Đất vàng Khánh Hoà Tourism bị ‘chia 5 xẻ 7’ ra sao?

NGHI ĐIỀN
07:00 07/01/2020

Thay vì đấu giá để mang lại lợi ích tối đa cho ngân sách, hàng loạt lô đất có giá trị lớn của Khánh Hoà Tourism lần lượt rơi vào túi tư nhân với cùng một "motif".

tropicana-nha-trang

Phối cảnh dự án Tropicana 40 Trần Phú có diện tích 10.424m2. Nằm gối lưng phía sau là dự án Khách sạn Trần Viễn Đông 15 Trần Hưng Đạo rộng 10.482 m2. Đây là hai lô đất có giá trị thị trường rất lớn, có thể được tính bằng đơn vị nghìn tỷ đồng

Mời đọc bài trước:

Dự án Tropicana và đường tư nhân hoá đất vàng 40 Trần Phú - Nha Trang

Gia tộc tỷ phú họ Trần và hai thương vụ thâu tóm đất vàng kín tiếng ở Nha Trang

Sở hữu dải bờ biển đẹp nhất nhì cả nước, Nha Trang từ một thế kỷ nay đã là địa danh du lịch nổi tiếng, vươn xa ngoài phạm vi khu vực. Tốc độ phát triển tăng nhanh trong 10 năm đổ lại, khi thành phố Nam Trung bộ đón nhận dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ khu vực tư nhân.

Các tổ hợp resort, khách sạn liên tục được xây dựng, góp phần biến Nha Trang trở thành một đô thị du lịch năng động, hiện đại. Cũng đà phát triển này đẩy giá đất Nha Trang lên nhanh chóng, không kém cạnh TP.HCM, Hà Nội hay Đà Nẵng, với đơn giá các trục đường chính có thể lên tới nửa tỷ đồng mỗi m2.

"Tấc đất, tấc vàng", giá trị đất đai tăng cao không mất nhiều thời gian để bóc trần mặt trái của quá trình phát triển nơi đây - là "chảy máu" đất công với ví dụ điển hình là bộ ba dự án BT: Sân bay Nha Trang (Phúc Sơn Group), Trường Chính trị tỉnh (Thanh Yến Group) hay Trường Cao đẳng Nghề (Vinaminco Khánh Hoà).

Đây là các dự án đã xuất hiện dày đặc trên mặt báo, liên quan đến nhiều sai phạm nghiêm trọng khiến một loạt lãnh đạo cấp cao đương nhiệm lẫn về hưu của Khánh Hoà bị kỷ luật, mất chức thời gian qua.

Ở một góc độ ít ồn ào hơn, trong phạm vi bài viết này, Nhadautu.vn sẽ đề cập đến trường hợp tư nhân hoá các bất động sản của Công ty TNHH MTV Du lịch Khánh Hoà (Khánh Hoà Tourism) ngay trước thềm cổ phần hoá doanh nghiệp này. Hình thức có thể khác những Sân bay Nha Trang, Trường Chính trị tỉnh hay Cao đẳng Nghề, song về bản chất có thể nhìn nhận là như nhau, khi nguy cơ thất thoát tài sản, mất vốn nhà nước là hiển hiện.

Nhìn lại đợt cổ phần hoá

Khánh Hoà Tourism tiền thân là Công ty Du lịch Phú Khánh được thành lập ngày 3/3/1976, tới năm 1992 đổi tên thành Công ty Du lịch Khánh Hoà. Năm 2010, doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH MTV, gồm 8 đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc là Khách sạn Hải Yến, Khách sạn Viễn Đông, Khách sạn Quê Hương, Trung tâm Du lịch Bốn Mùa, Công viên Phù Đổng, Cửa hàng Mỹ nghệ, Khu du lịch Trí Nguyên, Trung tâm dịch vụ Lữ hành, 1 công ty con là CTCP Du lịch Dốc Lết và 1 công ty liên kết là CTCP Yasaka Sài Gòn Nha Trang.

UBND tỉnh Khánh Hoà ngày 26/3/2014 có Quyết định số 703/QĐ-UBND về việc cổ phần hoá Khánh Hoà Tourism, trong đó nhà nước nắm dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá là 30/6/2014. Ngày 14/5/2014, UBND tỉnh Khánh Hoà ban hành thông báo số 227/TB-UBND về việc đưa giá trị phần vốn nhà nước tại CTCP Yasaka Sài Gòn Nha Trang và Công ty TNHH Trần - Viễn Đông vào giá trị phần vốn nhà nước tại Khánh Hoà Tourism để cổ phần hoá.

Theo công văn số 5175/UBND-KT ngày 16/8/2014 kèm thông báo số 495-TB/TU của UBND tỉnh Khánh Hoà, UBND tỉnh đã giao cho Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) làm đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại các Công ty: Công ty TNHH Bốn Mùa - Nha Trang (15%), Công ty TNHH Invest Park Nha Trang (12,73%), Công ty TNHH Mường Thanh - Nha Trang (15%), Công ty TNHH Miền nhiệt đới Nha Trang (20%) và giao cho Công ty TNHH MTV Yến Sào Khánh Hoà làm đại diện vốn Nhà nước tại CTCP Du lịch Dốc Lết (17%).

Sau quá trình sắp xếp, Khánh Hoà Tourism không còn đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc mà chỉ còn 2 công ty liên kết là CTCP Yasaka Sài Gòn Nha Trang (34,7% vốn) và Công ty TNHH Trần Viễn Đông (25%). Khu đất duy nhất còn lại quản lý là trụ sở tại số 1 Trần Hưng Đạo, có diện tích 600 m2, trong đó 522,7m2 dùng để xây dựng khách sạn, trụ sở làm việc của công ty.

Ngày 10/9/2015, UBND tỉnh Khánh Hoà có Quyết định số 2498/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá. Theo đó, vốn cổ phần sau cổ phần hoá là 122,4 tỷ đồng, trong đó nhà nước thoái hết vốn, bán cho nhà đầu tư chiến lược 49,02%, bán đấu giá (IPO) 50,71%, bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên 0,27%.

Phiên IPO 6,207 triệu cổ phiếu Khánh Hoà Tourism diễn ra 4/11/2015. Kết quả, 10 nhà đầu tư cá nhân chia nhau mua trọn số cổ phần này với mức giá 10.000 đồng/CP, tương đương mệnh giá, cũng là mức khởi điểm. Trước đó, nhà đầu tư chiến lược được chấp thuận là CTCP Quê Hương Liberty - một ông lớn trong lĩnh vực khách sạn có trụ sở tại TP.HCM.

Quá trình cổ phần hoá Khánh Hoà Tourism tới đây khép lại, nhà nước thu về hơn 122 tỷ đồng, Khánh Hoà Tourism chính thức trở thành công ty 100% vốn tư nhân và từ đó đến nay gần như "mất tích" trên bản đồ du lịch Việt.

'Chia 5 xẻ 7' đất vàng

Số tiền tương đương hơn 5 triệu USD thu về từ đợt cổ phần hoá Khánh Hoà Tourism là rất nhỏ bé, không tương xứng với khối bất động sản có vị trí đắc địa mà "con cưng" ngành du lịch Khánh Hoà một thời từng sở hữu.

Trong vòng 3 năm trước khi Khánh Hoà Tourism tiến hành cổ phần hoá, UBND tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2014 có một loạt quyết định cho phép doanh nghiệp này đưa tài sản góp vốn để thành lập liên doanh với các đối tác tư nhân, trong đó điểm chung là tỷ lệ sở hữu của Khánh Hoà Tourism là rất thấp, dưới mức phủ quyết (36%), chỉ từ 15%-25%.

Cụ thể, Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 22/1/2013 phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Khách sạn Quê Hương để góp vốn thành lập Công ty TNHH Mường Thanh Nha Trang, giá trị góp vốn là 18 tỷ đồng. Mường Thanh Nha Trang là chủ đầu tư dự án căn hộ - khách sạn Mường Thanh Quê Hương, sau đổi thành Mường Thanh Nha Trang tại số 60 Trần Phú có quy mô 46 tầng, 80.000 m2 sàn thương mại, hoàn thành cuối năm 2014;

Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 5/7/2013 phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Công viên Phù Đổng góp vốn thành lập Công ty TNHH Invest Park Nha Trang, giá trị vốn góp là 12,22 tỷ đồng, sau giảm còn 9,55 tỷ đồng. Invest Park Nha Trang là chủ đầu tư dự án Công viên Phù Đổng quy mô 2,4ha trên bờ biển Trần Phú, gồm công viên, phần xây dựng ngầm dịch vụ thương mại và bãi đậu xe;

Thông báo số 26/TB-UBND ngày 13/1/2012 cho phép đưa Khách sạn Hải Yến tại 40 Trần Phú góp vốn với Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Toàn Hải Nam thành lập Công ty TNHH Miền nhiệt đới Nha Trang, trong đó vốn nhà nước là 20%, tương đương 10 tỷ đồng. Miền nhiệt đới Nha Trang là chủ đầu tư dự án Beau Rivage Tropicana 40 Trần Phú trên diện tích 10.424,6m2, quy mô quy mô 2 toà tháp condotel & khách sạn cao 40 tầng nổi, 1 tầng hầm, 6 tầng giải trí phức hợp, giá bán lên tới hơn 60 triệu đồng/m2 đối với căn hộ condotel.

Trước đó, năm 2011, Khánh Hoà Tourism mang Trung tâm Du lịch Bốn Mùa góp vốn thành lập Công ty TNHH Bốn Mùa Nha Trang, trong đó vốn nhà nước 2,25 tỷ đồng, tương đương 15%. Bốn Mùa Nha Trang là chủ đầu tư Khu giải trí Bốn Mùa - E-land Four Seasons trên bờ biển đối diện 40 Trần Phú.

Cùng trong năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép Khánh Hoà Tourism mang Khu du lịch sinh thái Trí Nguyên góp vốn thành lập Công ty TNHH Du lịch Trí Nguyên - Nha Trang, trong đó vốn nhà nước là 15 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 15%. Đối tác tư nhân là CTCP Đầu tư Quản trị Trần chiếm 85% còn lại. Công ty TNHH Du lịch Trí Nguyên - Nha Trang là chủ đầu tư Dự án khu Du lịch sinh thái Trí Nguyên - Nha Trang có tổng diện tích 68,8ha, trong đó 39,2ha mặt đất và 29,6ha mặt nước. Dự án được quy hoạch tháng 3/2012, với mục tiêu biến nơi đây thành một quần thể du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế.

UBND tỉnh Khánh Hoà 1 năm sau, ngày 29/10/2012 có Thông báo số 6037/UBND-KT cho phép Khánh Hoà Tourism tiếp tục mang Khách sạn Viễn Đông tại số 1 Trần Hưng Đạo (nay là 15 Trần Hưng Đạo) góp vốn với CTCP Đầu tư Quản trị Trần thành lập Công ty TNHH - Trần Viễn Đông, trong đó Khánh Hoà Tourism nắm 25%, tương đương 25 tỷ đồng. Trần Viễn Đông là chủ đầu tư dự án khách sạn 4 sao cùng tên trên phần diện tích 10.482,2 m2 đặc biệt đắc địa tại ngã tư "vàng" Trần Hưng Đạo - Hùng Vương - Lê Thánh Tôn.

Nguy cơ mất vốn nhà nước

6 khu đất vàng, trong đó có những lô diện tích lớn, vị trí tuyệt đẹp như 40 Trần Phú, 15 Trần Hưng Đạo, 60 Trần Phú, dự án Trí Nguyên có giá thị trường có thể lên tới hàng trăm, thậm chí nhiều nghìn tỷ đồng dễ dàng rơi vào tay tư nhân không qua đấu giá theo Luật Đất đai, ngân sách bởi vậy chỉ thu về chút ít tiền sử dụng đất, mà còn phải chia đều cho 50 năm bởi phần lớn các khu đất này đều thuê trả tiền hàng năm.

Nguy cơ thất thoát, mất vốn nhà nước không phải là công có, khi các quyết định của chính quyền tỉnh Khánh Hoà dường như không đặt lợi ích nhà nước làm điều kiện tiên quyết.

Tiếp sau các thương vụ tư nhân hoá đất vàng Khánh Hoà Tourism, chính quyền địa phương này tiếp tục cho phép thoái vốn nhà nước tại nhiều liên doanh, tất nhiên là cũng không thông qua đấu giá công khai. Cụ thể, Ngày 30/6/2014, UBND tỉnh Khánh Hoà có công văn số 3845/UBND-VP cho phép Khánh Hoà Tourism bán chỉ định phần vốn nhà nước (15%) tại Công ty TNHH Du lịch Trí Nguyên - Nha Trang cho CTCP Đầu tư Quản trị Trần theo giá trị vốn góp là 15 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Khánh Hoà Tourism đã ký hợp đồng số 272/2014/DL-HĐ ngày 25/8/2014 và chuyển nhượng phần vốn góp cho CTCP Đầu tư Quản trị Trần với mức giá tương đương mệnh giá.

15% vốn góp trong Công ty TNHH Mường Thanh Nha Trang và 15% vốn trong Công ty TNHH Bốn Mùa Nha Trang sau đó cũng đã được đơn vị quản lý vốn nhà nước lúc này là Khatoco âm thầm thoái lui. Sau đó, Công ty TNHH Mường Thanh Nha Trang thuộc sở hữu 100% vốn của Mường Thanh Group và sáp nhập với tập đoàn này từ đầu năm 2018, còn Bốn Mùa Nha Trang cũng trở thành công ty con 100% vốn của Công ty TNHH Hải Đăng - một tên tuổi trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở Nha Trang.

Ngoài ra, còn phải kể đến quyết định giảm phần vốn nhà nước trong CTCP Du lịch Dốc Lết. Công ty Dốc Lết được thành lập ngày 8/12/2005 trên cơ sở chuyển đổi từ Khu du lịch Dốc Lết tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hoà. Ngày 12/6/2014, CTCP Du lịch Dốc Lết gửi công văn số 35/DL thông báo về việc phát hành cổ phần tăng vốn hoàn tất (từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng), theo đó tỷ lệ sở hữu cổ phần của Khánh Hoà Tourism giảm từ 51% (tại ngày 31/12/2013) về còn 17%. Sau đó, phần vốn nhà nước trong Dốc Lết được chuyển giao cho Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hoà vào tháng 11/2014.

  • Cùng chuyên mục
Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.

Tài chính - 19/11/2024 06:30

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/11/2024 11:16

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.

Tài chính - 18/11/2024 10:15

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, giá không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Công ty có nhu cầu hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ.

Tài chính - 18/11/2024 06:30