Đà Nẵng sẽ trở thành "thỏi nam châm" thu hút nhà đầu tư năng lượng mặt trời

Nhàđầutư
Với nhiều tiềm năng phát triển, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung đang là địa điểm thu hút các nhà đầu tư ngành năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, việc đầu tư vào khu vực miền Trung và Đà Nẵng cũng cần tính toán kỹ, bởi khu vực này thường xuyên có bão mạnh.
PHƯỚC NGUYÊN
25, Tháng 11, 2020 | 14:31

Nhàđầutư
Với nhiều tiềm năng phát triển, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung đang là địa điểm thu hút các nhà đầu tư ngành năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, việc đầu tư vào khu vực miền Trung và Đà Nẵng cũng cần tính toán kỹ, bởi khu vực này thường xuyên có bão mạnh.

Theo ông Hoàng Minh Long, Giám đốc công ty Long Tech, Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung đang có nhiều tiềm năng để phát triển ngành năng lượng mặt trời, bởi khu vực này được đánh giá có lượng bức xạ tương đối cao. 

Bên cạnh đó, khu vực miền Trung ít bị núi bao phủ và sự chênh lệch giữa ngày và đêm không cao. Vì vậy, việc đầu tư ngành năng lượng mặt trời tại khu vực này đang có chiều hướng gia tăng.

“Công ty tôi cũng đang thực hiện một số dự án tại khu vực miền Trung, đem lại hiệu quả cao. Qua đó, tôi nhận thấy ngành năng lượng mặt trời tại khu vực này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Đồng thời, các khu vực như Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Nguyên đang đối mặt với việc quá tải hệ thống điện mặt trời. Do đó, các tỉnh miền Trung và Đà Nẵng đang là điểm lý tưởng, để giảm tải cho các khu vực trên”, ông Hoàng Minh Long nhận định. 

dien-mat-troi-2307

Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung đang là điểm thu hút các nhà đầu tư năng lượng mặt trời. Ảnh BQL dự án NLMT Đà Nẵng

Ông Long cho biết thêm, ngoài các chính sách được nhà nước hỗ trợ, mạng lưới điện tại khu vực miền Trung và Đà Nẵng rất ổn định. Đây là một lợi thế để khu vực phát triển hệ thống năng lượng mặt trời. Cùng với đó, Đà Nẵng còn có một số khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà của các công xưởng, điều này góp phần vào việc giảm tải nguồn điện lưới quốc gia.

“Đây còn có thể coi là ngành đầu tư điện mặt trời, trong đó đối tượng sử dụng không chỉ phục vụ cho tổ chức, cá nhân mà còn có thể bán điện lại cho nhà điện”, Giám đốc công ty Long Tech nói.

Đồng quan điểm với ông Hoàng Minh Long, ông Đỗ Trung Kiên, Giám đốc Công ty Jinko Solar cho hay, ngoài điều kiện tự nhiên, miền Trung và Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ từ nhà nước để phát triển điện mặt trời tốt, trong đó, việc phát triển năng lượng mặt trời cũng được Đà Nẵng ưu tiên.

Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi, việc đầu tư vào khu vực miền Trung và Đà Nẵng cũng có một số khó khăn, khi khu vực này thường xuyên có bão mạnh. Điều đó đòi hỏi các nhà đầu tư cũng cần tính toán để đảm bảo việc đầu tư hiệu quả.

“Các nhà thầu nên có biện pháp để đảm bảo an toàn cho các tấm pin mặt trời tại khu vực này. Trong đó, các nhà thầu phải tăng cường lắp đặt giá đỡ chịu lực để chống lại các luồng gió giật mạnh”, ông Đổ Trung Kiên cho hay.

Giám đốc Công ty Jinko Solar cũng cho biết thêm, để phát triển mạnh mạng lưới điện mặt trời tại địa phương, Đà Nẵng cần đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích người dân hiểu rõ mặt tích cực của điện mặt trời để mạnh dạn đầu tư. 

Theo số liệu khảo sát từ hội thảo tổng kết dự án phát triển năng lượng mặt trời, tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, bức xạ mặt trời trung bình hằng năm tại Đà Nẵng là 4,8kWh/m2/ngày, trong đó lượng bức xạ mặt trời cao nhất vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, số giờ nắng của thành phố Đà Nẵng đạt xấp xỉ 2.100 giờ/năm.

Hiện nay, có ba loại bình điện mặt trời là: Điện mặt Trời trên mặt đất; Điện mặt trời trên mặt nước, Điện mặt trời trên mái nhà.

Theo đó, đối với điện mặt trời trên mặt đất, thành phố Đà Nẵng có diện tích không lớn nên khả năng đất trống để lắp đặt loại hình này khó khả thi. Theo đó, đối với điện mặt trời trên mặt đất, Đà Nẵng sẽ phát triển theo hướng kết hợp với đất sản xuất và trên các khu đất trống không có giá trị phát triển kinh tế, như: kết hợp trang trại nông nghiệp công nghệ cao với năng lượng mặt trời áp mái nhằm tăng giá trị khai thác trên cùng một diện tích đất; lắp đặt điện mặt trời gắn với phát triển nông nghiệp tại các khu vực mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Hoà Vang sau khi đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường.

Đối với điện mặt trời trên mặt nước, TP. Đà Nẵng có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra còn có 25 đập dâng thuỷ lợi, 19 hồ chứa nước thuỷ lợi, nhiều hồ nhân tạo, hồ xử lý nước thải và diện tích mặt nước vùng biển gần bờ, mặt sông lớn nên có khả năng phát triển được loại hình này.

Đối với điện mặt trời trên mái nhà, theo số liệu đo đạc tính toán của Ngân hàng thế giới (WB), tiềm năng lý thuyết về tổng diện tích khả dụng lắp đặt điện mặt trời áp mái là 1.285km2, với tổng 1.140MW, điện năng tạo ra hằng năm là 3.088.135 MWh. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ