‘Đặt phòng trực tuyến Airbnb chưa phải thách thức lớn với tập đoàn quản lý khách sạn truyền thống như AccorHotels tại Việt Nam’

HỒ MAI (thực hiện)
07:58 28/10/2018

Nhân chuyến công tác sang Việt Nam, ông Patrick Basset - Giám đốc Vận hành (COO) Tập đoàn quản lý khách sạn AccorHotels khu vực Thượng Đông Nam - Đông Bắc Châu Á và quần đảo Maldives đã có cuộc trao đổi với Nhadautu.vn về chiến lược kinh sắp tới cũng như những nhận định về thị trường khách sạn du lịch tại Việt Nam.

Patrick

Ông Patrick Basset - Giám đốc Vận hành (COO) Tập đoàn quản lý khách sạn AccorHotels khu vực Thượng Đông Nam - Đông Bắc Châu Á và quần đảo Maldives.

Xin ông cho biết tầm quan trọng của thị trường Việt Nam trong chiến lược phát triển của AccorHotels?

Ông Patrick Basset: Về chiến lược của AccorHotels trên toàn cầu thì hiện tại chúng tôi muốn ngày càng mở rộng và cạnh tranh hơn nữa trên tất cả các phân khúc thị trường, bao gồm: khách sạn hạng sang, tầm trung và khách sạn với mức giá vừa phải. Trong tương lai gần, mục tiêu mới của chúng tôi là nhắm vào thị trường khách sạn hạng cao cấp nhất. Trong đó, tập trung vào những thương hiệu phù hợp với phong cách sống mới nhất.

Đối với thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, chúng tôi là nhà vận hành khách sạn lớn nhất. Chúng tôi có thể tự hào nói về điều này với minh chứng gần đây nhất là cách đây hai tuần chúng tôi có khai trương khách sạn Pullman ở Tokyo. Đây là khách sạn 5 sao mới nhất của Nhật Bản và cũng là minh chứng về chiến lược này của AccorHotels ở châu Á – Thái Bình Dương.

Với các thị trường khác, chúng tôi cũng tự tin chúng tôi là nhà quản lý khách sạn lớn nhất tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Singapore, Indonesia. Hiện tại, ở riêng Việt Nam, chúng tôi chiếm khoảng 45% thị phần tổng số phòng của các thương hiệu khách sạn quốc tế đang có mặt tại thị trường này.

AccorHotels bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam cách đây 27 năm. Lúc đó, khách sạn đầu tiên của chúng tôi là Sofitel Legend Metropole Hà Nội. Vào thời đó, chúng tôi chỉ có 5 thương hiệu khách sạn nhưng tính tới cách đây 3 năm thì tổng số thương hiệu đã gấp đôi.

Mục tiêu chính tại thị trường Việt Nam của chúng tôi là nhắm tới đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu các phân khúc. Có hai lý do chính mà chúng tôi thấy thị trường Việt Nam rất quan trọng đối với chiến lược phát triển của Accor, đó là thị trường Việt Nam rất nhiều tiềm năng vì có nhiều thành phố hấp dẫn về du lịch, đặc biệt là những thành phố mới nổi như Sapa, Ninh Bình, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long... Chúng tôi muốn tăng cường hơn nữa lượng khách nội địa.

Ngoài ra, hiện chúng tôi có số lượng thương hiệu lớn nhất trong tất cả các phân khúc xuất hiện tại Việt Nam. Mới đầy, Accor đã mua thêm thương hiệu Movepick – hiện tại Việt nam mới chỉ có 1 khách sạn thương hiệu này nhưng sắp tới sẽ mở rộng thêm với số lượng lớn.

Về tổng số khách sạn thì hiện nay Accor đang vận hành 28 khách sạn tại Việt Nam và từ nay cho đến cuối năm 2020, chúng tôi sẽ có thêm 18 khách sạn nữa.

Trong số 28 khách sạn này, Accor quản lý bao nhiêu khách sạn, sở hữu và đầu tư bao nhiêu?

Ông Patrick Basset: Thời điểm hiện tại, toàn bộ 28 khách sạn này là Accor quản lý, không có khách sạn nào do Accor đầu tư. Tương lai thì chưa biết chắc.

Được biết, AccorHotels cũng vừa mua thêm các thương hiệu như Raffles, Fairmont, Swissôtel và Mövenpick. Xin ông cho biết kế hoạch của AccorHotels khi đưa các thương hiệu khách sạn hạng sang như Fairmont, Rafles vào Việt Nam là gì? Các thương hiệu Fairmont, Rafles mặc dù đã nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên đối với thị trường Việt Nam, đây là thương hiệu mới ít người biết đến.

Hiện tại mục tiêu của chúng tôi là đưa các thương hiệu nổi tiếng quốc tế vào Việt Nam và chúng tôi đang tiến những bước rất gần trong các cuộc đàm phán để đưa các thương hiệu này.

Tôi hy vọng trong khoảng thời gian 3-4 tháng nữa thì chúng tôi có thể chính thức công bố về việc xuất hiện các thương hiệu Fairmont, Rafles tại Việt Nam.

Những tập đoàn lớn tại Việt Nam như Vingroup, Sungroup hay Bitexco... đủ tiềm lực xây khách sạn chuẩn 5 sao quốc tế. Ngoài ra, còn đủ khả năng thâu tóm cả những khách sạn của Tây như BRG mua lại khách sạn 5 sao Hilton Hanoi còn Sovico Holdings thâu tóm khu nghỉ dưỡng Furama Resort… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt vẫn chưa đủ kinh nghiệm để quản lý và vẫn phải thuê các nhà quản lý tại nước ngoài?

Hiện tại, có rất nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam như Sungroup, Vingroup, Bitexco có đủ khả năng để xây dựng các khách sạn hạng sang nhưng ngay từ đầu họ đã có chiến lược là sẽ không vận hành và chỉ xây dựng và ký hợp đồng với các công ty quản lý nước ngoài. Hiện tại Sungroup là một trong những đối tác lớn nhất của AccorHotels tại Việt Nam với 7 khách sạn hạng sang được đầu tư bởi Tập đoàn Sun Group do AccorHotels quản lý.

premier_village_phu_quoc_resort_10

Khu nghỉ dưỡng Premier Village Phu Quoc Resort của Sungroup do AccorHotels quản lý.

Hơn nữa thị trường khách sạn, du lịch tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang phát triển theo hướng tương đối phức tạp bởi vì hiện tại có rất nhiều kênh để khách hàng có thể đặt phòng khách sạn. Một lợi thế của AccorHotels là hiện nay chúng tôi đầu tư rất lớn vào hệ thống phân phối, bán hàng trực tuyến. Ngoài ra, hiện nay chúng tôi có 150 triệu khách hàng thân thiết, và đây là lợi thế chúng tôi có thể kéo lượng khách đến từ các nơi trên thế giới đến Việt Nam.

Ở Trung Quốc chúng tôi cũng có 150 hội viên và hợp tác với Tập đoàn Hoa Du – tập đoàn có lượng khách hàng thân thiết rất lớn. Và đây là lý do chính mà chúng tôi nghĩ là các tập đoàn/các chủ đầu tư có lượng vốn lớn tìm đến các tập đoàn quản lý như AccorHotels.

Một lợi thế nữa là chúng tôi có những nhân viên rất tài năng. Chúng tôi có riêng chương trình Accor Academy – học viện đào tạo những thành viên trẻ phát triển sự nghiệp trong ngành du lịch khách sạn. Tại Việt Nam, chúng tôi có riêng một giám đốc đào tạo – người này sẽ điều phối các chương trình đào tạo cho các nhân tài tại Việt Nam để chúng tôi tăng sức cạnh tranh khi ký kết các hợp đồng quản lý.

Ông có nói đến kế hoạch mở thêm 18 khách sạn nữa trong vòng hai năm tới. Đây là một con số rất đáng kể khi 27 năm vừa rồi AccorHotels chỉ có 28 khách sạn?

Việt Nam là một trong những thị trường tôi tham gia quản lý khách sạn 25 năm trước đây (năm 1993), tôi đã chứng kiến rất nhiều chu kỳ phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Có lúc lên có lúc xuống và phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ lạm phát.

Tuy nhiên, có 3 lý do chính để nói về tốc độ tăng trưởng này. Thứ nhất, tổng số thương hiệu khách sạn của chúng tôi tại Việt Nam là lớn nhất với các thương hiệu thuộc các phân khúc khách nhau.

Thứ hai, thị trường khách nội địa tăng trung bình 20% trong nhiều năm qua. Điều này không xảy ra cách đây 10 năm. Cách đây 10 năm, thị trường nội địa khách Việt Nam chỉ tăng trưởng 4-5%.

Thứ ba, Việt Nam có lượng vốn đầu tư lớn và sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng. Cách đây 10 năm, không có nhiều các sân bay quốc tế như hiện tại và ngày hôm nay khi ngồi đây chúng ta vẫn được nghe tin hằng ngày về việc mở số lượng các sân bay quốc tế nhiều hơn ở các địa điểm như Đà Nẵng, Phú Quốc (10 năm trước chưa có) hay việc mở sân bay ở Quảng Bình, Vân Đồn. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển ngành du lịch khách sạn tại Việt Nam.

Cách đây 10 năm, khách nước ngoài vào Việt Nam khoảng 4-5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã lên tới gần 20 triệu. So sánh với thị trường Thái Lan, hằng năm họ đón khoảng 37 triệu lượt khách. Do đó, Việt Nam vẫn còn như cầu nhiều hơn nữa cho việc mở khách sạn.

Gần đây, trào lưu homestay như đặt phòng qua Airbnb (Airbnb là viết tắt của cụm từ “AirBed and Breakfast”, là một dịch vụ đặt phòng, căn hộ… được thành lập tại Mỹ) hay các phòng khách sạn, các khu nghỉ dưỡng chuyên đề (khách sạn chuyên cho sức khỏe, chuyên cho người trẻ tuổi…) phát triển khá nhiều trên thế giới nói chung và ở Việt Nam cũng phát triển rất nhanh. Là nhà vận hành khách sạn truyền thống, AccorHotels đáp ứng như thế nào để cạnh tranh với những hình thức kinh doanh mới này?

Về Airbnb, hiện tại kênh đặt phòng này chưa phát triển mạnh ở Việt Nam. Lý do, theo quan sát đánh giá của riêng tôi, là trang mạng này sẽ phổ biến ở những thị trường có giá phòng cao như Paris hay London.

Tại thị trường châu Á, giá phòng tại thị trường Việt Nam vẫn nằm trong mức chấp nhận được và giá thấp, cho nên tôi cho rằng Airbnb vẫn chưa phải là thách thức lớn với tập đoàn của chúng tôi.

Về mảng thị trường homestay, chúng tôi cũng có lập công ty riêng, trang web riêng với mô hình tương tự. Với đối tượng khách trẻ chúng tôi cũng có thương hiệu Jo&Joe và ibis style, - đây là phân khúc thị trường giá phổ thông, vừa phải và mang phong cách thời thượng dành cho giới trẻ.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP

Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP

Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.

Đầu tư - 08/05/2025 21:26

Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Đầu tư - 08/05/2025 10:28

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.

Đầu tư - 08/05/2025 08:41

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…

Đầu tư - 08/05/2025 06:10

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10