Đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất thí điểm mô hình TOD tại một số tuyến đường sắt đô thị Hà Nội

BẢO LÂM
14:45 31/05/2023

"Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược định hướng phát triển TOD phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam; cho phép thí điểm loại hình này tại một số thành phố, trước mắt là một số tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM", đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất.

nguyen-phi-thuong

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn TP. Hà Nội) đoàn

Ngày 31/5, tại kỳ họp thứ 5 (Quốc hội khóa XV), thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn TP. Hà Nội) nhất trí với các báo cáo và với nhận định, đánh giá rằng kinh tế, doanh nghiệp đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn, đòi hỏi Quốc hội quan tâm hơn, đòi hỏi Chính phủ cần phải hành động nhanh, thực chất hơn.

Lợi ích của mô hình TOD

Theo vị đại biểu, hiện nay, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông TOD (Transit Oriented Development) đang được nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới nghiên cứu áp dụng như là một giải pháp căn cơ dài hạn để giải quyết những vấn đề lớn liên quan đến phát triển đô thị, như quá tải về hạ tầng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nhà ở xã hội, thiếu hụt nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng.

Tại Việt Nam hiện nay, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành các định hướng chỉ đạo liên quan đến vấn đề này như Nghị quyết 15 về phát triển Thủ đô, Nghị quyết 31 phát triển TP.HCM hay Nghị quyết 06 phát triển đô thị bền vững và Nghị quyết 30 về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và mới đây là Kết luận 49 của Bộ Chính trị về phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam.

Ông Nguyễn Phi Thường khẳng định, đây là cơ sở chính trị, là tiền đề quan trọng đặt nền móng cho việc gắn kết phát triển đô thị với mô hình TOD. TOD hiện nay được hiểu như là một mô hình phát triển đô thị, trong đó lấy đầu mối giao thông công cộng thường là các nhà ga đường sắt để tích hợp các chức năng sử dụng khác như khu nhà ở, văn phòng tài chính, thương mại và khu vực bên trong các nhà ga và xung quanh ga trong phạm vi bán kính tối đa 800 m cho đến 1 km, tương đương với 10 đến 15 phút để người dân đi bộ đến nhà ga.

Cốt lõi của TOD là mối quan hệ giữa giao thông công cộng và sử dụng đất, thúc đẩy phát triển đô thị theo chiều đứng, tức là đô thị nén. Thay vì phát triển theo chiều ngang vết dầu loang, lấy giao thông công cộng dẫn dắt sự phát triển bền vững của đô thị và sự phát triển của đô thị lại tạo ra nguồn lực để duy trì và phát triển giao thông công cộng. Mô hình TOD chủ yếu và hầu hết được lựa chọn xây dựng dựa trên loại hình giao thông đường sắt làm xương sống để định hướng phát triển đô thị.

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội phân tích về kinh nghiệm quốc tế, những lợi ích mà TOD mang lại, giảm ùn tắc giao thông, tăng số lượng hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tăng giá trị đất xung quanh các nhà ga, giảm gánh nặng cho Nhà nước, khuyến khích sự sáng tạo của khu vực tư nhân là không thể phủ nhận và đã được đúc kết qua thực tiễn triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, triển khai TOD là một quá trình phức tạp, kéo dài với phạm vi nghiên cứu rộng và sự tham gia của nhiều chủ thể ở nhiều cấp độ. Do đó triển khai một dự án theo mô hình TOD luôn có rủi ro, thách thức cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Thực tiễn mô hình TOD thành công cho thấy cần có 4 nhân tố cơ bản: Tầm nhìn và quyết tâm chính trị; cơ chế, chính sách để tích hợp giao thông với việc sử dụng đất trong phát triển đô thị; cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong tham gia phát triển TOD; cơ chế công cụ huy động vốn và chia sẻ rủi ro, lợi ích khi làm TOD. Nguyên tắc chung để triển khai TOD là thực hiện lồng ghép các dự án đường sắt đô thị vào các dự án phát triển bất động sản thông qua các cơ chế hỗn hợp.

Việc áp dụng mô hình TOD cho các đô thị ra sao?

Về áp dụng mô hình TOD cho các đô thị đặc biệt tại Việt Nam. Sự cần thiết theo quy hoạch TP. Hà Nội có 417 km đường sắt đô thị, 10 tuyến với tổng mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. TP.HCM có 220 km đường sắt đô thị, 8 tuyến, tổng mức đầu tư khoảng 25 tỷ USD.

Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai hình thành các tuyến theo quy hoạch rất chậm. Các dự án đường sắt đô thị thường kéo dài 10 năm đến 20 năm mới hoàn thành. Nguồn lực đầu tư rất lớn, vượt quá khả năng cân đối từ ngân sách. Nguồn vốn chủ yếu là ODA và ngân sách nhà nước. Trong khi đó, ODA thì hạn chế và ngân sách nhà nước thì eo hẹp.

Thực tế triển khai các dự án đường sắt đô thị trong thời gian qua cho thấy khá nhiều bất cập. Bên cạnh vấn đề chậm tiến độ, đội vốn, các tuyến đường sắt đô thị còn thiếu tính gắn kết với việc tái cấu trúc không gian đô thị, thiếu tính liên thông, kết nối với chính hệ thống giao thông không gian đô thị, cho nên khó khăn trong việc tiếp cận các nhà ga, làm giảm đáng kể hiệu quả khai thác của loại hình vận tải lớn. Mỗi tuyến đường sắt đô thị lại là một công nghệ khác nhau theo yêu cầu ràng buộc từ nhà tài trợ.

Tại Kết luận 49 của Bộ Chính trị và định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045 đã định hướng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP.HCM vào năm 2035. Với cách thức và thực trạng triển khai hiện nay thì việc hoàn thành gần 600 km đường sắt đô thị còn lại, thủ đô 400 km và TP.HCM gần 200 km trong vòng 12 năm tới là khó khả thi, nếu không muốn nói là bất khả thi về triển khai thực hiện cũng như huy động nguồn lực.

Từ kinh nghiệm thế giới để giải quyết vấn đề nêu trên, cả 2 thành phố cần nghiên cứu áp dụng mô hình TOD cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đảm bảo tính tổng thể, tầm nhìn dài hạn và phát triển đô thị bền vững, kết hợp giữa vai trò chủ đạo của Nhà nước với nguồn lực, sự sáng tạo khu vực tư nhân để tạo sức sống cho giao thông công cộng trở thành động lực thúc đẩy phát triển.

"Việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư tuyến đường sắt đô thị hiện nay là rất cần thiết. TOD là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó giao thông đô thị cho cả 2 thành phố. Không có lý do gì các quốc gia khác làm được mà ta lại không làm được. Một số vấn đề được nhận diện khi áp dụng mô hình TOD, đó là nhận thức về chiến lược, về hành lang pháp lý, về định hướng chiến lược quy hoạch và về cơ chế, chính sách", nam đại biểu nói.

Xây dựng chiến lược định hướng phát triển TOD phù hợp

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất, thời gian tới, Quốc hội cần chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến mô hình phát triển TOD trong Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật PPP, các quy định cũng như hành lang pháp lý có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ. Trong đó, xác định rõ quan điểm ưu tiên việc gắn sử dụng đất với phát triển giao thông công cộng bằng các công cụ lập, quản lý quy hoạch, thu hồi đất trước để phát triển TOD, thu hồi giá trị đất và bán sau khi khu vực phát triển. Quy định về các tiêu chí và chỉ tiêu quy hoạch xây dựng vị trí các nhà ga.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược định hướng phát triển TOD phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam; cho phép thí điểm loại hình này tại một số thành phố, trước mắt là một số tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM vừa làm vừa tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để hoàn thiện một chiến lược phát triển TOD hiệu quả và lâu dài.

Các đô thị đặc biệt cần nghiên cứu xây dựng ban hành nghị quyết chiến lược riêng về TOD, xem đây là 1 giải pháp trọng tâm ưu tiên phát triển đô thị bền vững. TOD phải được nhìn nhận trên góc độ tổng thể phát triển, tái phát triển đô thị, cấu trúc, tái cấu trúc đô thị, không chỉ nhìn nhận riêng rẽ từ góc độ lĩnh vực giao thông vận tải.

Đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị kết hợp quy hoạch mô hình TOD tại các khu vực nhà ga depot, trong đó xem xét, đánh giá kỹ lưỡng việc lựa chọn hướng tuyến, vị trí nhà ga depot, khu vực phố gắn với tái thiết hạ tầng đô thị, khu vực nội đô lịch sử gắn với bảo tồn, quy hoạch khai thác triệt để không gian ngầm khu vực nhà ga depot của các tuyến đường sắt đô thị trong khu vực nội đô lịch sử.

"Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào các dự án TOD theo tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", trong đó, đối với Thành phố Chí Minh thì xem xét đưa ngay vào Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 34, Thủ đô Hà Nội thì đưa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)", vị đại biểu Quốc hội đề xuất.

  • Cùng chuyên mục
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An

Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An

Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

Sự kiện - 13/06/2025 19:30

Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Sự kiện - 13/06/2025 12:55

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.

Sự kiện - 12/06/2025 14:41

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.

Sự kiện - 12/06/2025 11:31

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.

Sự kiện - 12/06/2025 06:45

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.

Sự kiện - 11/06/2025 19:10

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Sự kiện - 11/06/2025 14:07

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự kiện - 11/06/2025 06:45

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Sự kiện - 11/06/2025 06:44

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự kiện - 10/06/2025 10:13

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.

Sự kiện - 10/06/2025 08:25

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30