (216 tỷ đồng). 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ