Đặt niềm tin vào cổ phiếu cao su
Bốn tháng qua, giá cao su có diễn biến giảm, nhưng vẫn đạt mức cao so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mùa vụ cuối năm của ngành này.

Bài toán tiêu thụ
Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 8/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 200.000 tấn, trị giá 328 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 7.
Giá xuất khẩu cao su bình quân là 1.640 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 7. Đây là tháng thứ tư liên tiếp, giá cao su xuất khẩu giảm, nhưng tổng mức giảm chỉ là 7,5% và vẫn cao hơn 33,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vấn đề đáng quan ngại là hoạt động xuất khẩu cao su chững lại do không ít doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất vì nằm trong khu vực phong tỏa, hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, cách ly do dịch Covid-19, đặc biệt tại TP.HCM.
Trước đó, tháng 7/2021, xuất khẩu cao su đạt 204.520 tấn, trị giá 338,2 triệu USD, tăng lần lượt 25,3% về lượng và 22,8% về kim ngạch so với tháng 6.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Cao su - Nhựa TP.HCM cho biết, 3 tháng qua, phần lớn các doanh nghiệp cao su trên địa bàn thành phố phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng với các sản phẩm nội địa để giữ công nhân, còn lại hầu hết là đóng cửa.
“Doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu vẫn tổ chức sản xuất 3 tại chỗ, nhưng năng suất chỉ bằng một nửa so với bình thường”, ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container rỗng đã diễn ra từ nhiều tháng trước do tình hình vận chuyển chưa được khắc phục. Đồng thời, giá cước vận chuyển được dự báo duy trì ngưỡng cao, có thể kéo dài sang năm 2022, sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu cao su của các doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô toàn cầu chưa giải quyết được vấn đề thiếu chip bán dẫn nên phải cắt giảm sản xuất. Ở trong nước, nhu cầu cao su cũng giảm khi nhiều nhà sản xuất, lắp ráp ô tô bị đóng băng hoạt động vì dịch Covid-19. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cao su phục vụ sản xuất lốp xe - nguồn doanh thu quan trọng của nhiều doanh nghiệp cao su.
Một thách thức khác, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, khi các nước bắt đầu phục hồi kinh tế và gia tăng nhu cầu về cao su, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh đơn hàng sản xuất mới.
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp vừa cố gắng cầm cự sản xuất vừa chống dịch có nguy cơ bị khách hàng quốc tế tạm dừng hoặc hủy đơn hàng để chuyển sang các nước có thể duy trì sản xuất. Nghĩa là, việc duy trì các mối quan hệ làm ăn sau dịch cũng là bài toán khó với doanh nghiệp.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đang thiếu dòng tiền để tổ chức sản xuất - kinh doanh và có khả năng thiếu hụt lao động tham gia sản xuất khi thị trường bước vào giai đoạn “bình thường mới”.
Kỳ vọng chưa tắt
Nhìn nhận một cách tích cực, cao su vẫn là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 61,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, nhu cầu nhập khẩu cao su của các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ sẽ tiếp tục có xu hướng tăng khi biện pháp phong tỏa nhằm phòng chống dịch Covid-19 ở các quốc gia được nới lỏng và kinh tế dần hồi phục.
Đồng thời, Việt Nam có thể tận dụng yếu tố thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do với các nước trong khu vực và trên thế giới để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cao su.
Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: “Để các doanh nghiệp cao su có thể hồi phục, chỉ có con đường mở cửa thị trường tiêu dùng cùng với thúc đẩy hoạt động sản xuất được diễn ra liền mạch”.
Trong các thị trường xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu cao su để sản xuất lốp xe của Ấn Độ gia tăng, nhất là khi bang Kerala - nơi sản xuất cao su lớn nhất cả nước vẫn đang phải chống chọi với đại dịch. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 47.360 tấn, tăng 70,6%; trị giá 85,5 triệu USD, tăng 119,4%; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.805 USD/tấn, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 7, chiếm 6,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của Ấn Độ.
Mặt khác, đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu đối với các sản phẩm thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) tăng cao trên toàn cầu, trong đó có găng tay y tế. Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam đang nổi lên là một trong những nhà cung cấp PPE mới cho thị trường toàn cầu, sản lượng sản xuất PPE của Việt Nam đã tăng gấp 6 lần trong năm 2020.
IFC cho rằng, nhu cầu sản phẩm PPE trên thế giới đã tăng 3 - 4 lần trong giai đoạn 2019 - 2020 và dự kiến tăng 6 - 9%/năm ít nhất cho đến năm 2025. Điều này sẽ mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm găng tay cao su với các doanh nghiệp trong nước.
Mức nền tốt của doanh nghiệp
Bốn tháng đầu năm 2021, giá cao su thế giới kéo dài xu hướng hồi phục, sau đó duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm 2020, cùng với thời tiết thuận hòa là những yếu tố tích cực cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp cao su trong nước. Nhờ đó, kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Chẳng hạn, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) đạt 10.544 tỷ đồng doanh thu và 2.282 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 77% và 171% so với cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán Bản Việt dự báo, doanh thu riêng mảng cao su của GVR sẽ tăng 23% trong năm 2021, đạt 16.000 tỷ đồng, chủ yếu nhờ sản lượng tăng 10% và giá bán trung bình tăng 12%. Doanh thu từ sản phẩm cao su sẽ được hỗ trợ từ việc mở rộng công suất sản xuất găng tay cao su.
Với Công ty cổ phần Đầu tư Cao su Đắc Lắk (DRI), nửa đầu năm 2021, sản lượng tăng 26,1%, giá bán tăng 47,9%, giúp Công ty đạt doanh thu 252,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 46,5 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2020 lỗ 21,5 tỷ đồng). Tổng diện tích khu khai thác cao su của DRI đạt 8.800 ha, trong đó 8.300 đã đi vào khai thác, có thể cung ứng ra thị trường khoảng 16.000 tấn mủ mỗi năm.
Riêng Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) ghi nhận lãi ròng 6 tháng đầu năm 2021 giảm 69% so với cùng kỳ năm 2020, xuống 169,7 tỷ đồng, do cùng kỳ năm ngoái ghi nhận khoản tiền bồi thường tại dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II là 456 tỷ đồng. Doanh thu nửa đầu năm 2021 của PHR đạt 757,8 tỷ đồng, tăng 53%, chủ yếu đến từ mảng cao su và chế biến gỗ.
Đặc thù của cây cao su là sản lượng sẽ tập trung vào những tháng cuối năm, nên các doanh nghiệp đang chuẩn bị cho đợt phục hồi ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Theo đó, các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ ghi nhận lợi nhuận cao trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý cuối năm. Điều này phản ánh vào giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán khi có diễn biến tăng trong thời gian gần đây.
(Theo Đầu tư chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.
Tài chính - 08/05/2025 17:12
Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp
Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.
Tài chính - 08/05/2025 16:20
CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016
Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.
Tài chính - 08/05/2025 13:50
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Tài chính - 07/05/2025 08:51
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…
Tài chính - 07/05/2025 07:55
Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới
Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp
Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.
Tài chính - 06/05/2025 15:41
Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng
TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 06/05/2025 11:11
Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới
Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.
Tài chính - 05/05/2025 16:33
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago