Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong thời kỳ mới

Nhàđầutư
Công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển thành phố. Ý thức được điều này, TP. Đà Nẵng đã và đang tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
THÀNH VÂN
01, Tháng 12, 2020 | 11:50

Nhàđầutư
Công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển thành phố. Ý thức được điều này, TP. Đà Nẵng đã và đang tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Công nghiệp hỗ trợ được xem là ngành sản xuất nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp linh kiện, phụ tùng và các quy trình kỹ thuật. Dù Đà Nẵng đã có những ưu đãi riêng để phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên, ngành này vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng.

Theo ông Phan Duy Phương, Giám đốc Công ty TNHH U&I Phương Quân cho biết, công nghệ hỗ trợ tại TP. Đà Nẵng hiện đang rất yếu và thiếu. Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí lớn tại Đà Nẵng cũng đang chịu thiệt thòi nhiều vì điều này, và đang phụ thuộc hầu như vào TP.HCM từ các linh kiện, phụ kiện, máy cân bằng cơ khí....

Tương tự, ông Bùi Lê Anh Hiếu, Giám đốc Công ty CP Long Hậu, Chi nhánh Đà Nẵng cho rằng, ngành công nghiệp phụ trợ tại Đà Nẵng đã có những tiến bộ nhất định, song vẫn còn chậm. Đa phần doanh nghiệp làm công nghiệp hỗ trợ là các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp trong nước rất ít, quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất các linh kiện đơn giản, giá trị thấp, chưa thực sự đáp ứng về năng lực đối với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu.

Theo số liệu từ Sở Công Thương Đà Nẵng, hiện toàn thành phố có khoảng 115 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chỉ chiếm khoảng 6,3% trong tổng số doanh nghiệp công nghiệp. Đa số các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ, rất nhỏ. Trong đó, từ năm 2016 đến nay, Đà Nẵng thu hút được 24 dự án công nghiệp hỗ trợ mới với tổng vốn đăng ký đạt hơn 9.000 tỷ đồng. 

124202019_372330370655104_649547604451361562_n

Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong thời kỳ mới.

Bà Nguyễn Thị Thúy Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, công nghiệp hỗ trợ tại Đà Nẵng chưa thực sự như mong muốn do số lượng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển trên địa bàn thành phố còn ít, nhất là khu vực doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế.

Để đón nguồn vốn đầu tư hậu COVID-19 đang có xu hướng dịch chuyển về khu vực Đông Nam Á, TP. Đà Nẵng đã ban hành chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Đà Nẵng sẽ phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả nước và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trên cơ sở huy động có hiệu quả nguồn lực từ các thành phần kinh tế, sẵn sàng đón dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó, Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp ưu tiên, tạo ra giá trị tăng thêm cao cho ngành công nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng bền vững.

Mục tiêu, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng về số lượng và năng lực, có khả năng tạo ra các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, tập trung vào các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như: linh kiện, phụ tùng, vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và các dịch vụ thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các ngành công nghiệp ưu tiên; thu hút được một số công ty, tập đoàn đa quốc gia sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh đầu tư vào Đà Nẵng để dẫn dắt, chuyển giao công nghệ, sửa dụng sản phẩm trung gian, tác động lan tỏa phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Cụ thể, đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ có trên 150 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ , trong đó có ít nhất 10% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; giá trị công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 30% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; thu hút ít nhất 01 công ty, tập đoàn đa quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

Đến năm 2030, Đà Nẵng có trên 300 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ít nhất 15% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; giá trị công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 40% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; trên mỗi lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thu hút ít nhất 01 công ty, tập đoàn đa quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

Đến năm 2045, gia tăng số lượng các công ty, tập đoàn đa quốc gia sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh đầu tư vào Đà Nẵng; tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp hỗ trợ vào giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tăng số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, cung ứng sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia và chuỗi giá trị toàn cầu.

Để đạt được những mục tiêu trên, Đà Nẵng sẽ tập trung vào 5 nhóm giải pháp: Đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển mạnh công nghiệp, ưu tiên công nghiệp hỗ trợ; Về công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng; Về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; Nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và liên kết phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ