Đà Nẵng đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế theo diễn biến dịch COVID-19

Nhàđầutư
Kinh tế Đà Nẵng đang đứng trước vô vàn khó khăn trong đại dịch COVID-19, nhưng vẫn có những tín hiệu khả quan khi nhiều quốc gia sẽ có vaccine ngừa COVID-19 trong năm 2021. Theo đó, kịch bản kinh tế thuận lợi nhất sẽ tăng trưởng khoảng 8,5-9%. 
THÀNH VÂN
26, Tháng 11, 2020 | 13:39

Nhàđầutư
Kinh tế Đà Nẵng đang đứng trước vô vàn khó khăn trong đại dịch COVID-19, nhưng vẫn có những tín hiệu khả quan khi nhiều quốc gia sẽ có vaccine ngừa COVID-19 trong năm 2021. Theo đó, kịch bản kinh tế thuận lợi nhất sẽ tăng trưởng khoảng 8,5-9%. 

Trên cơ sở dự báo tình hình trong nước và thế giới, UBND thành phố Đà Nẵng đã đề ra 3 kịch bản tương ứng với diễn biến của dịch bệnh. Kịch bản thứ nhất, Việt Nam nói chung và TP. Đà Nẵng nói riêng duy trì tốt việc khống chế, kiểm soát và không để bùng phát lại dịch bệnh COVID-19 từ cuối năm 2020 cũng như trong năm 2021.

Trong năm 2021, nhiều quốc gia sẽ có vaccine ngừa COVID-19 như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Việt Nam cũng sẽ có vaccine để tiêm phòng cho người dân. Hầu hết các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam và Đà Nẵng khống chế được dịch trong quý I/2021.

Đà Nẵng sẽ tập trung thực hiện quyết liệt và có hiệu quả nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống, kiểm soát dịch, vừa đẩy mạnh các hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế; nhanh chóng vực dậy du lịch, dịch vụ (khôi phục thị trường khách du lịch trong nước, mở lại đường bay và khôi phục các thị trường khách du lịch quốc tế từ hầu hết các quốc gia), thực hiện tốt thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy các công trình động lực.

Với tình huống này, ngay từ đầu năm 2021, kinh tế Đà Nẵng phục hồi nhanh, tốc độ tăng GRDP năm 2021 (giá so sánh 2010) đạt 8,5-9%, phấn đấu tổng giá trị tăng thêm của các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tương đương với kết quả năm 2019. 

96676394-0710

Đà Nẵng đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế theo diễn biến dịch COVID-19.

Theo đó, tốc độ tăng của dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 7-8%, 8-9%, 3-4%, trong đó, một số ngành sẽ phải tăng mạnh ở mức trên 20% như: vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống và trên 10% như: hoạt động dịch vụ khác và một số ngành công nghiệp khác do đã giảm khá sâu trong năm 2020.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8-9%; số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ đạt khoảng 7,5-8 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa khoảng 4,5-5 triệu lượt; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành tăng trên 150% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 8,5-9%, trong đó vốn đầu tư công do địa phương quản lý đạt khoảng 9.600 tỷ đồng.

Với kịch bản thứ 2, Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng duy trì tốt việc kiểm soát và không để bùng phát lại dịch bệnh COVID-19 từ cuối năm 2020 cũng như trong năm 2021.

Trong năm 2021, một vài quốc gia có vaccine ngừa COVID-19 và Việt Nam có vaccine song chưa được cung cấp đầy đủ để tiêm phòng cho người dân. Một số quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam và Đà Nẵng khống chế được dịch trong quý I/2021, một số quốc gia chỉ khống chế được dịch trong quý II/2021.

Đà Nẵng tập trung thực hiện quyết liệt và có hiệu quả nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống, kiểm soát dịch, vừa đẩy mạnh các hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế, trong đó từng bước vực dậy du lịch, dịch vụ (cơ bản khôi phục thị trường khách du lịch trong nước, mở lại đường bay và từng bước khôi phục các thị trường khách du lịch quốc tế), thực hiện tốt thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy các công trình động lực.

Với bối cảnh này, 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế thành phố phục hồi chậm, và bắt đầu tăng tốc từ quý III/2021. Tốc độ tăng GRDP năm 2021 (giá so sánh 2010) đạt trên khoảng 5-6%, tổng giá trị tăng thêm của các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng đạt thấp hơn năm 2019 và cao hơn năm 2018.

Theo đó, tốc độ tăng của dịch vụ; công nghiệp và xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 4-5%, 7-8%, 3-4%, trong đó, một số ngành sẽ phải tăng mạnh ở mức khoảng 10% như: vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động dịch vụ khác do đã giảm khá sâu trong năm 2020.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7-8%; số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ đạt khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa khoảng 4 triệu lượt; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành tăng trên 70% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư phát triển tăng khoảng 6%, trong đó vốn đầu tư công do địa phương quản lý đạt khoảng 9.240 tỷ đồng.

Kịch bản thứ 3 được đưa ra là Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động của các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam và thành phố Đà Nẵng; một số quốc gia và Việt Nam có vaccine ngừa COVID-19 song chưa được cung cấp đầy đủ để tiêm ngừa rộng rãi cho người dân.

Thành phố tập trung thực hiện quyết liệt và có hiệu quả nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống, kiểm soát dịch, vừa đẩy mạnh các hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế, nhưng du lịch, dịch vụ phục hồi chậm do phải cân nhắc, thận trọng trong việc mở rộng các dịch vụ phục vụ du lịch; tiếp tục thực hiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy các công trình động lực.

Theo đó, năm 2021, kinh tế thành phố vẫn phục hồi chậm, chỉ có thể tăng tốc từ quý IV/2021. Tốc độ tăng GRDP năm 2021 (giá so sánh 2010) đạt khoảng 3-3,5%, tổng giá trị tăng thêm của các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng đạt xấp xỉ năm 2018. Theo đó, tốc độ tăng của dịch vụ; công nghiệp và xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 2-3%, 5-6%, 3-4%, trong đó, hầu hết các ngành đều tăng trưởng ở mức thấp, một số ngành có thể tiếp tục tăng trưởng âm do chưa thể phục hồi và tiếp tục nhận tác động tiêu cực từ COVID-19.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 6-7%; số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ đạt khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó hầu hết là khách nội địa; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành tăng 7-10% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 3-4%, trong đó vốn đầu tư công do địa phương quản lý đạt khoảng 9.000 tỷ đồng.  

Theo UBND TP. Đà Nẵng, thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống, kiểm soát đại dịch vừa đẩy mạnh các hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế. Năm 2021, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đa dạng hóa các hình thức kết nối nhà đầu tư, thu hút dòng vốn đầu tư chuyển dịch đến Việt Nam từ các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn. Bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo công nghệ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ