Đại gia xứ Thanh thâu tóm "đất kim cương" ở Thủ đô

Nhàđầutư
Một đại gia tỉnh lẻ, với vốn điều lệ 165 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa vẫn “mạnh dạn” về Thủ đô để thâu tóm hàng loạt dự án “”đất vàng” với mức đầu tư cả nghìn tỷ đồng trên đường Cát Linh, đường Tôn Thất Thuyết...
THỦY TIÊN - ANH TRÚC
23, Tháng 09, 2017 | 08:26

Nhàđầutư
Một đại gia tỉnh lẻ, với vốn điều lệ 165 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa vẫn “mạnh dạn” về Thủ đô để thâu tóm hàng loạt dự án “”đất vàng” với mức đầu tư cả nghìn tỷ đồng trên đường Cát Linh, đường Tôn Thất Thuyết...

Đại gia Thanh Hóa thâu tóm “đất vàng” Thủ đô

Trước năm 2014, cái tên Tổng công ty cổ phần Xây dựng Thanh Hóa (Xây dựng Thanh Hóa) còn chưa ai biết đến. Doanh nghiệp này mới chỉ triển khai những dự án trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa.

Khoảng giữa năm 2014, công ty Xây dựng Thanh Hóa bắt đầu lấn sân bất động sản (BĐS) Thủ đô bằng việc chi 143 tỷ đồng để mua dự án Sky Park Residence (đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy) từ Licogi 16.

xay dung thanh hoa

Dự án Sky Park Residence do Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa mua lại từ Licogi 16 

Theo giới thiệu vào giữa 2012 của chủ đầu tư Licogi 16, Sky Park Residence gồm 2 khối tháp có chung khối đế 5 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 87.000m2. Trong đó, khối tháp văn phòng cao 20 tầng và khối tháp căn hộ cao 30 tầng, với tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng.

Sau đó, công ty Xây dựng Thanh Hóa tiếp tục chi hơn 100 tỷ đồng để mua dự án Khách sạn Mercure Hà Nội, trên phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một dự án khách sạn 4 sao, với 250 phòng. Mercure Hà Nội theo kế hoạch sẽ có tổng vốn đầu tư là 450 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp tỉnh lẻ bất ngờ đầu tư hàng trăm tỷ đồng để thâu tóm hàng loạt “đất vàng” Thủ đô, khiến dư luận phải đặt dấu hỏi về “thân phận” và tiềm lực của vị đại gia này.

Theo những tài liệu của PV, công ty Xây dựng Thanh Hóa có tiền thân là Công ty kiến trúc địa phương thành lập năm 1961. Đến năm 2005 thì đổi tên thành Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa, năm 2006 công ty này chính thức chuyển đổi cơ chế quản lý từ doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Công ty Xây dựng Thanh Hóa được biết đến là “đại gia” địa ốc tại Thanh Hóa với nhiều dự án lớn như Dự án khu Công nghiệp và đô thị Hoàng Long và dự án khu dân cư Hồ Toàn Thành. Ngoài ra, Công ty này còn được tỉnh Thanh Hóa giao xây dựng 30 trường học của tỉnh, 18 bệnh viện và trung tâm y tế và nhiều công trình quan trọng khác,…

Vốn mỏng vẫn thâu tóm thành công dự án nghìn tỷ

Từ thời điểm trước cổ phần hóa, công ty Xây dựng Thanh Hóa do ông Ngô Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT, có vốn điều lệ 15 tỷ đồng.

Năm 2006, doanh nghiệp được cổ phần hóa và tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng. Tại thời điểm này, công ty Xây dựng Thanh Hóa ghi nhận khoản nợ khó đòi gần 2 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hóa ông Ngô Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT được điều chuyển về làm Phó trưởng ban Ban kinh tế Nghi Sơn đánh dấu việc nhà nước chính thức rút khỏi doanh nghiệp này.

Năm 2014, thời điểm công ty Xây dựng Thanh Hóa “thâu tóm” dự án Sky Park Residence vốn điều lệ của công ty chỉ là 165 tỷ đồng. Trong đó, ông Trương Lâm – Chủ tịch HĐQT góp 156,7 tỷ đồng. Đến tháng 9/2017, công ty đã tăng vốn điều lệ lên thành 545 tỷ đồng và ông Trương Lâm sở hữu tới 98,48% (tương đương 536,7 tỷ đồng).

Điều đáng nói là với số vốn chưa được 20% (so với 1.250 tỷ đồng để thực hiện dự án Sky Park Residence), dư luận đặt ra nghi ngờ về khả năng thực hiện dự án của công ty Xây dựng Thanh Hóa. Không những vậy, công ty này còn tiếp tục chi hơn 100 tỷ đồng để mua lại dự án Khách sạn Mercure Hà Nội có tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng thì dấu hỏi về “sức khỏe” của đại gia Thanh Hóa là vấn đề đáng được quan tâm.

Một đại gia tỉnh lẻ với số vốn mỏng về Thủ đô, thâu tóm đất vàng thực hiện dự án nghìn tỷ sẽ lấy tiền ở đâu, đi vay nhà băng hay đầu cơ dự án?.

Không chỉ thực hiện các dự án ở Thủ đô, công ty Xây dựng Thanh Hóa còn thực hiện nhiều dự án BĐS khác tại tỉnh Thanh Hóa, trong đó có những dự án lớn như: Xây dựng Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long; dự án đường giao thông từ ngã ba Voi đi Sầm Sơn…

Ngoài công ty Xây dựng Thanh Hóa, ông Trương Lâm còn sở hữu một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, cho thuê kho bãi, kinh doanh xăng dầu là công ty TNHH Vận tải Hoàng Long – Thanh Hóa.

Khi thành lập, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 6 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của công ty TNHH Vận tải Hoàng Long – Thanh Hóa có 2 thành viên gồm: công ty Xây dựng Thanh Hóa và công ty Mega Spring Limited đến từ quần đảo Virgin Hong Kong (một thiên đường thuế).

Công ty này thực hiện dự án kinh doanh kho bãi và vận tải hàng hóa bằng đường bộ thuộc khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long với tổng mức đầu tư hơn 81 tỷ đồng. Trong đó, vốn của công ty TNHH Vận tải Hoàng Long – Thanh Hóa chỉ vỏn vẹn 6 tỷ đồng, vay ngân hàng hơn 72 tỷ đồng, còn lại là huy động từ những nguồn khác.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ