Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc nâng mức phạt kiểm toán độc lập gấp 20 lần
Một số Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, nâng mức phạt tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập lên gấp 20 lần so với thời điểm hiện tại là chưa phù hợp.

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật (Chứng khoán; Kế toán; Kiểm toán độc lập; Ngân sách Nhà nước; Quản lý, sử dụng tài sản công; Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia).
Tại sửa đổi Luật Chứng khoán, Chính phủ đề xuất bổ sung trong hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng, doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm toán về vốn điều lệ đã góp trong 10 năm tính tới thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu; bổ sung xử lý vi phạm về kiểm toán độc lập.
Nêu quan điểm tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, cho rằng việc siết lại hồ sơ chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng là cần thiết. Theo ông, việc kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu là nội dung quan trọng để xác định vốn thực góp, tổng số cổ phần phát hành ra công chúng.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách dẫn chứng vụ Công ty Faros (thuộc Tập đoàn FLC) có vốn điều lệ ban đầu 1,5 tỷ đồng, nhưng sau 3 năm với 5 lần tăng, số vốn lên tới 4.300 tỷ đồng, gây hệ lụy lớn cho thị trường.
Hay trong vụ án Sài Gòn - Đại Ninh, ông Nguyễn Cao Trí qua nhiều lần "phù phép" đã tăng vốn doanh nghiệp của mình lên 2.000 tỷ đồng. Cách làm của họ, theo ông Toàn, là bơm một số tiền nhất định vào các tài khoản, sau đó lại rút ra, bơm vào cho đến khi đạt được doanh số tổng bằng tổng số vốn điều lệ.
"Nếu trước đây chúng ta quy định, đã không xảy ra trường hợp tăng vốn ảo như Faros. Nói rằng việc kiểm toán báo cáo vốn điều lệ khiến doanh nghiệp chịu chi phí lớn là không đúng. Nó là yếu tố cần đảm bảo cho thị trường chứng khoán được minh bạch", ông Nguyễn Hữu Toàn nói.
Ông phân tích, số cổ phần chào bán lần đầu của doanh nghiệp sẽ được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Nếu vốn điều lệ không được xác định chính xác là sự đánh tráo với toàn bộ nhà đầu tư ngay từ đợt mua lần đầu, đến những lần giao dịch tiếp theo.
Về thời hạn, ông đề xuất Chính phủ xem xét rút ngắn xuống còn 5 năm, thay vì doanh nghiệp phải nộp báo cáo về vốn điều lệ đã góp trong 10 năm như tại dự thảo luật. Việc này nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo thị trường phát triển công bằng, minh bạch.
Nâng mức phạt vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập lên gấp 20 lần

Góp ý khi sửa Luật Kiểm toán độc lập, bà Thái Thị An Chung, Phó đoàn chuyên trách tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, về sửa đổi, bổ sung quy định xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập tại Điều 60 của luật, đã bao quát được việc xử lý đối với các vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập và phù hợp với nguyên tắc xử lý vi phạm, đó là tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự.
Ngoài hình thức xử phạt hành chính còn có thể bị xử phạt bổ sung. Nếu trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định tại khoản 2 về mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa là 1 tỷ đồng đối với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức và thời hiệu xử phạt, có nhiều điểm chưa phù hợp, do:
Mức phạt tiền tối đa mà dự thảo đưa ra so với mức phạt tối đa mà Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định đối với vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tăng gấp 20 lần.
Trong khi đó, mức phạt tối đa 1 tỷ đồng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ được áp dụng đối với vi phạm trong lĩnh vực quản lý các vùng biển đảo, thềm lục địa, quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử, tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng, hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác, bảo vệ môi trường, thủy sản.
Thời hiệu xử phạt dự thảo đưa ra là 5 năm, trong khi đó quy định của Luật Xử phạt vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt tối đa là 2 năm. Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán được điều chỉnh chung bằng Nghị định 41/2018, bởi 2 lĩnh vực này có tính chất khá tương đồng, nếu điều chỉnh tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với kiểm toán thì có đặt ra vấn đề điều chỉnh tăng trong lĩnh vực kế toán hay không?
Đại biểu cho biết, một số vụ án lớn xảy ra tại SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị, trong đó có các tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đối với các báo cáo kiểm toán thiếu trung thực.
Vì vậy, việc tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kế toán, kiểm toán để đảm bảo tính răn đe đối với các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vi phạm là cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng như thế nào thì cần phải cân nhắc để đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và đảm bảo tương quan chung đối với các lĩnh vực khác.
Về quy định phân loại doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo tìa chính, bà Bùi Thị Quỳnh Thơ, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế, cho rằng theo tiêu chí này sẽ có khoảng 20.000 doanh nghiệp quy mô lớn, thuộc diện phải kiểm toán báo cáo tài chính như đề xuất của Chính phủ tại dự thảo luật. Như vậy số doanh nghiệp cần kiểm toán báo cáo tài chính là tương đối lớn.
"Cơ quan soạn thảo cần làm rõ mục đích việc mở rộng diện doanh nghiệp cần kiểm toán, tránh tốn kém, ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của họ", bà Thơ đề nghị.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, quy định kiểm toán bắt buộc với doanh nghiệp quy mô lớn tại dự thảo luật không phải "cứ đơn vị có 200 lao động, tổng tài sản 100 tỷ đồng... là trong diện kiểm toán". Chính phủ sẽ quy định cụ thể doanh nghiệp lớn nào trong diện phải kiểm toán báo cáo tài chính, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
- Cùng chuyên mục
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
Trung tâm xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thốt Nốt chưa được UBND TP. Cần Thơ cho thuê đất tại KCN Thốt Nốt (giai đoạn 3), chưa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp nhưng đã ký hợp đồng cho thuê lại đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê cho 2 doanh nghiệp, với diện tích 7,01 ha.
Sự kiện - 08/05/2025 06:59
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
3
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago